Công tác thống kê nông nghiệp theo khuyến nghị của tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc ( FAO)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thống kê nông nghiệp tại cục thống kê quảng ninh (Trang 37 - 42)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THỐNG KÊ VÀ THỐNG KÊ NÔNG NGHIỆP

1.2. Tổng quan thực tiễn công tác thống kê Nông nghiệp

1.2.2. Công tác thống kê nông nghiệp theo khuyến nghị của tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc ( FAO)

Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) có chức năng thu thập, phân tích, tổng hợp, biên soạn và công bố những thông tin liên quan đến dinh dưỡng lương thực và nông nghiệp, đồng thời FAO cũng đã phối hợp với các nước để xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê nông nghiệp trực tuyến.

Tùy theo đặc điểm sản xuất nông lâm thủy sản mỗi nước đối với nền kinh tế, nhu cầu thông tin phục vụ quản lý, hệ thống tổ chức chính quyền và tổ chức thống kê của mỗi nước mà hệ thống chỉ tiêu cũng như phương pháp thu thập số liệu thống kê trong lĩnh vực này của các nước có sự khác biệt. Tuy nhiên, để đảm bảo tính so sánh quốc tế trên phạm vi toàn cầu cũng như từng khu vực, tổ chức FAO đã xây dựng chương trình chuẩn khuyến nghị về phương pháp tính, phương pháp thu thập số liệu, theo đó các quốc gia vận dụng cho phù hợp với tình hình cụ thể của nước mình với từng nội dung cụ thể. Đó là các chương trình điều tra chuyên môn, điều tra chọn mẫu và Tổng điều tra nông nghiệp cho từng khu vực, áp dụng cho từng thời kỳ nhất định. Khuyến nghị chủ yếu của FAO về nội dung và phương pháp thu thập thống kê nông nghiệp là:

1.2.2.1. Thu thập số liệu qua các cuộc điều tra thường xuyên a. Điều tra diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng

- Điều tra diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng là một bộ phận hợp thành hệ thống thu thập số liệu thống kê lương thực và nông nghiệp cung cấp số liệu cần thiết phục vụ cho đánh giá, phân tích và sử dụng số liệu. Với mục đích đó, phải rất chú ý đến khái niệm, định nghĩa, cách phân bổ, biểu mẫu để đảm bảo số liệu so

sánh được và có thể sử dụng cho việc lập kế hoạch phát triển cũng như ra các quyết định kinh tế - xã hội.

- Trong xây dựng phương án điều tra thống kê, mục đích phải rõ ràng, cụ thể và quan tâm đến sai số điều tra. Để hạn chế sai số điều tra, toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều tra cần được khảo sát cụ thể, tìm ra những phương pháp tương ứng, xây dựng các quy trình giảm những sai số đó ở tất cả các khâu của cuộc điều tra. Mặt khác phương án điều tra phải có tính khả thi phù hợp với những điều kiện và nguồn lực hiện có như: Trình độ phát triển kinh tế xã hội, nguồn nhân lực sẵn có, tài chính và các nguyên vật liệu, sự thuận tiện của hệ thống giao thông liên lạc, trình độ nghiệp vụ của điều tra viên và quan điểm của nhân dân. Đối với điều tra viên cần được trang bị tốt về kiến thức tổ chức; kiến thức sử dụng kỹ thuật mẫu, có quan hệ tốt với đối tượng cung cấp thông tin.

- Khi tổ chức điều tra diện tích, năng suất và sản lượng cần lựa chọn hình thức, quy mô, phương pháp phù hợp với trình độ phát triển thống kê và mức độ quan trọng của cây trồng đối với kinh tế quốc gia FAO khuyến nghị có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây:

+ Thăm đồng ước tính hoặc báo cáo từ các địa phương;

+ Điều tra toàn bộ hoặc điều tra mẫu thông qua phiếu điều tra gửi theo đường bưu điện hoặc báo cáo từ hộ (báo cáo cây trồng từ hộ);

+ Điều tra toàn bộ hoặc điều tra mẫu hộ gia đình bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ hộ gia đình;

+ Điều tra mẫu theo đơn vị diện tích và quan sát về cây trồng trong mẫu;

+ Điều tra mẫu với các cách đo lường khách quan ở các điểm mẫu hoặc các ruộng mẫu.

