Quan niệm nghệ thuật về tiểu thuyết của Hồ Anh Thái

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết hồ anh thái từ góc nhìn liên văn bản (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 1. KHÁI LƯỢC VỀ LÍ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN VÀ VĂN CHƯƠNG HỒ ANH THÁI

1.3. HỒ ANH THÁI TRONG DÕNG CHẢY VĂN HỌC HIỆN ĐẠI

1.3.1. Quan niệm nghệ thuật về tiểu thuyết của Hồ Anh Thái

Cuộc đời của Hồ Anh Thái như là một đường dích dắc trên bản đồ định mệnh, là người quê gốc ở Nghệ An nhưng sinh ra ở Hà Nội (18-10-1960), lúc nhỏ sống cùng gia đình ở Nam Định, làm việc và sáng tác chủ yếu ở nước ngoài. Ông tốt nghiệp Đại học Ngoại giao năm 1983, rồi được nhận vào làm việc tại Bộ Ngoại giao và sau đó làm nghiên cứu sinh chuyên ngành Phương Đông học ở Ấn Độ. Khi đã hoàn thành luận án tiến sĩ, Hồ Anh Thái được giữ lại làm phó đại sứ tại Ấn Độ - “thiên đường của các vị thần”, đây chính là chiếc nôi nuôi dưỡng nguồn cảm hứng về đề tài văn hóa, tôn giáo, triết học của nhà văn sau này.

32

Trên con đường sáng tạo nghệ thuật, Hồ Anh Thái nổi lên như một hiện tượng tiêu biểu, gây tiếng vang trên văn đàn Việt Nam trong những năm gần đây. Anh là một trong số ít cây bút xuất hiện sớm và thành danh cũng rất sớm.

Tác phẩm đầu tay được “khai sinh” lúc nhà văn chỉ mới 18 tuổi (Chàng trai đợi ở bến xe), anh đã có gần 40 đầu sách, trong đó có trên tiểu thuyết cùng hàng chục tập truyện ngắn. Có những cuốn sách của Hồ Anh Thái đã được dịch ra tiếng nước ngoài như Ấn Độ, Anh, Pháp...

Hồ Anh Thái từng đạt giải thưởng văn xuôi 1983 - 1984 của Báo Văn nghệ với truyện ngắn Chàng trai ở bến đợi xe, giải văn xuôi 1986 - 1990 của Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Người và xe chạy dưới trăng. Giải thưởng văn học năm 1995 của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam với tập truyện ngắn Người đứng một chân, giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2012 với tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột. So với những tác giả đương thời, Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn trưởng thành nhanh chóng và để lại dấu ấn khó phai trong văn xuôi Việt Nam kể từ đổi mới đến nay.

Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Hồ Anh Thái liên tục và bền bỉ, đúng như nhà phê bình Hoài Nam đã nói “Hồ Anh Thái - người lúc nào cũng viết”, mỗi giai đoạn có những quan niệm riêng về văn chương. Văn xuôi Hồ Anh Thái đã tạo dựng được nền tảng tư tưởng chủ đề, nội dung và những thủ pháp nghệ thuật. Bằng tài năng của mình, Hồ Anh Thái đã đem đến cho văn học thời kì sau đổi mới một phong cách mới mẻ, độc đáo. Chình vì thế, vị trí của anh trên văn đàn Việt Nam ngày càng được khẳng định, tạo được chỗ đứng trong lòng độc giả. Hầu hết các tác phẩm của Hồ Anh Thái đã hướng những độc giả cả nghĩ vào chiều sâu văn hoá, văn học và cả xã hội Việt Nam.

Mỗi nhà văn có một cách để nhìn nhận riêng về cuộc đời và con người, cách nhìn nhận đó thể hiện qua lập trường sáng tác của người cầm bút đối với cuộc đời. Với nhãn quan nghệ thuật phong phú và sâu sắc, những trang viết

33

của Hồ Anh Thái luôn ẩn chứa những suy tư về nghề, về người, về văn chương. Đồng thời, Hồ Anh Thái cũng muốn thể hiện những quan niệm của mình một cách khác lạ, với niềm tin sâu sắc về cuộc đời, về con người. Hồ Anh Thái quan niệm về nghiệp văn: “Tôi vẫn nghĩ nhà văn đích thực phải là người tử tế, nhưng không thể nói là hơn hay kém những người khác. Cũng giống như nghề văn là một nghề cao quý, nhưng không thể nói nó cao quý hơn nghề khác được. Còn những cái mác, những danh hiệu thì... hãy coi chừng! Không khéo chỉ vì những thứ ấy mà bệnh ảo tưởng của nhà văn càng nặng đấy” [50, tr.325]. Trong nhiều tập truyện hay tiểu thuyết, chúng tôi nhận thấy rằng cái tài và cái tâm của Hồ Anh Thái là đã mô tả tột cùng hiện thực xấu xa của con người, của đời sống thị dân để dìm xuống tận cùng đáy xã hội.

