Giải pháp hoàn thiện công tácThống kê Nông nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thống kê nông nghiệp tại cục thống kê quảng ninh (Trang 112 - 119)

Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THỐNG KÊ NÔNG NGHIỆP TẠI CỤC THỐNG KÊ QUẢNG NINH

3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác Thống kê Nông nghiệp tại Cục Thống kê Quảng Ninh

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện công tácThống kê Nông nghiệp

* Về công tác thu thập thông tin trong hệ thống thống kê nông nghiệp.

Hoạt động thu thập số liệu thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản là một trong những công tác trọng tâm của ngành Thống kê từ Trung ương đến các địa phương. Về phương pháp luận và kinh nghiệm thực tế của hoạt động này trong thời gian qua đã được Vụ Thống kê nông lâm nghiệp và thuỷ sản phối hợp với các vụ liên quan của Tổng cục Thống kê nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các phương án điều tra, hệ thống chỉ tiêu tương ứng phù hợp với yêu cầu thông tin của các đối tượng dùng tin và điều kiện cụ thể của ngành trong từng thời kỳ nhất định. Chế độ

báo cáo và điều tra thống kê nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đã được ban hành thống nhất áp dụng trong cả nước nhiều năm qua. Ưu điểm của các chế độ báo cáo và phương án điều tra hiện hành là đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với trình độ cán bộ cơ sở, cũng như nguồn lực hiện có của Ngành thống kê. Các số liệu thu thập đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu thông tin của các cấp, các ngành trong công tác quản lý và xây dựng, kiểm tra kế hoạch. Tuy nhiên, những năm gần đây sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có nhiều thay đổi, số lượng đơn vị sản xuất hàng hóa quy mô lớn tăng nhanh, phương thức sản xuất đa dạng, nhiều giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao đã được đưa vào sản xuất. Sự chuyển đổi về cơ cấu kinh tế nội bộ tiểu ngành, giữa các tiểu ngành diễn ra thường xuyên liên tục. Do vậy, nhu cầu thông tin của các đối tượng dùng tin cũng đã có sự thay đổi theo hướng ngày càng đa dạng và chi tiết hơn. Vì vậy, cần thiết phải đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động thu thập số liệu trong hệ thống thống kê nông nghiệp bằng các giải pháp:

- Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống đăng ký thống kê.

- Định kỳ rà soát, bổ sung và cập nhật các chỉ tiêu thống kê nông nghiệp phản ánh sự thay đổi kinh tế, xã hội và môi trường mới của thực tiễn và theo các hướng dẫn được cập nhật của quốc tế.

- Cập nhật và đồng bộ hóa các phương pháp thu thập thông tin, trong hệ thống báo cáo thống kê, trong các cuộc tổng điều tra Thống kê Nông nghiệp.

- Nghiên cứu giảm thiểu gánh nặng cho người trả lời; khích lệ; động viên những người cung cấp thông tin cung cấp dữ liệu đầy đủ và chính xác.

*Về công tác xử lý, tổng hợp và phổ biến thông tin của hệ thống thống kê nông nghiệp.

Trong công tác thống kê, cũng giống như hoạt động thu thập thông tin, hoạt động xử lý, tổng hợp và phổ biến thông tin cũng là một khâu cực kỳ quan trọng và cần được lưu tâm, bởi với các số liệu, thông tin thu được từ hoạt động thu thập thông tin mà không được xử lý, tổng hợp thì các số liệu, thông tin đó chỉ là các con số vô giá trị, không có ý nghĩa. Và sau khi các thông tin được xử lý, tổng hợp mà

không được phổ biến cho người sử dụng tin thì cũng không đạt được mục đích của công tác thống kê. Chính vì vậy, các giải pháp để đổi mới và hoàn thiện hoạt động xử lý, tổng hợp, phân tích và phổ biến thông tin của hệ thống thống kê nông nghiệp là rất cần thiết. Các giải pháp đó bao gồm:

- Áp dụng các phương pháp hiện đại trong nhập dữ liệu thống kê nông nghiệp; phát triển phần mềm ứng dụng chuyên dùng chuyên ngành thống kê nông nghiệp nhằm tự động hóa các khâu xử lý, tính toán, phân tích thống kê nông nghiệp một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.

- Xây dựng quy trình xử lý số liệu chuẩn trên cơ sở kết hợp hiệu quả giữa nghiệp vụ thống kê nông nghiệp và công nghệ thông tin.

- Xây dựng các chuẩn mực phổ biến thông tin dựa trên các chuẩn mực quốc tế và áp dụng các chuẩn mực đó, đặc biệt chú trọng đến hình thức phổ biến điện tử nhằm giúp người dùng tin có thể tiếp cận thông tin dễ dàng, thuận tiện.

- Thành lập hội đồng tham vấn chuyên môn nhằm tham vấn thường xuyên với các Bộ, ngành, các tổ chức trong nước và quốc tế để biết được nhu cầu của họ đối với việc cải thiện thông tin thống kê nông nghiệp.