- Tập trung điều tra các cây trồng chính được trồng trong mỗi vùng sinh thái hoặc những cây trồng có giá trị cao phục vụ xuất khẩu.

- Để thu thập số liệu các nước đều tiến hành điều tra trên phạm vi quốc gia và kết quả được tổng hợp và công bố theo địa phương (như tỉnh hoặc các địa phương hành chính nhỏ). Thống kê diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng cả

nước và chia theo vùng sinh thái, các địa phương tỉnh, huyện có tính phổ biến ở hầu hết các nước.

- FAO cũng đưa ra những ưu nhược điểm của từng hình thức, phương pháp thu thập số liệu cũng như các điều kiện tiên quyết khi áp dụng cho từng hình thức, phương pháp thu thập số liệu cũng như các điều kiện tiên quyết khi áp dụng cho từng phương pháp để các nước lựa chọn.

b. Điều tra thủy sản: FAO khuyến nghị áp dụng hai hình thức thu thập số liệu

* Thứ nhất, là thu thập số liệu thông qua điều tra thường xuyên

Theo hướng dẫn của FAO, để tính được sản lượng thủy sản cho một quốc gia thì phải điều tra toàn bộ kết hợp điều tra chọn mẫu, phương pháp chọn mẫu và tính toán suy rộng quy định riêng cho từng lĩnh vực sản xuất thủy sản; khai thác thủy sản (bao gồm khai thác biển, khai thác ven bờ và nội địa), nuôi trồng thủy sản.

- Đối với khai thác thủy sản: Sản lượng thủy sản được ước tính dựa vào việc ước tính năng suất khai thác và cường lực khai thác theo từng nghề cụ thể trong một thời gian nhất định, thường là một tháng. Chỉ tiêu thu thập bao gồm: Sản lượng khai thác theo loài, giá bán lần đầu tại bến, kích thước trung bình từng loài thủy sản khai thác, thời gian thực hiện một chuyến đi biển. Để có số liệu thủy sản đánh bắt ước tính sản lượng cá trên một đơn vị cường lực khai thác. Tổng thể điều tra là tập hợp tất cả các tàu thuyền tại địa phương trong một tháng. Cuộc điều tra này được tiến hành tại các cảng cá/ điểm lên các nơi các tàu thuyền thường đưa cá lên bờ.

- Đối với nuôi trồng: Chỉ tiêu thu thập là khối lượng sản phẩm theo từng loại thủy sản theo các loại diện tích mặt nước nuôi như ao hồ nhỏ, nuôi ruộng, nuôi lồng bè, hồ lớn và đập thủy lợi, nuôi mặt nước biển...Phương pháp điều tra; điều tra chọn mẫu, đơn vị mẫu được lấy ra từ tổng điều tra. Cỡ mẫu được tính toán thối thiểu là 33 mẫu cho mỗi loài, mỗi loại hình sản xuất và mỗi loại mặt nước. Phương pháp suy rộng sản lượng sản phẩm theo diện tích điều tra hoặc thể tích lồng nuôi.

* Thứ hai, thu thập số liệu thủy sản thông qua tổng điều tra nông nghiệp - Tổng điều tra thủy sản tiến hành 5 hoặc 10 năm 1 lần, có thể kết hợp với Tổng điều tra nông nghiệp với phạm vi toàn bộ các cơ sở sản xuất thủy sản.

- Các chỉ tiêu thu thập chủ yếu là các thông tin cơ bản như tàu, thuyền, ngư cụ, hộ lao động, các cơ sở sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản...Kết quả Tổng điều tra thủy sản là cơ sở quan trọng cho việc định hình và tổ chức thực hiện các chính sách trong lĩnh vực thủy sản phù hợp với tình hình thực tiễn. Ngoài ra còn làm dàn chọn cho các cuộc điều tra chọn mẫu. Phương pháp điều tra chủ yếu là phỏng vấn trực tiếp các chủ cơ sở, qua thư hoặc dựa vào sở ghi chép của chủ tàu thuyền.

1.2.2.2. Thu thập số liệu thông qua Tổng điều tra nông nghiệp a. Phương pháp thực hiện tổng điều tra

Để giúp các nước tiếp cận đến những phạm vi số liệu thu thập thêm từ tổng điều tra nông nghiệp trong điều kiện kinh phí hạn chế, các nước được khuyến nghị sử dụng cách tiếp cận theo mô đun.

