CHƯƠNG 3. NGHĨA TÌNH THÁI CỦA CÂU DƯỚI BẬC
3.2. NGHĨA TÌNH THÁI CỦA CÂU DƯỚI BẬC TƯƠNG ĐƯƠNG TRẠNG NGỮ
Câu dưới bậc tương đương trạng ngữ còn gọi là câu dưới bậc tương đương gia ngữ bậc từ - bậc câu.
3.2.1. Các dấu hiệu biểu thị nghĩa tình thái của câu dưới bậc tương đương t ạng ngữ
Trạng ngữ hay còn đƣợc gọi là thành phần tình huống, bổ sung các ý nghĩa về thời gian, địa điểm, mục đích, nguyên nhân, cách thức, phương tiện, điều kiện... cho sự tình được đề cập đến trong câu. Thông thường trạng ngữ đi kèm với kết cấu chủ vị của câu và và tách biệt bằng ngữ điệu khi nói, trợ từ
“thì” hoặc dấu phẩy khi viết. Đồng thời, các ý nghĩa thời gian, địa điểm, mục đích… hầu hết hiển thị thông qua các thực từ và ít đi kèm với các từ biểu thị tình thái.Vì vậy đối với câu dưới bậc tương đương trạng ngữ, hệ thống các phương tiện biểu thị tình thái không phong phú như ở các dạng câu khác.
a. Các phương tiện từ vựng
Kết quả khảo sát cho thấy nhóm 7(các tiểu từ tình thái cuối câu) và nhóm 9(các trợ từ) thường xuất hiện trong câu dưới bậc trạng ngữ.
- Các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp đặc ngữ (idiom) tương đương:
à, ư, nhỉ, nhé, thôi, chứ, đi, mất, thật, cũng nên, lại c n, thì chết,
(172) Thôi có khách vào kìa, mọi người ra bán hàng đi. Nhẹ nhàng và lịch sự nhé. (Võ Thị Xuân Hà, Năm hai ngàn lẻ x)
(173) Giờ này mà nó chưa đến. Muộn thì chết !
Tiểu từ tình thái cuối câu thường xuất hiện trong câu dưới bậc tương đương trạng ngữ chỉ nguyên nhân hoặc cách thức, tình huống. Trong những trường hợp đó, tiểu từ cuối câu hàm chứa đánh giá chủ quan của người nói với sự việc trong câu. Tiêu điểm thông tin lúc này không nằm ở nòng cốt câu mà tập trung ở thành phần trạng ngữ. Cũng vì lẽ đó, trạng ngữ đƣợc tách biệt khỏi khung câu mà định hình câu dưới bậc độc lập về hình thức. Như ở ví dụ (172), “nhẹ nhàng và lịch sự” là lời nhắc nhở của cô chủ quán trí thức dành cho nhân viên của mình và cũng là cung cách phục vụ của tiệm tranh. Tiểu từ tình thái xác lập ở người nghe rằng “nhẹ nhàng và lịch sự nhé” là định hướng, là lời nhắc quan trọng hơn cả thông tin thông báo đi phía trước.
Dĩ nhiên, tiểu từ tình thái cuối câu kết hợp với câu dưới bậc trạng ngữ xuất hiện không nhiều trong văn học cũng nhƣ một số loại hình văn bản khác.Tuy nhiên, sự kết hợp này lại tạo ra những biểu hiện nghĩa tình thái vô cùng sâu sắc, bộc lộ hiệu quả mục đích hướng tới của chủ thể phát ngôn.
- Các trợ từ: đến, những, m i, cả, ch nh, đ ch thị và đ , mới, chỉ
Trợ từ thường đi kèm với từ ngữ trong câu để nhấn mạnh nội dung biểu thị ở từ ngữ đó. Vì lẽ đó, khi kết hợp với trợ từ, câu dưới bậc tương đương trạng ngữ thường bộc lộ nghĩa tình thái rõ rệt hơn so với các kiểu nghĩa khác.
(174) Đã mười giờ. Cô đợi hắn 2 tiếng đồng hồ rồi.
(175) Mẹ thường thở dài. Ngay cả trong giấc mơ.
Trợ từ thường xuất hiện trong các câu dưới bậc đóng vai trò trạng ngữ chỉ thời gian. Kết hợp với trợ từ, trạng ngữ thời gian hầu nhƣ mang sắc thái tâm lí chủ quan của người nói. Mười giờ không còn là thời gian vật lí trong ví dụ (174) khi đi kèm với trợ từ “đã”. Ở ví dụ (175), chủ thể phát ngôn cũng thể hiện đánh giá chủ quan khi nghĩ rằng giấc mơ chỉ có nét nghĩa tích cực, không buồn đau, không thở dài, và vì thế “ngay cả” xuất hiện nhƣ một bao hàm bất thường, một phạm vi “thở dài” không hạn chế nằm ngoài suy nghĩ của người nói. Như vậy, nghĩa sự tình của ngữ liệu thời gian hoàn toàn trong câu dưới bậc trạng ngữ gần nhƣ bị biến đổi bởi những trợ từ mang nghĩa tình thái chủ quan.
b. Các phương tiện ngữ pháp
Câu dưới bậc trạng ngữ là câu với đầy đủ các dấu hiệu về hình thức. Nhưng tiểu lại câu dưới bậc này vẫn gắn liền với chức năng bổ sung ý nghĩa nào đó về thời gian, địa điểm, mục đích, nguyên nhân, cách thức, phương tiện cho câu mà nó phụ thuộc. vì vậy, cấu trúc thức trong câu dưới bậc trạng ngữ hầu nhƣ chỉ tồn tại ở hai dạng thức chính là cấu trúc thức khẳng định và phủ định.