Dù cay nghiệt, chua chát đến đâu thì chúng ta vẫn ghi nhận ở Hồ Anh Thái một niềm tin mãnh liệt đối với con người mà anh đã “nhẹ tay” hơn, tự răn đối với nghiệp cầm bút của mình, phải cẩn trọng với từng con chữ, vì thế anh đã bộc lộ quan điểm của mình trực tiếp vào trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột: “người viết văn không phải vì thế mà bạ gì cũng viết. Biết sử dụng chữ cũng phải thận trọng như biết dùng súng dùng dao. Không khéo thì sẩy tay cướp cò. Trúng vào người vô tình ngang qua. Trúng vào chính mình (…). Chớ viết nhờn tay quen tay. Chớ viết vì ngứa chân ngứa tay ngứa da đầu” [53, tr.107]. Hồ Anh Thái là người không đặt văn chương vào những tháp ngà uy nghi mà để cho nó chung sống với những vấn đề nhạy cảm của xã hội. Anh luôn hướng tới mục đích là chỉ viết những gì mà mình thực sự cho là chín về mặt cảm xúc. Với anh, luôn tâm niệm một lối viết giản dị, lời lẽ không kềnh càng, không rườm rà và cũng không bao giờ tỏ ra đao to búa lớn để “gây hấn”

dư luận.

Trong cuộc đời viết văn, anh từng quan niệm: “tiểu thuyết là một giấc mơ dài” [49, tr.261]. Với quan niệm đúng đắn về lao động nghệ thuật, Hồ

34

Anh Thái là người sáng tạo, đổi mới, luôn tạo cho mình một lối đi riêng, không theo lối mòn của văn học truyền thống, không lặp lại mình và cũng không lặp lại phong cách của những người đi trước. Chính vì đề cao ý thức sáng tạo nên văn chương Hồ Anh Thái luôn mới lạ, nhà văn luôn tìm hướng đi riêng, cách nhìn riêng, cách lý giải riêng, cắt nghĩa riêng về cuộc sống.

Hiện thực được nhà văn chiêm nghiệm ở nhiều chiều, đó là sự đan xen giữa cái thiện, cái ác, cái xô bồ, kệch cỡm, xấu xa. Nhiều trang sách ẩn giấu tiếng cười chua chát về cõi nhân sinh, lật tẩy những trớ trêu nghịch cảnh trong cuộc sống để rồi từ đó nêu ra những triết lý, triết luận về đời sống, về kiếp người.

Hồ Anh Thái thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành thời hậu chiến, là nhà văn có phong cách độc đáo, nhiệt tình với nghề và luôn có ý thức trách nhiệm với công việc sáng tạo nghệ thuật. Quan niệm viết tiểu thuyết của Hồ Anh Thái được hình thành trong quá trình vận động đổi mới tư duy, giọng điệu và cách ứng xử với tiếng Việt. Từ cách sống đến thái độ trong công việc Hồ Anh Thái luôn là người tử tế, chính vì thế đối với anh, viết văn là một nghề nghiêm túc: “mỗi ngày tôi phải đều đặn viết ít nhất hai tiếng. Người viết chuyên nghiệp phải thế, ngồi vào bàn là phải đủ kĩ năng để huy động cảm hứng. Chờ cảm hứng dẫn thân tới là một thái độ lao động nghiệp dư và có chút thần bí hóa nghề văn” [50, tr.352]. Viết là không chờ đợi, với tư duy làm việc khoa học, “chữ gọi chữ, câu gọi câu, tư tưởng gọi tư tưởng” [39, tr.90], chính sự miệt mài sáng tạo nên nhiều tác phẩm cứ nối tiếp nhau chào đời, làm nên một gia tài văn chương đồ sộ hơn so với tuổi đời, tuổi nghề. Nếu nói quan niệm về tiểu thuyết của Hồ Anh Thái “được kiến trúc trên sự tự ý thức triết học về cái viết” [50, tr.351] thì chắc rằng điều đó hoàn toàn đúng với những gì mà Hồ Anh Thái đã trải nghiệm qua những chặng đường sáng tác. Đối với anh, viết văn là một nghề hẳn hoi, do đó, người viết cũng cần một chút tình

35

yêu với nghề, theo anh “nghề văn cũng có chút gì đó giống như tình yêu. Cần một chút mê đắm, một chút thành thực là có tình yêu” [50, tr.351].

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết hồ anh thái từ góc nhìn liên văn bản (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)