- Một mô đun chính, được tiến hành trên cơ sở điều tra toàn bộ, sẽ cung cấp những nội dung chủ yếu về cơ cấu ở phạm vi hẹp sử dụng cho các nhà lập chính sách vĩ mô của quốc gia, thực hiện so sánh quốc tế, xây dựng dàn chịu mẫu, và phân tích số liệu theo vùng địa lý.

- Một hoặc nhiều mô đun bổ sung, được tiến hành trên cơ sở điều tra chọn mẫu cùng thời điểm, hoặc ngay sau mô đun chính, nhằm cung cấp số liệu chi tiết hơn hoặc số liệu không yêu cầu tại cấp đơn vị hành chính thấp. Mẫu cho những mô đun bổ sung này sẽ được chọn trên cơ sở dàn mẫu từ mô đun chính.

b. Nội dung gồm:

- Mô đun chính gồm 16 nhóm chỉ tiêu:

(1) Đặc điểm và vị trí của cơ sở nông nghiệp;

(2) Tư cách pháp nhân của người quản lý;

(3) Giới tính của người quản lý;

(4) Độ tuổi của người quản lý;

(5) Quy mô bộ;

(6) Ngành sản xuất chính của cơ sở nông nghiệp;

(7) Diện tích đất của cơ sở nông nghiệp;

(8) Tổng diện tích đất của cơ sở;

(9) các loại hình sở hữu đất;

(10) Công tác thủy lợi;

(11) Cây hàng năm trồng;

(12) Cây lâu năm trồng;

(13) Số lượng các loại vật nuôi;

(14) Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản;

(15) Đất lâm nghiệp và đất trồng cây lấy gỗ;

(16) Các hoạt động sản xuất khác của các doanh nghiệp có đất nông nghiệp.

Những chỉ tiêu này được FAO khuyến nghị các nước có thể có nhiều chỉ tiêu chính hơn đáp ứng yêu cầu của người dùng tin hoặc sử dụng trong xây dựng dàn chọn mẫu cho các mô đun bổ sung hoặc cho các cuộc điều tra mẫu sau này.

- Mô đun bổ sung gồm 11 chỉ tiêu:

(1) Đất sử dụng được, đất bị sói mòn;

(2) Công tác thủy lợi theo từng loại đất; phương pháp tưới tiêu; diện tích một số cây trồng được tưới tiêu; nguồn nước tưới; thủy lợi phí; các hình thức quản lý mặt nước;

(3) Sản lượng cây trồng; diện tích cây trồng; phân bón sử dụng cho từng loại cây; nguồn giống cây trồng; loại giống, diện tích vườn ươm;

(4) Chăn nuôi: sử dụng các dịch vụ thú y; gia súc lấy sữa; số lượng gia súc dùng làm sức kéo; loại giống;

(5) Quá trình sản xuất nông nghiệp; sử dụng các loại thuốc hóa học; nông sản hàng hóa; kết cấu hộ sản xuất nông nghiệp; cây trồng chuyển đổi gen, người bán sản phẩm nông nghiệp;

(6) Dịch vụ nông nghiệp; nguồn thông tin trong nông nghiệp; dịch vụ khuyến nông; tiếp cận đến thị trường nông sản;

(7) Các đặc tính nhân khẩu học và xã hội học; quốc tịch dân tộc; cấu trúc hộ gia đình;

(8) Lao động trong hộ nông nghiệp: Hoạt động của các thành viên trong hộ;

công việc làm thuê của các thành viên trong hộ; thời gian làm việc của các thành viên trong hộ đối với công việc chính và các công việc nông nghiệp; các hành thức trả công cho người lao động; hoạt động của các cơ sở dịch vụ nông nghiệp;

(9) An ninh lương thực của hộ;

(10) Nuôi trồng thủy sản: các loại vị trí nuôi, các điều kiện sản xuất; loại mặt nước nuôi, nguồn nước nuôi; các loại hình tổ chức nuôi;

(11) Lâm nghiệp: các loại rừng theo mục đích sử dụng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thống kê nông nghiệp tại cục thống kê quảng ninh (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)