- Xây dựng chính sách/ cơ chế phổ biến thông tin thống kê nông nghiệp bao gồm cả sản phẩm và dịch vụ thống kê.

- Xây dựng chương trình quảng bá các thông tin và dịch vụ thống kê nông nghiệp/ hướng dẫn người dùng tin về số liệu thống kê, cách tiếp cận và sử dụng thông tin thống kê.

- Định kỳ 1 năm một lần tiến hành điều tra nhu cầu/ thái độ của người sử dụng thông tin thống kê nông nghiệp.

*Về công tác phân tích và dự báo thống kê nông nghiệp

- Thành lập một đơn vị chuyên về phân tích và dự báo và thực hiện các phân tích và dự báo

- Phối hợp với các Viện nghiên cứu, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức quốc tế nghiên cứu phân tích và xuất bản các ẩn phẩm phân tích thống kê.

* Ngoài các giải pháp hoàn thiện công tác thống kê nông nghiệp ở trên, tác

giả đưa ra sơ đồ tổ chức thông tin thống kê nông, lâm, thủy sản sau khi hoàn thiện như sau:

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức thông tin thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản 3.2.4. Giải pháp ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin vào công tác thống kê nông nghiệp

Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội. Ứng dụng CNTT nhằm góp phần giải phóng sức

lao động, trí tuệ của mọi lĩnh vực nói chung và của ngành Thống kê nói riêng. Tổng cục Thống kê trong những thời gian gần đây rất quan tâm đến công tác này và trang bị cho 63 Cục Thống kê cấp tỉnh thành trên cả nước những thiết bị, máy vi tính hiện đại, cấu hình cao, nâng cấp đường mạng phục vụ cho công tác truyền tin. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay tại một số Cục Thống kê trong đó có Cục Thống kê Quảng Ninh, mặc dù trang thiết bị về CNTT đã được quan tâm nhưng mới chỉ quan tâm đến Cục Thống kê cấp tỉnh mà chưa quan tâm đồng bộ tới các Chi cục Thống kê cấp huyện, chưa có đủ nhân lực về CNTT để phát huy tác dụng của những trang thiết bị đó, các phần mềm ứng dụng trong xử lý, tổng hợp công tác thống kê vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt việc xây dựng CSDL tại Cục Thống kê Quảng Ninh còn nhiều hạn chế.

Truyền đưa và phổ biến thông tin là công việc rất quan trọng trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, do đó việc quan tâm công tác CNTT tới các Chi Cục Thống kê cấp huyện là rất quan trọng, bởi thu thập thông tin số liệu ban đầu chính là cấp huyện, công việc có thuận lợi, có chất lượng lại phụ thuộc phần nhiều vào thống kê cấp huyện, do đó ứng dụng CNTT được quan tâm đồng bộ hoá với cấp Cục chắc chắn sẽ nâng cao được hiệu suất công tác cho Ngành. Tuy nhiên, thiết bị, máy móc được trang bị mà người ứng dụng, hiểu sâu về nó lại không đủ thì máy móc có được trang thiết bị hiện đại đến đâu cũng không có tác dụng.

Trước đây, khi công nghệ thông tin chưa phát triển, việc xử lý, tổng hợp kết quả điều tra thống kê được tiến hành thủ công, tốn nhiều công sức, tiền của và thời gian. Không những thế kết quả tổng hợp thu được lại thấp. Từ khi áp dụng CNTT trong khâu xử lý và tổng hợp số liệu thống kê, thời gian xử lý và tổng hợp cho một cuộc điều tra được rút ngắn đáng kể. Hơn thế nữa, sử dụng các chương trình phần mềm ứng dụng trong khâu xử lý và tổng hợp số liệu còn cho phép nâng cao được chất lượng số liệu thống kê thông qua các chương trình kiểm tra logic và sửa lỗi, nên hoàn chỉnh và hoàn thiện về các phần mềm phục vụ công tác xử lý, tổng hợp thông tin thống kê là rất cần thiết.

Lưu trữ là một hoạt động khá quan trọng của công tác thống kê. Định kỳ, Cục Thống kê Quảng Ninh phải ra một số ấn phẩm, báo cáo có nội dung và số liệu kế tiếp của các năm trước. Hơn thế nữa, kết quả của các cuộc điều tra thống kê rất cần được lưu trữ theo thời gian để giúp cho việc thiết kế các cuộc điều tra khác tốt hơn đồng thời cũng cho phép so sánh kết quả thu được của các cuộc điều tra ở các thời điểm khác nhau.

