Tổ chức công tác thống kê nông nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thống kê nông nghiệp tại cục thống kê quảng ninh (Trang 22 - 25)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THỐNG KÊ VÀ THỐNG KÊ NÔNG NGHIỆP

1.1. Tổng quan lý luận về công tác thống kê và thống kê Nông nghiệp

1.1.4. Tổ chức công tác thống kê nông nghiệp

Bất kỳ một cơ quan, đơn vị hoặc một ngành nào đó có mạnh hay không, một yếu tố quan trọng không thể thiếu được đó là tổ chức tốt. Một tổ chức tốt cần đủ về số lượng và cơ cấu, được sắp xếp, bố trí hợp lý để phát huy được năng lực, sở trường của họ nhằm tương xứng với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị hoặc ngành đó đang đảm nhiệm. Công tác tổ chức thống kê có ưu điểm được tổ chức mạng lưới thống kê từ địa phương tới trung ương nhằm mục đích nắm bắt thông tin thống kê nông nghiệp một cách nhanh nhất, kịp thời nhất và đạt độ tin cậy và chất lượng cao nhất có thể.

Tổ chức bộ máy thống kê nông nghiệp thông qua hai hệ thống: hệ thống thống kê tập trung và tổ chức thống kê Bộ/ngành.

+ + Hệ thống thống kê tập trung: được tổ chức thống nhất theo ngành dọc, nơi quản lý chuyên về ngành nông nghiệp có vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản với vai trò làm đầu mối trực thuộc Tổng cục Thống kê; tại tỉnh, thành phố thuộc Trung ương có các Cục Thống kê cấp tỉnh và tại mỗi Cục Thống kê cấp tỉnh có bộ phận phòng Thống kê Nông nghiệp, quản lý chuyên ngành nông, lâm, thủy sản

của các huyện thuộc tỉnh. Tại các huyện có các Chi cục Thống kê trực thuộc Cục Thống kê cấp tỉnh và có cán bộ được phân công phụ trách lĩnh vực nông nghiệp.

+ Tổ chức thống kê Bộ/ngành: đối với chuyên ngành nông nghiệp có hệ thống thống kê thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và Thống kê Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm về công tác thống kê nông nghiệp của Bộ.

Tổ chức bộ máy thống kê nông nghiệp trên có nhiệm vụ riêng cho từng cấp nhưng đều có chung mục đích thu thập thông tin thống kê nông, lâm, thủy sản, tổng hợp, phân tích, công bố thông tin thống kê nông nghiệp.

1.1.4.2. Xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê nông nghiệp a. Khái niệm

Hệ thống chỉ tiêu là một tập hợp các chỉ tiêu qua đó có thể phản ánh được đầy đủ các mặt, các tính chất quan trọng nhất của từng bộ phận, từng yếu tố cấu thành tổng thể. Với những mục đích nghiên cứu khác nhau, hệ thống chỉ tiêu được cấu thành từ các nhóm chỉ tiêu tương ứng.

Hệ thống chỉ tiêu có tác dụng lượng hoá các mặt quan trọng nhất, cơ cấu khách quan và mối liên hệ bản chất của đối tượng nghiên cứu, từ đó đưa ra những kết luận thích hợp.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê của mỗi nước được xây dựng phù hợp với yêu cầu của lý thuyết hệ thống, yêu cầu so sánh quốc tế, tính hiện đại, tính hiệu quả và tính khả thi.

b. Vai trò

Hệ thống chỉ tiêu thống kê có vai trò rất quan trọng, là căn cứ, là cơ sở để tiến hành nghiên cứu thống kê. Nó cho phép lượng hoá các mặt quan trọng nhất, lượng hoá cơ cấu và các mối liên hệ cơ bản của hiện tượng nghiên cứu để từ đó có thể nhận thức được bản chất cụ thể và tính quy luật của hiện tượng.

c. Những căn cứ để xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê

- Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu vì mục đích nghiên cứu quyết định nhu cầu thông tin cần thu thập.

