Các dấu hiệu biểu thị tình thái của câu dưới bậc tương đương bổ ngữ

Một phần của tài liệu Tình thái trong câu đặc biệt, câu tỉnh lược và câu dưới bậc (Trang 83 - 87)

CHƯƠNG 3. NGHĨA TÌNH THÁI CỦA CÂU DƯỚI BẬC

3.1. NGHĨA TÌNH THÁI CỦA CÂU DƯỚI BẬC TƯƠNG ĐƯƠNG BỔ NGỮ

3.1.1. Các dấu hiệu biểu thị tình thái của câu dưới bậc tương đương bổ ngữ

Nhƣ đã đề cập trong phần lí luận, chúng tôi chỉ liệt kê và phân tích các phương tiện biểu thị tình thái có dấu hiệu rõ nét trong những ngữ cảnh cụ thể.

Hệ thống phương tiện của các tác giả được chúng tôi áp dụng một cách linh hoạt chứ không khiên cưỡng trong tất cả các trường hợp. Trong chương này, chúng tôi chỉ đi vào hai nhóm phương tiện từ vựng và ngữ pháp.

Câu dưới bậc tương đương bổ ngữ được dùng theo quan điểm của tác giả Diệp Quang Ban trong Ngữ pháp Việt Nam – Phần câu, tức đƣợc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả tân ngữ. Theo Diệp Quang Ban : „„Bổ ngữ là thành phần phụ b ng thực từ đi kèm vị từ để chỉ cái đối thể chịu tác dụng trực tiếp hay gián tiếp của đặc trưng chủ thể nêu ở vị từ, hoặc chỉ các chủ thể gắn liền với đặc trưng nêu ở vị từ và đứng sau vị từ, hoặc chỉ các đặc trưng phụ thêm vào đặc trưng nêu ở vị từ. Sự xác định và phân loại bổ ngữ cho đến nay chủ yếu dựa vào mức độ vị từ đ i h i phần bổ sung nghĩa cho mình. Theo đó, bổ ngữ được xác định dựa trên mối quan hệ trực tiếp với vị từ, hay nói cách khác, bổ ngữ tồn tại do nội dung từ vựng của vị từ đ i h i để cho nó được trọn nghĩa.”

Thực tế các khảo sát của chúng tôi cho thấy trong các tiểu loại câu dưới bậc thì câu dưới bậc tương đương bổ ngữ xuất hiện với tần số lớn nhất.

a. Các phương tiện từ vựng

Chúng tôi nhận thấy phương tiện đặc thù của câu dưới bậc tương đương bổ ngữ thuộc nhóm 7 (các tiểu từ tình thái cuối câu), và nhóm 9 (các trợ từ).

- Các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp đặc ngữ (idiom) tương đương:

à, ư, nhỉ, nhé, thôi, chứ, đi, mất, thật, cũng nên, lại c n, thì chết, (152) Không có bà già này thì thật chán biết bao. Chán chết ! (Trần Thị Ngọc Lan, Mẹ trần gian)

(153) Tôi b ng thấy buồn. Buồn lắm. (Thụy Anh, Cái bóng) (154) - Mày thử ở trong trường hợp tao coi! Quê thấy mồ!

(Nguyễn Nhật Ánh, Cô gái đến từ hôm qua)

Ở câu dưới bậc bổ ngữ, tiểu từ tình thái cuối câu thường đi kèm với một tính từ để bổ sung ý nghĩa cho câu đi trước. Không giống với các trường hợp thể hiện ý nghĩa tình thái trong các tiểu loại câu khác, tiểu từ tình thái trong câu dưới bậc bổ ngữ tồn tại gần như hiển nhiên. Giả sử loại bỏ đi thành phần này thì các câu trên sẽ khó có tƣ cách câu:

(152„) hông có bà già này thì thật chán biết bao. Chán!

(153„) Tôi b ng thấy buồn. Buồn.

Nghĩa tình thái cụ thể chúng tôi sẽ phân tích ở mục sau tuy nhiên thao tác cải biên nhƣ trên cũng giúp bộc lộ phần nào nghĩa tình thái của nhóm tiểu từ tình thái cuối câu.

-. Các trợ từ: đến, những, m i, nào, ngay, cả, ch nh, đ ch thị

Trợ từ không có khả năng làm thành phần câu nhƣng có tác dụng phân tách các thành phần câu. Đối với câu dưới dưới bậc thì trợ từ phân tách câu dưới bậc với câu mà nó trực thuộc. Chính vì lẽ đó, giá trị tình thái càng được bộc lộ rõ hơn. Có thể xem xét các ví dụ sau để thấy rõ điều đó:

(155) Cảm giác gờn gợn khó hiểu. Thoáng rất xảo. Thoáng lạnh lùng.

Thoáng lại thất thần vô định.(Nguyễn Thị Cẩm, Xã nói)

(156) Không có tấm ảnh nào còn lại sau chuyến đi đó, bạn toàn tự nhớ thôi. Cả bài hát trên xe. Giọng nói của người tài xế.

