Liên văn bản trong nội tại sáng tác Hồ Anh Thái

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết hồ anh thái từ góc nhìn liên văn bản (Trang 42 - 53)

CHƯƠNG 2. LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

2.1. TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI - LIÊN VĂN BẢN TỪ GÓC NHÌN VĂN HỌC

2.1.1. Liên văn bản trong nội tại sáng tác Hồ Anh Thái

Sau Đổi Mới (1986), cánh cửa văn học Việt Nam mở ra đón nhận những luồng gió thi pháp trên khắp thế giới, làm phong phú, đa dạng thêm bức tranh vốn đơn sắc, trong đó liên văn bản là một thủ pháp nghệ thuật làm cho bức tranh văn học trở nên đa sắc. Với Hồ Anh Thái, dấu ấn hậu hiện đại đi vào các sáng tác của anh một cách khá tự nhiên nhưng rất đặc sắc, từ đề tài, kết cấu, cách xây dựng nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ đến việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật trong các tác phẩm. Chính vì thế, tính liên văn bản mở ra một không gian giao tiếp nghệ thuật khá rộng lớn trong văn xuôi Hồ Anh Thái.

Trước hết, mỗi văn bản mà Hồ Anh Thái sáng tạo ra đóng vai trò như một yếu tố, một mắt xích trong tấm dệt ngôn từ, đó là trường diễn ngôn của nhà văn.

Khi khảo sát các trường diễn ngôn trong tiểu thuyết của tác giả này, chúng tôi nhận thấy liên văn bản được biểu hiện ở nhiều cấp độ, với các hình thức khác nhau, trong đó liên văn bản trong chính nội tại sáng tác của nhà văn này là một trong những đặc trưng cơ bản. Trước hết, liên văn bản trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái được biểu hiện một cách hiển nhiên, dưới chủ ý nghệ thuật của chính tác giả. Để minh chứng cho luận điểm này, chúng tôi tiến hành khảo sát, so sánh đối chiếu chương 11 tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột với Biệt thự xưa (Báo Đại biểu Nhân dân, ngày 10-13/10/2011) để thấy diện mạo liên văn bản trong hai tác phẩm này biểu hiện một cách rõ nét. Trong tiểu thuyết này, mỗi chương là một tiểu thuyết thu nhỏ, đầy đủ những yếu tố gây hấp dẫn.

39

Chương thứ 11 của SBC là săn bắt chuột có tên gọi là Ai làm luật đừng đọc chương này, còn trong văn bản khác có tên gọi là Biệt thự xưa. Bố cục của các văn bản này gồm 6 phần, nội dung của các văn bản này cùng nói về Luật Sư thọt với những tính cách nghịch dị như thích tốc độ, ham tiền, bất hiếu, lừa mẹ già bán biệt thự cổ, thích đám ma… Theo “lí thuyết trùng lặp” của J.H Miller, thì trong trường hợp này, liên văn bản “không chỉ có trùng lặp hình tượng và thủ pháp (…) mà còn có sự trùng lặp từ ngữ, chi tiết nghệ thuật, chủ đề… Những sự trùng lặp đó đưa lại mối quan hệ văn học có tính liên văn bản giữa các tác phẩm” [24, tr.158]. Sau khi hệ thống, đối chiếu, chúng tôi nhận thấy giữa hai văn bản này của Hồ Anh Thái thể hiện mối quan hệ đồng dạng kép, có nhiều điểm kết nối giữa hai văn bản hoàn toàn trùng hợp nhau, liên văn bản trên cấp độ tổng thể đến từng chi tiết, câu chữ. Nếu như chương Ai làm luật đừng đọc chương này trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột miêu tả tính cách quái đản của một người có học thức như Luật Sư thọt thì tính liên ý thức trong Biệt thự xưa cũng phản ảnh nguyên xi tính cách ấy. Một không gian liên văn bản rộng lớn giữa văn bản này hiện ra, trên nền câu chữ từ chương Ai làm luật đừng đọc chương này đã chuyển dịch, xuyên văn bản đến Biệt thự xưa, cũng từ đó cho thấy những tác phẩm Hồ Anh Thái mang tính đối thoại rõ rệt. Liên văn bản là “sự hiện diện của một văn bản trong một văn bản khác…” [24]. Với quan niệm này, chúng tôi nhận thấy Biệt thự xưa nằm trong một mạng lưới liên văn bản rộng lớn của tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột. Từ việc sử dụng kĩ thuật đối thoại, Hồ Anh Thái tạo ra mạch liên kết trong văn xuôi. Ngay những dòng đầu tiên trong chương Ai làm luật đừng đọc chương này, Hồ Anh Thái viết: “Người thứ sáu trong nhóm mất trọng lượng không biết gì về vụ tấn công bắt sống Chuột Trùm. Ông vẫn đang làm việc. Luật Sư.

