Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THỐNG KÊ VÀ THỐNG KÊ NÔNG NGHIỆP
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Việt Nam hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp nên thống kê nông nghiệp luôn được Nhà nước, Chính phủ cũng như các cấp các ngành địa phương quan tâm.
Vì vậy, hiện nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến thống kê nông nghiệp như: ”Nghiên cứu hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê lâm nghiệp”, chủ đề tài:
Trần Thị Minh Châu và n.n.k. thuộc Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản;
”Nghiên cứu hoàn thiện Thống kê dịch vụ Nông, lâm, thủy sản”, “Nghiên cứu hoàn thiện nội dung, phương pháp áp dụng trong Tổng điều tra Nông nghiệp” , chủ đề tài: Phạm Quang Vinh và n.n.k. thuộc Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản; “ Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp thu thập số liệu Thống kê nông- lâm- thủy sản”, chủ đề tài: Lưu Văn Vĩnh và n.n.k. thuộc Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản.
Thứ nhất, với đề ”Nghiên cứu hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê lâm nghiệp”, chủ đề tài: Trần Thị Minh Châu và n.n.k. thuộc Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản. Đề tài nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê lâm nghiệp làm cơ sở khoa học cho việc đổi mới phương án điều tra, chế độ báo cáo hàng năm áp dụng cho ngành thống kê. Cải tiến phương pháp thu thập số liệu thống kê lâm nghiệp thông qua phương án điều tra lâm nghiệp phù hợp với thực tế, có cơ sở khoa học, có tính khả thi phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương. Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính như: Sưu tầm, hệ thống hoá kinh nghiệm các nước và của tổ chức FAO về hệ thống chỉ tiêu thống kê lâm nghiệp và phương pháp thu thập số liệu thống kê lâm nghiệp. Đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thu thập số liệu thống kê lâm nghiệp hiện nay, làm rõ các ưu, nhược điểm. Hệ thống chỉ tiêu và và phương pháp thu thập số liệu thống kê lâm nghiệp được ban hành theo Quyết định 300- TCTK/NLTS (1996) và Quyết định 657/2002/QĐ- TCTK (2002) đã bổ sung, sửa đổi một số điểm so với các chế độ báo cáo trước. Đề xuất định hướng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và cải tiến phương pháp thu thập số liệu thống kê lâm nghiệp. Đề tài đã hoàn thành những nội dung nghiên cứu trên theo 5 chuyên đề:
- Chuyên đề 1: Kinh nghiệm của FAO và các nước về hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thu thập số liệu thống kê lâm nghiệp, khả năng vận dụng vào Việt Nam.
- Chuyên đề 2: Thực trạng hệ thống chỉ tiêu lâm sinh hiện nay, ưu điểm, nhược điểm và đề xuất cải tiến.
- Chuyên đề 3: Thực trạng hệ thống chỉ tiêu khai thác gỗ và lâm sản hiện nay, ưu điểm, nhược điểm và đề xuất cải tiến.
- Chuyên đề 4: Thực trạng phương pháp thu thập số liệu lâm sinh hiện nay (chế độ báo cáo, điều tra), ưu điểm, nhược điểm và đề xuất cải tiến.
- Chuyên đề 5: Thực trạng phương pháp thu thập số liệu khai thác gỗ và lâm sản hiện nay (chế độ báo cáo, điều tra), ưu điểm, nhược điểm và đề xuất cải tiến.
Phương pháp nghiên cứu là kết hợp lý luận với thực tiễn, kết hợp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về thống kê lâm nghiệp trong và ngoài nước, sử dụng tổng hợp các phương pháp thống kê trong xây dựng chỉ tiêu và phương pháp tính toán từng chỉ tiêu cụ thể.
Thứ hai, chủ nhiệm đề tài Phạm Quang Vinh và n.n.k. thuộc Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản với 2 đề tài xoay quanh 2 vấn đề liên quan đến Thống kê Nông nghiệp.
- Đề tài “ Nghiên cứu hoàn thiện Thống kê dịch vụ Nông - Lâm - Thủy sản”:
Từ các quy đinh về các hoạt động dịch vụ NLTS và hướng dẫn của FAO, đã đưa ra định nghĩa: “Hoạt động dịch vụ nông lâm thủy sản là hoạt động kinh tế đồng thời đáp ứng được hai điều kiện: Thứ nhất, đó phải là hoạt động kinh tế trong ngành nông, lâm, thủy sản. Thứ hai, được thực hiện trên cơ sở trả thù lao hoặc hợp đồng”.
Chủ nhiệm đề tài Phạm Quang Vinh và n.n.k. thuộc Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản đánh giá thực trạng thống kê dịch vụ NLTS chưa đáp ứng được thực tiễn, hệ thống chỉ tiêu dịch vụ NLTS còn sơ sài, chưa đầy đủ, nhất là các chỉ tiêu về dịch vụ thủy sản. Phương pháp thu thập số liệu dịch vụ nông nghiệp thì chỉ dừng ở việc thu thập số liệu ở các doanh nghiệp, HTX, còn với khu vực hộ thì chỉ có ở tổng điều tra chứ không điều tra trong các cuộc điều tra thường xuyên.
Phương pháp thu thập thông tin dịch vụ lâm nghiệp và thủy sản thì chưa có một
văn bản hướng dẫn cụ thể nào về phương pháp thu thập và tính toán các chỉ tiêu đó.