(Nguyễn Ngọc Tƣ, Yêu người ngóng núi)

Nếu như loại bỏ các trợ từ thì câu dưới bậc vẫn là bổ nghĩa cho vị từ của câu đi trước tuy nhiên tình thái nhấn mạnh hoặc khả năng biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc đƣợc nói đến trong câu gần nhƣ loại bỏ. Xét ví dụ (155) để chứng minh cho điều nói trên: “Cảm giác gờn gợn khó hiểu. Thoáng rất xảo.Thoáng lạnh lùng. Thoáng lại thất thần vô định.”.Sự “gờn gợn khó hiểu” được làm rõ bằng ba câu dưới bậc bổ ngữ “Thoáng rất xảo.Thoáng lạnh lùng.Thoáng lại thất thần vô định.” Thực tế là “rất xảo” “lạnh lùng” và “thất thần vô định” là thành phần bổ ngữ, còn trợ từ “thoáng” chính là thái độ đánh giá của nhân vật. Nhƣ vậy, “thoáng” vừa xác định ranh giới vừa thể hiện tình thái câu dưới bậc bổ ngữ.

b. Các phương tiện ngữ pháp

Bổ ngữ vốn dĩ là một thành phần trong khung câu, có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho vị từ. Tuy nhiên trong trường hợp người nói muốn nhấn mạnh thành phần bổ ngữ với những ý nghĩa tình thái cụ thể, riêng biệt thì tách riêng thành câu. Dĩ nhiên câu dưới bậc bổ ngữ vẫn có mối liên hệ và những phụ thuộc nhất định vào câu đi trước nó nhưng đã tồn tại tư cách câu với cấu trúc thức riêng. Câu dưới bậc bổ ngữ thường tồn tại ở các cấu trúc thức sau:

- Câu dưới bậc bổ ngữ sử dụng thức khẳng định

Câu dưới bậc bổ ngữ có thành tố chính là thực từ có tác dụng bổ sung, làm rõ ý nghĩa cho vị từ câu đi trước nó, vì lẽ đó nên hầu hết câu dưới bậc bổ ngữ tồn tại ở dạng thức khẳng định.

(157) Hai mẹ con trò chuyện không dứt. Đủ thứ chuyện trên đời.

(Trần Thị Ngọc Lan, Mẹ trần gian) (158) Trông thấy Tứ xách cặp cá nưa, l o trợn trắng hai con mắt.

Khiếp đảm. (Phạm Thị Thu Loan, Nước mắt làng chài) - Câu dưới bậc bổ ngữ sử dụng thức cảm thán

Không chỉ bổ sung và khẳng định ý nghĩa của thực từ nhƣ ở thức khẳng định, câu dưới bậc bổ ngữ sử dụng thức cảm thán còn bộc lộ mạnh mẽ thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong cả câu chứa nó và câu mà nó phụ thuộc.

(159) Mày thử ở trong trường hợp tao coi! Quê thấy mồ!

(Nguyễn Nhật Ánh, Cô gái đến từ hôm qua)

(160) Một mình em chạy máy đi l ng v ng kiếm anh Phi. Cực khổ lắm!

(Nguyễn Ngọc Tƣ, Lý con sáo sang sông)

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, câu dưới bậc bổ ngữ không có dấu chấm than kết thúc nhƣng cũng hàm chứa ý nghĩa cảm thán. Chúng tôi nhận diện trên cơ sở các tiểu từ tình thái mang nghĩa cảm thán ở cuối câu. Có thể xem xét các ví dụ sau để thấy rõ điều đó:

(161) Nhã ngồi cố ép mình đọc Cựu Ước. Đoạn Samson và Delilah.

Hoàng đánh dấu sẵn. Chán kinh khủng. (Nguyễn Việt Hà, Cơ hội của Chúa) (162) Giặc bây giờ tứ phía.Tụi nó giết mình ngọt ngào mà mình không hay. Bây giờ tụi nó bắn đạn đường không hà. Ngấm đạn rồi mới hay. Đau lắm. Cực lắm. (Nguyễn Ngọc Tƣ, N i buồn rất lạ)

- Câu dưới bậc bổ ngữ sử dụng thức phủ định

Vì công năng của bổ ngữ là bổ sung ý nghĩa cho vị từ nên hầu nhƣ câu dưới bậc bổ ngữ không tồn tại ở cấu trúc thức phủ định. Khảo sát của chúng tôi cho thấy chỉ trong một số trường hợp nếu câu đi trước có ý nghĩa phủ định hoặc biểu thị sự thay đổi thì câu dưới bậc mới có thức phủ định. Tuy nhiên trường hợp nói trên không nhiều.

(163)Để xong cả đêm ấy Tiềm thành một người khác. Khác lắm. Không thiết tha một thứ gì. Không buồn ăn ngủ. Cô đơn, trống trơ, trống hoác.

Như chết. Như kẻ mất vợ mất con.(Hồ Thị Ngọc Hoài, N i riêng Thị Mầu)

(164) Họ có làm sao thì cũng không phải l i của tôi. Ừ, nào phải l i của tôi. Không phải đâu… (Nguyễn Ngọc Tƣ, Yêu người ngóng núi)

Một phần của tài liệu Tình thái trong câu đặc biệt, câu tỉnh lược và câu dưới bậc (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)