Dù đang ở trạng thái lung lay mất trọng lượng, Luật Sư vẫn đang làm việc. Ai thì cũng đang làm việc. Nhưng nghề luật lại càng làm việc. Thời gian với họ

40

là vàng. Lời nói của họ là ngọc. Chẳng ai nhả ngọc phun châu cho không bao giờ. Có người đến gặp một luật sư và hỏi, có phải ông là luật sư hạng nhất, có thể cãi cho kẻ giết người thành ra không giết? Đúng. Có phải ông thường đòi một nghìn đô la thù lao tư vấn cho ba câu hỏi? Đúng, ông nói nhanh lên, câu hỏi thứ ba là gì?” [53, tr.219]. Để thấy rõ tính liên văn bản trong đoạn văn này, chúng tôi tiến hành khảo sát đoạn mở đầu Biệt thự xưa, Hồ Anh Thái rút gọn: “Ai thì cũng đang làm việc. Nhưng nghề luật lại càng làm việc. Thời gian với họ là vàng. Lời nói của họ là ngọc. Chẳng ai nhả ngọc phun châu cho không bao giờ. Có người đến gặp một luật sư và hỏi, có phải ông là luật sư hạng nhất, có thể cãi cho kẻ giết người thành ra không giết? Đúng. Có phải ông thường đòi một nghìn đô la thù lao tư vấn cho ba câu hỏi? Đúng, ông nói nhanh lên, câu hỏi thứ ba là gì?” [54]. Qua phần mở đầu của hai văn bản này, chúng tôi nhận thấy tính liên văn bản giữa chương Ai làm luật đừng đọc chương này của tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột với Biệt thự xưa có những trích dẫn đã bị cắt bỏ, trích lược nhưng hàm nghĩa của hai văn bản này không thay đổi. Ngoài ra, một số đoạn trong SBC là săn bắt chuột như “mẹ con kiện qua kiện lại … trở thành thân thiết với nhau” [53, tr.259], hoặc “tóm lại là triển lãm tranh thơ … cùng dưới ô ông Cốp” [53, tr.262] hay đoạn kết của chương Ai làm luật đừng đọc chương này từ “đang trong tình thế ấy … cách ấy ra làm sao” [53, tr.262]… bị cắt bỏ, lược giản trong Biệt thự xưa, tuy nhiên về mặt nội dung ngữ nghĩa, giá trị nghệ thuật của hai văn bản này không hề thay đổi.

Có những biểu hiện của tính liên văn bản do vô ý của nhà văn mà tạo thành, tuy nhiên cũng có những trường hợp tính liên văn bản được biểu hiện do ý thức sáng tạo của chính tác giả. Tương tự trường hợp trên, có thể thấy tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột là một văn bản gốc, do ý thức sáng tạo đã mở ra một không gian liên văn bản rộng lớn trên nhiều thể loại. Truyện ngắn

41

Người đâu chuột đấy (Tuổi trẻ Chủ nhật, 7-11-2012) được “trích dẫn”, “khảm chạm” trên cái nền của 2 chương Ai báo chí đừng đọc chương này Ai giàu xổi đừng đọc chương này trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột. Nội dung truyện ngắn Người đâu chuột đấy và hai chương nói trên là sự phân chia lãnh địa giữa người và chuột. Nếu cho rằng, liên văn bản là sự hấp thu của một văn bản đã có trước để tái tạo ra một văn bản khác, trong trường hợp này truyện ngắn Người đâu chuột đấy là sự hấp thu từ phần hai của chương Ai báo chí đừng đọc chương này của tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột [53, tr.85], cắt bỏ đến phần 5 của chương Ai giàu xổi đừng đọc chương này [53, tr.138] đến hết chương này. Chẳng hạn, khi Đại Gia mua con La Hán về để khắc chế băng Chuột Trùm trong mỗi văn bản mô tả khác nhau. Chúng tôi thử đối chiếu trong trường hợp này:

Trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột: “Đại Gia nghe lời thầy pháp tậu con La Hán về, băn Chuột Trùm đỡ quấy hẳn. La Hán mang đến Phúc Lộc Thọ. La Hán cá dữ nhưng mang đến bình yên. Chuột Trùm không sùng sục lên nữa. Ở đây cái gì cũng giống như đông y. Không tấn công thẳng vào bệnh viện mà tăng cường khả năng của lá lách gan thận, gan thận khỏe lên thì thanh lọc được các độc tố đóng lại trong cơ thể, bệnh tật tự tan. Thì có con La Hán mang Phúc Lộc Thọ đến, Chuột Trùm phải rút lui có trật tự” [53, tr.139].

Với lí thuyết trùng lặp, đó là sự dịch chuyển ngôn từ văn bản từ nơi này sang nơi khác để tạo ra một mạng lưới văn bản rộng lớn trong sáng tác của chính mình. Trong truyện ngắn Người đâu chuột đấy, Hồ Anh Thái viết: “Đại Gia nghe lời thầy pháp tậu con La Hán về, băn Chuột Trùm đỡ quấy hẳn. La Hán mang đến Phúc Lộc Thọ. La Hán cá dữ nhưng mang đến bình yên. Chuột Trùm không sùng sục lên nữa” [55]. Từ những dạng liên văn bản trên bề mặt ngôn từ, dễ dàng nhận ra mỗi chương trong tiểu thuyết này giống như một

42

truyện ngắn, nhiều chi tiết, tình huống dường như được gợi ra từ những tác phẩm trước đây, sự phát triển có tính tiếp nối này thể hiện tính chất của một văn bản khổng lồ.

Văn xuôi sau Đổi mới có sự xâm thực của thể loại, đặc biệt trong tiểu thuyết đã dung nạp nhiều thể loại khác nhau. Mỗi văn bản (tác phẩm) của Hồ Anh Thái đóng vai trò như một tấm dệt ngôn từ trong một không gian liên văn bản rộng lớn do chính nhà văn tạo ra. Liên văn bản có hai hình thức cơ bản, đó là liên văn bản hiển nhiên và liên vản bản ngầm. Khởi nguồn từ vốn liếng văn hóa và cảm quan nghệ thuật, từ đó hiện tượng liên văn bản luôn tiềm tàng trong ý thức sáng tạo của nhà văn. Trên bình diện liên văn bản trong nội tại sáng tác, có thể thấy một số truyện ngắn của Hồ Anh Thái là nền tảng để nhà văn tiếp biến thành những tiểu thuyết, từ truyện tích Phật ở đất nước Ấn Độ, Hồ Anh Thái cảm theo cách của riêng mình và viết nên những câu chuyện về cuộc đời Đức Phật như truyện ngắn Chuyện cuộc đời đức Phật, Đến muộn, Kiếp người đi qua... Và người đọc gặp lại sử tích về cuộc đời Đức Phật trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Với những năm tháng dài sống trên đất nước Ấn Độ, dấu ấn, triết lí Phật giáo đã thấm sâu vào tiềm thức nhà văn, và anh khai thác triệt để những đề tài trên những thể loại khác nhau, từ truyện ngắn đến tiểu thuyết. Vì thế, khi tiếp nhận Đức Phật, nàng Savitri và tôi hay Đến muộn, Kiếp người đi qua mỗi người sẽ có một văn bản của riêng mình, khác với văn bản của chính nhà văn và văn bản của những độc giả khác. Với những tác phẩm này, người đọc được có thể chiêm ngưỡng một nền văn hóa cổ kính, thâm trầm, nơi sinh ra những nhà thông thái, những bậc hiền triết, vô số các vị thần và một hệ triết học tinh hoa là chỗ dựa tinh thần cho hàng triệu trái tim trên thế gian (trong Chuyện cuộc đời Đức Phật, Thi nhân, Kiếp người đi qua...). Tất cả đều hiển hiện lên những tính cách trung thực, nhân từ, kiên định, bao dung, sâu sắc của một nền văn hoá tinh hoa (trong Đức Phật, nàng