- Căn cứ vào tính chất và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu để lựa chọn

những chỉ tiêu phù hợp. Chẳng hạn, hiện tượng nghiên cứu càng phức tạp (nhất là các hiện tượng trừu tượng) càng cần nhiều chỉ tiêu để phản ánh hơn…

- Căn cứ vào khả năng nhân lực và vật lực cho phép để có thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu.

d. Những yêu cầu của một hệ thống chỉ tiêu

- Tính hướng đích: Hệ thống chỉ tiêu thống kê được xây dựng phải phù hợp và phản ánh đầy đủ các nội dung liên quan đến mục đích nghiên cứu.

- Tính hiệu quả: Hệ thống chỉ tiêu phải phản ánh được những đặc điểm, tính chất chủ yếu, những mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của hiện tượng, giữa hiện tượng nghiên cứu và hiện tượng có liên quan giúp người nghiên cứu có nhận thức đầy đủ và sâu sắc về hiện tượng nghiên cứu.

- Tính khả thi: Hệ thống chỉ tiêu phải có tính khả thi, tức là có thể thu nhập được tài liệu để tổng hợp các chỉ tiêu trong điều kiện nhân, tài vật lực sẵn có với sự tiết kiệm nghiêm ngặt.

1.1.4.3. Xây dựng bảng, biểu mẫu báo cáo thống kê nông nghiệp

Bảng thống kê là một hình thức phản ánh các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê có tác dụng làm cho các tài liệu được sắp xếp lại một cách khoa học cho phép nhận biết và phân tích sơ bộ, làm cơ sở quan trọng cho các bước phân tích tiếp theo.

Xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê làm căn cứ để xây dựng nên các biểu mẫu báo cáo thống kê. Biểu mẫu báo cáo thống kê là một loại bảng thống kê đã được thiết lập sẵn theo quy định, để các đơn vị ghi số liệu và gửi lên cấp trên. Biểu mẫu thống kê phục vụ cho công tác thống kê nói chung và thống kê nông nghiệp nói riêng. Việc xây dựng bảng, biểu mẫu báo cáo thống kê rất quan trọng trong công tác thống kê.

Biểu mẫu thuộc Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp được áp dụng cho các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với mục đích tổng hợp số liệu về thống kê đã được xử lý, tổng hợp thông qua từng yêu cầu của mỗi biểu

mẫu khác nhau.

1.1.4.4. Thiết lập các kênh thông tin thống kê nông nghiệp

a. Lưu trữ thông tin thống kê: là một khâu công tác quan trọng, không thể thiếu được trong các ngành đặc biệt là ngành nắm bắt thông tin như ngành thống kê.

Nhờ có lưu trữ thông tin, thông qua các loại mục lục và cơ sở dữ liệu (CSDL).

Ngành thống kê có thể giúp cho người dùng tin có khả năng nắm bắt được các thông tin cụ thể về số liệu cần.

b. Truyền số liệu:

Việc tin học hoá công tác xử lý và truyền đưa số liệu của một số lĩnh vực công tác thống kê và thống kê nông nghiệp được duy trì, hoàn thiện và phát triển đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác, chất lượng số liệu và rút ngắn thời gian báo cáo. Mạng GSO phát huy tác dụng trong việc truyền đưa số liệu, phổ biến nhanh các văn bản, tài liệu hướng dẫn của Tổng cục đến các địa phương. Thư tín điện tử đã được sử dụng, tạo điều kiện để giải quyết nhanh và hiệu quả các công việc.

Trang WEB thống kê được duy trì trên mạng internet, tiến hành công tác quản trị mạng và cập nhật thông tin trên trang WEB.

c. Phổ biến số liệu:

Là cách thức sử dụng nhiều hình thức phổ biến số liệu thống kê nông nghiệp tới các đối tượng dùng tin. Việc phổ biến số liệu thống kê nông nghiệp tới đối tượng dùng tin thường có hai hình thức chủ yếu: (1) hình thức truyền thống: thông qua các bản báo cáo hàng tháng, quý, năm; hoặc thông qua Niên giám và một số ấn phẩm nông nghiệp khác mà hàng năm Cục Thống kê tỉnh phát hành. (2) hình thức hiện đại: với thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, việc phổ biến thông tin, số liệu thống kê đã thông dụng hơn khi thông qua trang web của Cục Thống kê tỉnh, hay cổng thông tin điện tử của tỉnh để công bố số liệu thống kê nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thống kê nông nghiệp tại cục thống kê quảng ninh (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)