- Câu dưới bậc trạng ngữ sử dụng cấu trúc thức khẳng định
Đa phần ngữ liệu chúng tôi khảo sát được về câu dưới bậc trạng ngữ sử dụng cấu trúc thức khẳng định. Thức khẳng định là dạng cấu trúc có sự tương thích với khả năng bổ sung ý nghĩa của thành phần trạng ngữ.
(176) Ba bốn giờ chiều mới bắt đầu, nhưng quan bắt đến huyện từ 12 giờ trưa. Để ngài điểm.(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)
(177)Em yêu anh. Tuyệt vọng và rồ dại.
(Nguyễn Việt Hà, Cơ hội của Chúa)
(178) Bến Gòn. Đầu trống canh tƣ. Sáu người thợ mộc ăn uống ở nhà no nê rồi như lũ thợ cày, đang ngồi bó gối chờ đợi trên những tảng đá sống trâu trơn lạnh. (Nguyễn Tuân, Trên đỉnh non Tản)
- Câu dưới bậc trạng ngữ sử dụng cấu trúc thức phủ định
Cấu trúc thức phủ định không đƣợc sử dụng phổ biến nhƣ thức khẳng định tuy nhiên với khả năng phủ nhận vấn đề một cách mạnh mẽ, không ít trường hợp thức khẳng định được sử dụng và chuyển tải nghĩa tình thái của câu dưới bậc trạng ngữ một cách hiệu quả.
(179)Tôi không thể đủ sức ở lại Hà Nội nữa. Tôi phải đi đây. Đi rất xa.
(Nguyễn Việt Hà, Cơ hội của Chúa)
3.2.2. Phân tích nghĩa tình thái của câu dưới bậc tương đương t ạng ngữ
Trạng ngữ vốn dĩ là thành phần bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu và gắn liền với khung câu. Tuy nhiên khi chủ thể phát ngôn tách biệt thành phần trạng ngữ thành một câu với đầy đủ dấu hiệu hình thức và tƣ cách tồn tại trong văn bản thì trọng lƣợng các thành tố nghĩa của câu có nhiều thay đổi, nghĩa tình thái đƣợc xác lập rõ ràng và đóng vai trò quan trọng trong quan hệ với câu đi trước mà nó phụ thuộc.
Do đặc trưng chức năng của câu dưới bậc tương đương trạng ngữ nên nghĩa tình thái trong câu dưới bậc tương đương trạng ngữ hầu như tập trung ở loại nghĩa tình thái khách quan. Tình thái khách quan của câu dưới bậc trạng ngữ thể hiện đánh giá, nhận xét mang tính khách quan nhằm bổ sung nghĩa cho nội dung sự tình được đề cập đến trong câu đi trước. Tình thái khách quan bao gồm cả khẳng định và phủ định nhƣng chiếm phần lớn là khẳng định.
- Tình thái khẳng định
Tình thái khẳng định hay nói chính xác hơn là tình thái khẳng định mang tính khách quan là sự thừa nhận, xác nhận sự việc nêu trong câu là đúng, là có
thực trong thực tế khách quan. Câu dưới bậc trạng ngữ với cấu trúc thức khẳng định biểu thị khá rõ ý nghĩa tình thái.
(180)Tiếng anh Brôi nói, trầm tĩnh:
- Tnú, Tnú. Tỉnh dậy chưa Đây này, ch ng tôi giết hết rồi. Cả mười đứa, đây này Bằng giáo, bằng mác. Đây này
(Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu)
Trong ví dụ trên, câu dưới bậc “B ng giáo, b ng mác” đóng vai trò trạng ngữ chỉ phương tiện cho thông báo của anh Brôi về việc dân làng đã giết chết mười tên giặc mà còn là sự trấn an Tnú. Đó còn là lời khẳng định chắc chắn rằng với những vũ khí dù thô sơ dân làng Xôman cũng có thể đứng lên đánh bại quân thù, lời khẳng định trên đƣợc tách riêng thành câu nên mang sắc thái đanh chắc, rõ ràng là sự xác nhận mang tính khách quan.
(181) - Cu Tị: Cậu làm gì thế?
- Cái Gái: Cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo vậy.Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi…
(Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba, da hàng thịt)
Ở ví dụ (181) thì câu dưới bậc đóng vai trò trạng ngữ chỉ thời gian. “M i m i” là thời gian “cây nối nhau lớn khôn” đó là sự việc hoàn toàn đúng theo thực tế, điều đó hoàn toàn đúng theo thực tế phát triển của sinh vật xƣa nay.
Câu dưới bậc này là một sự khẳng định có căn cứ cho nội dung được để cập ở câu đi trước mà nó phụ thuộc.
- Tình thái phủ định
Tình thái phủ định khách quan trong câu dưới bậc trạng ngữ mang nghĩa tình thái phủ định miêu tả. Phủ định miêu tả là kể lại, sự việc, hiện tƣợng nào đó không mang đặc trƣng X (hay Y). Tình thái phủ định gần nhƣ ít xuất hiện trong câu dưới bậc trạng ngữ, chỉ có một số trường hợp biểu thị cách thức hoặc miêu tả mục đích mang tính khách quan nhƣ:
(182)Tôi không thể đủ sức ở lại Hà Nội nữa.Tôi phải đi đây.Đi rất xa.
Không mục đích, hông lối thoát. (Nguyễn Việt Hà, Cơ hội của Chúa)
Các phương tiện biểu thị tình thái trong câu dưới bậc trạng ngữ tuy không phong phú nhƣ các loại câu khác nhƣng cũng xác lập đƣợc những biểu thị nghĩa tình thái tương đối rõ ràng, thể hiện đặc trưng của tiểu loại câu này.