43

Savitri và tôi, Chuyện cuộc đời Đức Phật, Kiếp người đi qua, Đàn kiến, Người Ấn...). Qua đó, Hồ Anh Thái xây dựng những hình tượng nhân vật độc đáo, có sức truyền tải rất lớn thông điệp về quá trình giác ngộ, thức tỉnh, tìm về với cái thiện của con người.

Liên văn bản còn được hiểu là sự đan xen các lớp diễn ngôn trong một văn bản chính. Theo R.Barthes, bất kỳ văn bản nào cũng được hiểu như một không gian đa chiều, nơi có rất nhiều văn bản va đập và xáo trộn vào nhau mà không một cái nào là gốc cả. Nói cách khác, liên văn bản là “chỗ giao cắt của các mặt phẳng văn bản khác nhau”, là “sự đối thoại của các kiểu viết khác nhau” (Kristeva). Trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, liên văn bản không chỉ biểu hiện qua các sự kiện, mô típ, tính đối thoại trên bề mặt ngôn ngữ mà liên văn bản còn biểu hiện dưới dạng các lớp diễn ngôn. Đó là sự đan cài các lớp diễn ngôn chồng chéo lên nhau như diễn ngôn lịch sử, văn hóa, các lớp diễn ngôn chính luận, triết lí, diễn ngôn thông tục thế sự; diễn ngôn tôn giáo, triết học, huyền thoại… Tiêu biểu cho dạng liên văn bản này là tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Tác phẩm được kết cấu bởi ba phần rõ rệt: 9 chương Đức Phật - 7 chương Savitri - 3 chương Tôi, nhưng ba phần ấy không tách lìa nhau, chúng xen lẫn vào nhau để tạo thành một kết cấu chặt chẽ, dẫn tới một kết thúc chung nhất.

Trong tiểu thuyết, Đức Phật là nhân vật có thật, mang tính lịch sử, còn công chúa Savitri thuộc tuyến nhân vật hư cấu. Dù có thật hay hư cấu, tất cả đều tập trung làm nổi bật hình ảnh Đức Phật, một triết gia lớn với những tư tưởng mới mẻ, đem đến cho thời đại, cho nhân loại một nguồn ánh sáng lâu bền. Sự xâm nhập của tiểu luận triết học (Phật giáo) khiến tác phẩm này mang một giọng điệu trầm tư, giàu suy ngẫm, kích thích cảm hứng liên tưởng, sáng tạo của chủ thể tiếp nhận. Chính vì thế, khi đọc tiểu thuyết, mỗi người sẽ có một cách tiếp nhận riêng, sẽ có một văn bản riêng theo cách cảm của từng

44

người. Hình thức văn bản trong văn bản góp phần tạo nên những tiếng nói khác nhau, mở rộng trường nhìn, đa dạng hóa cấu trúc của tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Theo lí thuyết về các tầng, tiểu thuyết này được kết cấu gồm những vòng tròn đồng tâm lồng vào nhau tạo nên những tấm thảm diễn ngôn được trang trí bởi lớp ngôn từ giàu chất triết thuyết:

Ở tầng thứ nhất, tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi là câu chuyện kể về chuyến hành hương của nàng Savitri và nhân vật tôi. Nàng Savitri trong tiểu thuyết là hiện thân của Nữ Thần Đồng Trinh sau khi đã giải nghệ và trở thành một hướng dẫn viên du lịch. Trên hành trình đó, nàng Savitri đóng vai như một người kể chuyện dân gian. Chuyện dân gian đó chính là lịch sử Đức Phật. Điều này nói lên rằng, người Ấn Độ coi Đức Phật là một hình ảnh thân quen, đó là con người thật, chứ không phải là thần thánh. Ở tầng cấu trúc này, đó là lớp diễn ngôn lịch sử, huyền thoại, văn hóa.

