Phân tích nghĩa tình thái của câu đặc biệt thán từ

Một phần của tài liệu Tình thái trong câu đặc biệt, câu tỉnh lược và câu dưới bậc (Trang 80 - 83)

CHƯƠNG 2. NGHĨA TÌNH THÁI CỦA CÂU ĐẶC BIỆT

2.3. NGHĨA TÌNH THÁI CÂU ĐẶC BIỆT THÁN TỪ

2.3.2. Phân tích nghĩa tình thái của câu đặc biệt thán từ

Trong bốn kiểu nghĩa tình thái đƣợc đề cập trong phần lí luận của đề tài thì câu đặc biệt thán từ thường biểu thị những ý nghĩa tình thái như sau:

a. Tình thái của hành động n i

Câu đặc biệt thán từ biểu thị hành động ngôn ngữ trực tiếp là gọi đáp hoặc biểu hiện cảm xúc. Thông qua các thán từ cấu thành câu đặc biệt, hành động ngôn ngữ đƣợc biểu hiện một cách trực tiếp.

(144) - (Cậu bé vấp phải h n đá): Á !

Ở ví dụ trên, “Á ” là tiếng thốt ra biểu lộ cảm giác đau đột ngột. Ngay khi phát ngôn “Á ” phát ra, mục đích của người nói đồng thời được thể hiện một cách rõ ràng.

Hoặc trong trường hợp sau:

(145) Chao ! Trăng đến r m thì trăng tr n

Thái độ xúc động đột ngột của chủ thể đƣợc bộc lộ cùng lúc với phát ngôn “Chao ”

Với câu đặc biệt thán từ dùng đề gọi – đáp thì ngay khi gọi – đáp bằng thán từ, hành động ngôn ngữ đã đƣợc thực hiện. Chẳng hạn nhƣ:

(146) Ê ! Lại đây ta bảo

Khi người nói sử dụng thán từ “ê” để tạo lập phát ngôn, hành động gọi một cách trống không đã đƣợc diễn ra.

Ngoài ra, câu đặc biệt thán từ còn thể hiện nghĩa tình thái của hành động nói thông qua phương tiện đặc thù của kiểu câu phân loại theo mục đích nói.

Như chúng tôi đã chỉ ra trong phần phương tiện ngữ pháp. Hành động ngôn trung của câu đặc biệt thán từ cảm thán hướng đến là hành động bộc lộ cảm xúc. Các sắc thái cảm xúc có thể rất đa dạng, từ ngạc nhiên, ngỡ ngàng, vui mừng, khen ngợi,…đến đau đớn, tức giận, phẫn nộ…

b. Tình thái liên cá nhân

Tình thái liên cá nhân trong câu đặc biệt thán từ thể hiện thái độ, tình cảm, mối quan hệ giữa người nói với người nghe thông qua các thán từ hô gọi: vâng, dạ, ừ, a, hỡi, này Thông qua đó, nghĩa tình thái liên cá nhân biểu đạt nhƣ sau:

Thái độ kính trọng của người nói với người nghe thường được thể hiện thông qua các thán từ hô gọi: bẩm, kính, thƣa, dạ…

(147) Cụ đương nói dở, đ ng sau b ng có tiếng chân chạy thình thịch.

Một tên nhà bếp tiến lại ph a trước án thư với sắc mặt xám mét. Cụ Nghè ngạc nhiên và h i:

- Mày muốn nói gì?

- Bẩm cụ...

Nói được hai tiếng, đứa nhà bếp lại đứng thừ ra, đầu lưỡi ngập ngừng, dường như không dám nói nữa. (Ngô Tất Tố, Trong rừng nho)

Trong khi đó, câu đặc biệt cấu thành từ các thán từ ơi, hỡi… biểu thị thái độ thân mật trong quan hệ giữa người nói với người nghe, thường là bạn bè nhƣ:

(148) - Lan ơi - Ơi ! Mình đây

Thái độ trịch thượng, coi thường của người nói đối với người nghe cũng được thể hiện một cách rõ ràng:

(149) Tôi v ng ra sau lưng th ng Dưa, đập tay lên vai nó:

- Nè ! (Nguyễn Nhật Ánh, Tôi thấy hoa vàng trên c xanh) c. Tình thái chủ quan

Tình thái chủ quan được thể hiện qua thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự việc đƣợc nêu ra trong câu.Trong các nét nghĩa tình thái chủ

quan, câu đặc biệt thán từ chủ yếu tập trung thể hiện thái độ, trạng thái tâm lí, tình cảm của người phát ngôn.

(150) Thấy anh hạ giọng, C c Hương bất giác cũng thì thào:

- Tụi này là học trò thầy Gia!

- A! - Vân reo lên, cặp mắt anh long lanh.

(Nguyễn Nhật Ánh, Buổi chiều Windows) Tiếng reo của người nói (Vân) đã thể hiện sự vui mừng, phấn khởi của nhân vật mà không cần sử dụng thêm các từ ngữ miêu tả.Trong khi đó, câu đặc biệt thán từ trong ví dụ dưới đây lại thể hiện thái độ sửng sốt, sợ hãi không dám nhận lời đề nghị từ người khác.

(151) Sau một l c đắn đo, anh nói với ba Hùng quăn:

- Hay là... như thế này. Tôi đề nghị bác để cho em Hùng ở đây với tôi.

Đem về dưới quê sợ việc học tập của em bị dở dang. Đợi đến kết th c năm học, bác hẵng đón em về.

Ba Hùng quăn gi y nảy: - Ấy chết! Nó ở với thầy làm sao được! Thầy c n có gia đình, lại còn dạy học dạy hành! (Nguyễn Nhật Ánh, Nữ sinh)

Theo phân tích của tác giả Nguyễn Thị Lương thì tình thái chủ quan có nhiều biểu hiện khác nhau, tuy nhiên câu đặc biệt thán từ thường biểu thị nét nghĩa tình thái là thể hiện thái độ, tâm lí, tình cảm của người nói. Bản thân các thán từ đã hàm chứa ý nghĩa về trạng thái tâm lí, tình cảm cho nên khi đứng độc lập thành câu, câu đặc biệt là phương tiện biểu thị tình thái chủ quan một cách trực tiếp. Khi bộc lộ tình thái chủ quan, câu đặc biệt thán từ có thể biểu đạt trọn vẹn ý mà không cần đến sự hỗ trợ của các câu kèm theo.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Tình thái trong câu đặc biệt, câu tỉnh lược và câu dưới bậc (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)