CHƯƠNG 3. LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC
3.2. NGHỆ THUẬT LẶP LẠI, PHỎNG THUẬT
3.2.1. Nghệ thuật lặp lại
Lặp là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong văn học nghệ thuật nhằm mục đích mở rộng nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe. Có thể nói, nghệ thuật cắt dán tuy đơn giản nhưng lại hàm chứa những khả năng vận dụng phong phú.
Lặp lại là một thủ pháp, một phong cách, một ý tưởng sáng tạo của văn học hậu hiện đại, sử dụng các yếu tố vay mượn (hoặc đã có trước đó) để sáng tạo ra một tác phẩm mới. Trong văn học Việt Nam sau 1986, thủ pháp lặp lại được các nhà văn sử dụng khá thành thông dụng và hết sức độc đáo, nó có thể len lỏi sâu vào mọi mặt bi kịch của cuộc đời, nhưng nó cũng có thể vẽ nên những bức chân dung hài hước của muôn mặt xã hội.
Trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, tất cả mọi hình thức ngôn từ được huy động làm thành những bức tranh cắt dán để phác hoạ các mặt của đời sống xã hội, bằng cách đó, họ muốn thể hiện nhịp sống sôi động cũng như những mặt cắt đa dạng của xã hội. Đồng thời, bằng kỹ thuật cắt dán, nhà văn muốn thể hiện sự tan vỡ của hiện thực xã hội. Trong sáng tác của Hồ Anh Thái, các truyện Biệt thự xưa hoặc Người đâu chuột đấy của chính tác giả là sự sao
88
chép, vay mượn hoàn toàn chính xác đến từng chi tiết, câu chữ… dưới những phương pháp thay đổi kích thước, màu sắc, vật liệu và phương tiện so với tác phẩm gốc SBC là săn bắt chuột. Trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, thủ pháp cắt dán về liên văn bản không chỉ ở cấp độ đoạn, liên đoạn mà Hồ Anh Thái đã sử dụng thủ pháp này để phát triển một chương trong tiểu thuyết để thành một những truyện khác (chương 11 tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột và Biệt thự xưa). Thủ pháp lặp lại trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái còn biểu hiện qua cách xây dựng kết cấu. Trong SBC là săn bắt chuột, kết cấu chương mở đầu với chương cuối cùng có sự ăn nhập, phần kết thúc tác phẩm (“Kết thúc bằng một trận hạn hán”) tương ứng với mở đầu (“Mở đầu bằng một trận lũ lụt”. Rõ ràng, cách xây dựng kết cấu như thế đã thể hiện một ý đồ nghệ thuật riêng của nhà văn, cấu trúc kiểu này tạo thành một vòng tròn khép kín tác phẩm. Thông thường cách kết thúc như vậy sẽ mở ra nhiều vấn đề khác như lời của nhà văn Mỹ Etga Poe: “tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều phải bắt đầu… khi kết thúc” [58, tr.237].
Thủ pháp lặp lại được Hồ Anh Thái sử dụng để nối những câu chuyện tưởng như bị đứt gãy, chẳng liên quan đến nhau thành bức tranh về đời sống xã hội. Tuy nhiên, sự lặp lại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái không giống với lối lặp lại truyền thống mà ta đã gặp trong tác phẩm của nhiều nhà văn khác.
Nó hiện đại hơn, ngay cả với những tiểu thuyết trước của anh. Nếu lặp lại truyền thống là sự phá vỡ văn bản trùng khít với thời gian tuyến tính của sự kiện để tổ chức lại thì ở đây Hồ Anh Thái lại tập hợp các sự kiện vụn vặt của đời sống thành những văn bản trần thuật riêng lẻ không theo trật tự nào của ý nghĩa cũng như thời gian. Cho nên, khi các câu chuyện, các phần trong tiểu thuyết bị thay đổi nhưng không ảnh hưởng đến chủ đề hay cốt truyện. Thủ pháp lặp lại trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái không chỉ dừng lại ở cấp độ
89
chi tiết hay sự kiện mà ở mức cao hơn là tư tưởng chủ đề; các chi tiết, sự kiện đưa ra thường có tác dụng hướng về chủ đề, khái quát những vấn đề thời sự.
Thủ pháp lặp mang lại hiệu ứng cho việc thể hiện nội dung của tiểu thuyết, bằng lối viết hiện đại, kỹ thuật, nhà văn đã chuyển tải vấn đề rõ ràng thông qua sự pha tạp và chia nhỏ. Văn chương hậu hiện đại dày đặc sự nhái lại yếu tố như bút pháp, cấu trúc, thể loại lẫn lộn vào nhau như những bức tranh cắt dán đầy màu sắc. Trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, thủ pháp lặp lại thường cóp nhặt pha trộn đa dạng thể loại và có nhiều yếu tố khác nhau, nhà văn thường sử dụng nghệ thuật cắt dán, có những đoạn, liên đoạn được lặp lại như trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Cũng ở tiểu thuyết này, thường xuyên có sự đảo trật tự giữa các chương Đức Phật - Savitri - Tôi, không những thế, trong tiểu thuyết này có sự lặp lại của các diễn ngôn (tôn giáo, văn hóa…) với tần suất khá dày đặc, điều này đi ngược lại với quy luật thông thường trong nghệ thuật văn xuôi, tuy nhiên điều đó đã chứng tỏ sự già dặn trong việc đổi mới tư duy tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Với tài năng trong nghệ thuật viết tiểu thuyết, nhà văn này biết lựa chọn cho mình những thủ pháp thích hợp, hiệu quả trong từng tác phẩm. Dựa vào văn bản tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, có thể thấy đặc điểm lời văn có chức năng tái hiện các hiện tượng lặp đi lặp lại như bản tính dâm ô, mất nhân cách của con người, những tham vọng về quyền lực, địa vị, những thủ đoạn dã tâm của con người, về những nguyên lý thiện - ác, nhân - quả của triết học (qua Cõi người rung chuông tận thế, SBC là săn bắt chuột, Đức Phật, nàng Savitri và tôi).
Trong Cõi người rung chuông tận thế, yếu tố liên văn bản còn biểu hiện ở dạng trích dẫn, ý định trừ khử Mai Trừng của nhân vật xưng tôi được nhà văn trích dẫn bằng câu nói của hoàng tử Hamlet, được lặp lại nhiều lần: “Thế thì độc dược ơi, hãy làm nhiệm vụ của mi đi thôi” [49, tr.145-146-161]. Có thể khẳng định, thủ pháp lặp được Hồ Anh Thái sử dụng phong phú, đem lại
90
những hiệu quả lớn cho việc biểu đạt nội dung tư tưởng cũng như giữ một vai trò quan trọng trong kết cấu tiểu thuyết. Đó là một trong những tín hiệu nghệ thuật có sức ám ảnh với người đọc và phát huy được những hiệu quả thiết thực trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng cũng như có vai trò quan trọng trong kết cấu, cốt truyện, lặp có thể được xem là một đặc điểm của thi pháp trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Trong tiểu thuyết của nhà văn này, thủ pháp lặp được sử dụng khá đa dạng, từ việc lặp chi tiết, hình ảnh, kiểu nhân vật dị dạng đến kiểu lặp cấu trúc… Sử dụng nghệ thuật lặp trong tiểu thuyết không vì thế mà trở nên nhàm chán, mà từ việc lặp lại này đã mở ra một hệ hình giao tiếp mới trong các tác phẩm nhằm nhấn mạnh đối tượng, ý đồ tác giả cần hướng đến trong mỗi văn bản nghệ thuật.