Ở tầng thứ hai, đó là lớp diễn ngôn triết lí (hệ thống triết lí trong tác phẩm), thông tục thế sự (Savitri - người được tôn vinh là Nữ Thần Đồng Trinh, kể về những hoạt động tình dục) kiểu như “nghệ thuật nhằm mục đích gây cảm xúc và mở rộng cảm xúc ra nhiều tầng, tạo nên sự hưởng ứng, làm cho tâm trí quan sát hướng nội bị sao nhãng. Nghệ thuật khơi dậy các mối dục vọng đam mê... Nghệ sĩ tạo nên một thế giới tưởng tượng hư ảo quyến rũ

[52, tr.308], hoặc Savitri được tôn vinh là nữ thần đồng trinh một đời theo đuổi si mê hoàng tử Siddhatta, là biểu tượng sự đam mê nhục dục, lạc thú.

Bên cạnh đó là các diễn ngôn về văn hóa (câu chuyện kể về hành trình trốn chạy của cô công chúa ở Ấn Độ cổ đại cũng có tên là Savitri với tình yêu dành cho thái tử Siddhattha)…

Ở tầng cuối cùng, là lớp diễn ngôn tôn giáo, triết học, huyền thoại (hành trình đi tìm chân lí của thái tử Siddhattha, sau này là Đức Phật). Trong lớp diễn ngôn tôn giáo, cuộc đời của nàng Savitri như một vòng tròn theo thuyết

45

luân hồi của đạo Phật: Savitri - công chúa - tiền kiếp với Savitri - người hướng dẫn du lịch - hậu thân, đó là một gạch nối hợp lý quá khứ với hiện tại.

Trong lớp diễn ngôn triết học, có thể thấy đó là thứ giáo lí luân hồi kinh viện của Phật giáo gồm sinh - lão - bệnh - tử của cuộc đời con người. Trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi, chi tiết hoàng tử đi du ngoạn bên ngoài kinh thành và nhìn thấy “một người đàn ông lưng còng, gương mặt nhăn nheo, mái tóc bạc” [52, tr.83], “một người đắp chiếu nằm rên bên đường, thỉnh thoảng lại ho những cơn co rút cả người” [52, tr.84], một đám tang đưa người đã chết khiến hoàng tử “chìm đắm trong suy tư, giam mình trong cô độc hết ngày này sang ngày khác” [52, tr.85]. Với thuyết nhân quả trong triết học Phật giáo, có thể thấy việc người em họ của Đức Phật là Devadatta bắn rơi con thiên nga đầu tiểu thuyết gây sự tranh chấp lúc thiếu thời lại chính là kẻ tranh chấp lúc cuối đời ngôi vị giáo chủ sau này…

Tựu trung lại, liên văn bản trong Đức Phật, nàng Sivitri và tôi là sự gặp gỡ của các bộ phận liên văn bản hợp thành, đó là mã diễn ngôn lịch sử, mã diễn ngôn triết học kinh viện, mã diễn ngôn văn hóa và mã carnaval (nhục thể, tình dục). Tất cả các đầu mối, mắt xích đều được quy tụ nhằm tái hiện toàn bộ cuộc đời Đức Phật và hành trình tìm kiếm chân lý, giác ngộ, quy nạp môn đồ, xây dựng giáo lý. Với dạng liên văn bản này, tác phẩm tạo nên sự liên thông giữa thế giới thực và thế giới ảo và nhân vật trong tiểu thuyết sẽ được sống lập thể ở nhiều thế giới khác nhau, nhập nhiều vai khác nhau, các giới hạn không gian, thời gian do vậy mà được mở ra đến vô hạn. Đặc biệt, sự xâm nhập của tiểu luận triết học trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái khiến tác phẩm mang một giọng điệu trầm tư, giàu suy ngẫm, kích thích cảm hứng đồng liên tưởng, sáng tạo của chủ thể tiếp nhận.

Trong tác phẩm văn học, nhân vật là một hình tượng nghệ thuật ước lệ, được hư cấu bằng nhiều phương thức khác nhau. Trong xu hướng vận động

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết hồ anh thái từ góc nhìn liên văn bản (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)