Các dấu hiệu biểu thị nghĩa tình thái của câu tỉnh lƣợc chủ ngữ

Một phần của tài liệu Tình thái trong câu đặc biệt, câu tỉnh lược và câu dưới bậc (Trang 101 - 105)

CHƯƠNG 4. NGHĨA TÌNH THÁI CỦA CÂU TỈNH LƯỢC

4.1. NGHĨA TÌNH THÁI CỦA CÂU TỈNH LƢỢC CHỦ NGỮ

4.1.1. Các dấu hiệu biểu thị nghĩa tình thái của câu tỉnh lƣợc chủ ngữ

- Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ: đã, đang, từng, vừa…

Câu tỉnh lược thành phần chủ ngữ thường do một ngữ vị từ cấu thành, trong đó có thể bao gồm một phó từ làm thành phần phụ. Các phó từ làm thành phần phụ không chỉ thể hiện ý nghĩa về thời gian xuất hiện, tồn tại, tiêu biến của vị từ trung tâm trong ngữ vị từ mà nó đi kèm mà còn thể hiện ý nghĩa đánh giá của chủ thể phát ngôn về sự tình đƣợc đề cập đến trong câu:

(204) Côn càng sợ hơn, rón rén bước vào, sẵn sàng chịu mắng hoặc chịu phạt roi. Nhưng không ngờ ông Sắc lại ngẩng đầu lên h i như thường lệ:

- Đã về đấy hả? Thôi rửa mặt mũi, chân tay rồi ăn cơm.

(Hồ Phương, Cha và con) (205) - Nhớ sao không về thăm?

- Mới mười hai tuổi, hông dám đi một mình

(Nguyễn Ngọc Tƣ, C xanh) (206) Cậu h i:

- Cha ơi, cha con ta đang đi tới địa phương nào đây, thưa cha?

Ông Sắc đáp:

- Đang ở địa phận của trấn Sơn Nam con ạ.(Hồ Phương, Cha và con) Ở ví dụ (204), thay vì hỏi “Con về đấy hả”, chủ thể phát ngôn lƣợc bỏ chủ ngữ và đặt từ “đ ” đứng đầu câu. Lúc này, “đ ” không chỉ biểu thị trạng thái của sự tình diễn ra trước thời điểm nói mà còn tập trung trọng tâm của cả

câu nhằm biểu thị đánh giá của người nói về thời gian sự tình diễn ra muộn hơn so với bình thường. Hay ở ví dụ (205), trả lời một lí do cho câu hỏi “Nhớ sao không về thăm” là hai thông tin “mười hai tuổi” và “không dám đi một mình” tuy nhiên hai thông tin này hoàn toàn không có khả năng liên kết logic và hàm chứa đánh giá của chủ thể nếu không có phó từ “mới”. Chỉ phó từ

“mới” đã gánh gần nhƣ toàn bộ trọng lƣợng nghĩa của câu, “mới” là đánh giá chủ quan về đối tƣợng của câu, cô bé đó còn nhỏ lắm, còn chƣa hội tụ đủ khả năng để xoay sở, để tìm về quê hương bản quán.

- Các thán từ: ôi, eo ôi, chao ôi, ồ…

Trong hội thoại cũng như trong các đối thoại thường ngày, câu tỉnh lược thành phần chủ ngữ xuất hiện khá nhiều và đa phần trong số đó xuất hiện thán từ đi kèm. Thán từ là công cụ giúp chủ thể phát ngôn bộc lộ tình thái với vị từ trong câu nói riêng và sự tình đƣợc đề cập đến trong giao tiếp nói chung.

(207) Thầy tướng h i:

- Chị tuổi gì nhỉ?

- Dạ, tuổi Dần.(Phạm Đức Thỏa, Cầm tinh hai con vật) (208) - Cô tên gì nhỉ?

- Dạ Tươi. Ông nội con tên Tương, ba con tên Lai, hai chị em con là Tươi Sáng. (Nguyễn Ngọc Tƣ, Ngọn đèn không tắt)

(209) - Vải hôm nay bán mấy ?

- Kém ba xu, dì ạ ! (Nam Cao, Chí Phèo)

Khác với các dạng câu đơn đặc biệt khác, thán từ trong câu tỉnh lƣợc chủ ngữ thường nhằm mục đích bộc lộ tình thái liên cá nhân của người phát ngôn với người tiếp nhận. Đối với kiểu tình thái này, dù câu có rút gọn đến mức độ tối giản thì vẫn tồn tại thán từ biểu thị tình thái, đặc biệt là trong các cuộc giao tiếp mà đối tƣợng có sự chênh lệch về tuổi tác, địa vị xã hội…

- Các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp đặc ngữ tương đương: à, ư, nhỉ, nhé, thôi, mất, thật, cũng nên, lại còn…

Tiểu từ tình thái cuối câu xuất hiện ngay sau trung tâm cú pháp biểu thị thông tin sự tình chính yếu của câu tỉnh lƣợc chủ ngữ. Vì trung tâm cú pháp của loại câu này thường là vị từ cho nên tiểu từ tình thái cuối câu là phương tiện từ vựng xuất hiện với tần suất khá lớn:

(210) - Cha đi đâu?