Từ những yêu cầu thực tế trong việc ứng dụng CNTT được kể ở trên tại Cục Thống kê Quảng Ninh, cần có những giải pháp hoàn thiện ứng dụng CNTT như sau:

(1) Do ngành thống kê được tổ chức theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương, số lượng Chi cục Thống kê cấp huyện rất là nhiều, nhưng công tác ứng dụng công nghệ thông tin cho cấp huyện cần được TCTK đầu tư đúng mức. Do đó, Cục Thống kê Quảng Ninh nói riêng và Tổng cục Thống kê ngoài việc tập trung đầu tư trang bị cho Cục những thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại như máy móc thiết bị hiện đại, mạng LAN,WAN, các phần mềm hỗ trợ… đồng thời cũng cần phải trang bị cho các Chi cục Thống kê cấp huyện.

(2) Xây dựng nguồn nhân lực cho mảng công nghệ thông tin: ngồn nhân lực cho hoạt động công nghệ thông tin bao gồm nguồn nhân lực cán bộ công nghệ thông tin và cán bộ nghiệp vụ sử dụng công nghệ thông tin như là công cụ cho hoạt động nghiệp vụ. Bên cạnh giải pháp tuyển dụng để tăng cường cán bộ công nghệ thông tin được đào tạo chính quy, có thể thực hiện giải pháp đào tạo bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ thành cán bộ nòng cốt về CNTT ở các đơn vị nghiệp vụ. Đối với cán bộ nghiệp vụ, nâng cao trình độ về công nghệ thông tin, trong đó đặc biệt là kỹ năng sử dụng phần mềm phân tích thống kê như SPSS, STATA, SAS.

(3) Xây dựng các CSDL thống kê với những CSDL do Cục Thống kê Quảng Ninh xây dựng, tuỳ thuộc vào tính chất và đặc điểm của từng CSDL cụ thể có thể xây dựng theo mô hình tập trung được hiểu theo nghĩa CSDL được xây dựng tại Phòng Thanh tra - Cục Thống kê Quảng Ninh chuyên theo dõi nghiệp vụ CNTT của Cục và CSDL tập trung – phân cấp là CSDL tập trung tại 14 Chi cục huyện thị.

CSDL xây dựng theo mô hình tập trung – phân cấp thích hợp với CSDL dung lượng

lớn, không cập nhật theo thời gian ví dụ như CSDL vi mô của tổng điều tra, điều tra thống kê có quy mô lớn.

Tổ chức lưu giữ dữ liệu thành hệ thống CSDL tập trung, phân cấp và chia sẻ thông tin trên mạng. Hệ thống CSDL vi mô lưu giữ tập trung trên máy chủ thay cho lưu giữ tản mạn trước đây. Những CSDL mới nên xây dựng trên hệ quản trị CSDL sử dụng công nghệ client/server. Việc chia sẻ thông tin không chỉ là tổ chức lưu giữ thông tin trong các CSDL trên máy chủ mà còn cả việc cung cấp mô tả chi tiết về dữ liệu (dữ liệu vi mô, dữ liệu vĩ mô) một cách công khai và quản lý thẩm quyền truy nhập. Việc công khai mô tả chi tiết về các dữ liệu được thực hiện bằng cách xây dựng CSDL Metadata (dữ liệu về các dữ liệu), tạo điều kiện cho cán bộ nghiệp vụ thống kê truy nhập và khai thác CSDL bằng phần mềm phân tích thống kê hoặc bằng phần mềm Excel thông dụng.

(4) Củng cố, hoàn thiện và mở rộng CSDL động về các doanh nghiệp nhằm theo dõi sự biến động về số lượng cũng như có được các thông tin cơ bản về các doanh nghiệp phục vụ cho công tác báo cáo thường xuyên. CSDL về các doanh nghiệp còn được sử dụng làm dàn cho các cuộc điều tra chuyên sâu về các doanh nghiệp. Trong CSDL này thông tin chi tiết của các doanh nghiệp có từ 20 lao động trở lên cần được cập nhật thường xuyên. Các thông tin này sẽ sử dụng làm cơ sở để ước lượng các chỉ tiêu thống kê hàng tháng, quý của các ngành kinh tế khác nhau.

(5) Phối hợp với các cơ quan nhà nước khác xây dựng CSDL liên ngành để có thông tin thường xuyên phục vụ nhu cầu công tác thống kê. Ví dụ, phối hợp với Cục Hải quan Quảng Ninh xây dựng cơ sở dữ liệu động về xuất nhập khẩu; phối hợp với Cục Thuế Quảng Ninh xây dựng cơ sở số liệu động về số lượng doanh nghiệp…

(6) Nghiên cứu, áp dụng một số công nghệ mới: ngoài việc tiếp tục sử dụng những công nghệ truyền thống trong thu thập dữ liệu như phỏng vấn trực tiếp, ghi kết quả phỏng vấn vào phiếu điều tra, nhận báo cáo thống kê trên giấy, nhập tin bằng bàn phím nên nghiên cứu áp dụng một số công nghệ trong thu thập thông tin qua web, bằng trang nhập điện tử, truy nhập tới CSDL của cơ quan khác và công nghệ quét, nhận dạng ký tự (OCR, ICR).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thống kê nông nghiệp tại cục thống kê quảng ninh (Trang 112 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)