Từ đánh giá thực trạng, chủ nhiệm đề tài Phạm Quang Vinh và n.n.k. thuộc Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản đưa ra 1 số đề xuất hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu dịch vụ NLTS và phương pháp thu thập số liệu như: Tách các dịch vụ cho từng tiểu ngành để vừa thuận lợi cho việc phân định ranh giới, vừa thuận lợi cho việc thu thập số liệu không bọ trùng, sót, vừa tạo điều kiện cho phân tích sự chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành. Bổ sung, cụ thể hóa những phân tổ chi tiết nhằm đáp ứng yêu cầu thống kê về quy mô và kết quả hoạt động trong từng ngành, tiểu ngành.
- Đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện nội dung, phương pháp áp dụng trong Tổng điều tra Nông nghiệp”: Thông qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng nội dung thông tin trong Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản đã thực hiện ở Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực này, chủ nhiệm đề tài Phạm Quang Vinh và n.n.k. thuộc Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản đã đề xuất những vấn đề cần hoàn thiện về nội dung Tổng điều tra bao gồm cả hệ thống phiếu điều tra và hệ thống chỉ tiêu cần thu thập. Trên thực tế, phần lớn những đề xuất về nội dung thông tin, hệ thống chỉ tiêu đã được vận dụng, thể hiện trong Phương án và hệ thống phiếu Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006. Áp dụng kết quả của đề tài đã góp phần nâng cao chất lượng thông tin trong Tổng điều tra, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của Đảng, Nhà nước và các đối tượng sử dụng khác. Trên cơ sở đó giúp Đảng, Nhà nước xây dựng chiến lược, hoạch định kế hoạch và chính sách phát triển nông thôn, nông nghiệp và thủy sản trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương trong thời kỳ 2006-2010.
Thứ 3,đề tài “ Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp thu thập số liệu Thống kê nông- lâm- thủy sản”, chủ nhiệm đề tài Lưu Văn Vĩnh và n.n.k. thuộc Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản: Về cơ bản kết quả của đề tài đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết về hoàn thiện phương pháp thu thập số liệu nông lâm nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên, đây là vấn đề rộng, có tính tổng hợp cao, liên quan đến 3 ngành sản xuất lớn với nhiều tiểu ngành và có nhiều đặc thù. Đề tài đã đạt được kết quả như sau:
- Đề tài đã hệ thống hoá khuyến nghị của FAO và kinh nghiệm các nước để từ đó rút ra được những kinh nghiệm để áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt nam;
- Đề tài cũng đã đánh giá toàn diện thực trạng và ưu nhược điểm các phương pháp thu thập số liệu thống kê nông lâm nghiệp theo chế độ hiện hành. Phối hợp với Cục Thống kê Thái Bình, Vĩnh Long, Trung tâm tin học Thống kê… khảo sát thực tế ở địa phương, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học thu thập ý kiến các chuyên gia về đánh giá thực trạng, đề xuất các phương pháp hiện hành. Các đề xuất được đưa ra:
+ Phương pháp thu thập số liệu Nông Lâm nghiệp và Thủy sản trong 5 năm tới chủ yếu vẫn thông qua điều tra mẫu;
+ Tăng cường thu thập số liệu từ hồ sơ hành chính và báo cáo, nhất là đối với khu vực doanh nghiệp;
+ Giảm cỡ mẫu đối với khu vực không trọng điểm, điều kiện đi lại khó khăn, tăng kỳ điều tra đối với khu vực trọng điểm, sản xuất quy mô lớn;
+ Tăng điều tra chuyên đề để có thông số, đồng thời kết hợp hài hòa giữa điều tra và tính toán suy rộng từ các thông số thống kê thu được qua điều tra chuyên đề để nâng cao chất lượng số liệu công bố.
Kết luận chương 1
Hoạt động thống kê là điều tra, tổng hợp, phân tích và công bố các thông tin phản ánh bản chất và tính quy luật của các hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể do tổ chức thống kê Nhà nước tiến hành.
Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn về công tác thống kê và thống kê nông nghiệp, tác giả rút ra các kết luận sau:
Để thực hiện tốt công tác thống kê nói chung và thống kê nông nghiệp nói riêng cần làm rõ đối tượng nghiên cứu của thống kê từ giai đoạn điều tra thu thập thông tin số liệu ban đầu, xử lý thông tin cho tới giai đoạn cuối cùng phân tích và dự đoán thống kê.
Vấn đề cấp bách mà hiện nay rất được các đối tượng sử dụng thông tin thống kê quan tâm đó là yêu cầu về chất lượng thông tin thống kê.
Cùng với sự phát triển của đất nước công tác thống kê nói chung và thống kê
nông nghiệp cần phải có những quyết sách phù hợp về tổ chức bộ máy thống kê, Hệ thống chỉ tiêu thống kê, bảng, biểu mẫu thống kê và các kênh thông tin thống kê nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thống kê một cách trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt ngành nông nghiệp nói riêng và đáp ứng nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài.
Để hoàn thiện công tác thống kê nói chung và thống kê nông nghiệp nói riêng tại Cục Thống kê Quảng Ninh, cần đánh giá hiện trạng tình hình thực hiện công tác thống kê nông nghiệp cũng như công tác thu thập, xử lý, công bố số liệu thống kê tại Cục Thống kê Quảng Ninh.
Để đi sâu và tìm hiểu thực trạng trong công tác thống kê nông nghiệp và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác thống kê nông nghiệp tại Cục Thống kê Quảng Ninh, tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác thống kê nông nghiệp tại Cục Thống kê Quảng Ninh.
CHƯƠNG 2