- Đi đâu cũng đƣợc. (Hồ Biểu Chánh, Cha con nghĩa nặng) (211)"Xí" xong tới phiên Cẩm Phô h i tôi [ ]

- Mười phút mà lâu gì?

- Lâu chứ. (Nguyễn Nhật Ánh, Trại hoa vàng)

Tiểu từ tình thái trong câu tỉnh lược chủ ngữ thường biểu thị rất rõ thái độ chủ quan của người nói về nội dung sự tình được để cập đến trong câu. Ví dụ (210), (211) là minh chứng cho điều đó. Tiểu từ “cũng đƣợc” biểu thị thái độ dễ dàng chấp nhận, không bận tâm nhiều đến nội dung của vị từ đi trước.

Trong khi đó, ở ví dụ (211), tiểu từ “chứ” lại là thái độ xác nhận một cách chắc chắn về vị từ “lâu”, một sự biểu thị chủ tình thái chủ quan rõ rệt.

- Các trợ từ: đến, những, mỗi, nào, ngay, cả, chính, đích thị, chính…

Trợ từ biểu thị nhận xét, đánh giá chủ quan của người nói về sự tình được nêu ra trong câu. Vì lí do đó cho nên khi tỉnh lƣợc chủ ngữ, trợ từ vẫn tồn tại trong câu tỉnh lược và giúp người nói bộc lộ cái tôi cá nhân mà không cần thông tin về chủ thể phát ngôn tường minh trên văn bản. Lúc bấy giờ trợ từ không chỉ là thành phần bổ trợ mà đóng vai trò thành phần mang thông tin mới, thông tin cần yếu của câu tỉnh lƣợc.

(212)Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng…

(Lí Lan, Cổng trường mở ra)

(213) - Em đói chưa?

- Hơi đ i. (Nguyễn Việt Hà, Cơ hội của Ch a)

Ở ví dụ (212), “cứ” biểu thị ý nhấn mạnh thêm cho trạng thái của người mẹ, trạng thái đó mang tính cá nhân và đƣợc khẳng định đanh chắc là diễn ra trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào. Trường hợp (213) thì trợ từ lại mang nghĩa tình thái ở một sắc thái khác, thể hiện đánh giá chủ quan của người nói về sự tình đƣợc đề cập đến của vị từ.

b. Các phương tiện ngữ pháp

Cấu trúc thức là phương tiện ngữ pháp tồn tại hiển nhiên trong câu để biểu thị tình thái. Tuy nhiên đặc trƣng câu mang tính tối giản về mặt thông tin nên cấu trúc thức không biểu thị rõ ý nghĩa tình thái mà chỉ góp phần làm phương tiện bổ trợ để tạo nên nghĩa tình thái chung cả câu.

Cấu trúc thức khẳng định có tần số xuất hiện lớn nhất :

(214) M i đảng viên cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch. (Hồ Chí Minh, Di chúc)

(215) - Vậy không thương Út Thà sao?

- Thương. Thương thiệt. (Nguyễn Ngọc Tư, Lí con sáo sang sông) (216)- Chính vì thế Và đây, em h y gắng trả lời tôi từng câu nhé.

Một: voi ở núi hay ở biển?

- Dạ, ở núi.

- Ngựa ở núi hay ở biển?

- Dạ, ở núi.

- Gà ở núi hay ở biển?

- Dạ, cũng ở núi.[…] (Hòa Vang, Sự t ch ngày đẹp trời)

Cấu trúc thức khẳng định trong câu tỉnh lược chủ ngữ bổ trợ cho phương tiện từ vựng biểu thị thái độ chắc chắn, xác định về nội dung sự tình. Các loại cấu trúc thức khác cũng đóng vai trò biểu thị tình thái trong câu tỉnh lƣợc chủ

ngữ, tuy nhiên tần số xuất hiện không lớn. Chúng tôi có thể đƣa ra một số ngữ liệu về các loại cấu trúc thức khác nhằm chứng minh cho tính đa dạng của cấu trúc thức và nghĩa tình thái trong loại câu này:

(217) Th ng Thành, con Thủy đâu?

Ch ng tôi giật mình, l u r u dắt nhau đứng dậy.

Đem chia đồ chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con b p bê) (218) - Sao rồi Xuyến?– Tiếng Vân vang lên từ phía sau – Máy chạy tốt không?

Xuyến liếm môi:

- Dạ, tốt lắm! (Nguyễn Nhật Ánh, Buổi chiều Windows)

(219) Những l c đó, Hà Lan hốt hoảng chạy lại. Nó đỡ tôi dậy và sờ lên trán tôi, lo lắng h i:

- Ngạn té đau không?

Tôi đau đến buốt óc nhưng cố ra vẻ thản nhiên:

- Không đau. (Nguyễn Nhật Ánh, Mắt biếc)

Tình thái khách quan hay chủ quan đều có thể đƣợc chủ thể phát ngôn biểu thị thông qua cấu trúc thức. Chúng tôi sẽ phân tích cụ thể hơn trong sự kết hợp với từ vựng ở mục tiếp theo.

Một phần của tài liệu Tình thái trong câu đặc biệt, câu tỉnh lược và câu dưới bậc (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)