Thực trạng về công tác thu thập, xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu thống kê tại Cục Thống kê Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thống kê nông nghiệp tại cục thống kê quảng ninh (Trang 65 - 72)

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỐNG KÊ NÔNG NGHIỆP TẠI CỤC THỐNG KÊ QUẢNG NINH

2.2. Thực trạng công tác thống kê nông nghiệp tại Cục Thống kê Quảng Ninh

2.2.3. Thực trạng về công tác thu thập, xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu thống kê tại Cục Thống kê Quảng Ninh

2.2.3.1 Quá trình thu thập thông tin a. Điều tra thống kê

Hoạt động điều tra thống kê nông lâm nghiệp thủy sản chủ yếu là các cuộc điều tra thường xuyên hàng năm và Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp 5 năm 1 lần.

Dù là tổng điều tra hay điều tra thường xuyên thì công tác tổ chức thực hiện cũng gồm các bước cơ bản như:

+ Trưng tập điều tra viên và tổ chức tập huấn theo phương án điều tra;

+ Thu thập số liệu;

+ Tổ chức kiểm tra, giám sát;

+ Tổ chức phúc tra kết quả điều tra;

+ Tổng kết cuộc điều tra.

(1). Công tác trưng tập điều tra viên và tổ chức tập huấn theo phương án điều tra - Các cuộc điều tra thường xuyên hiện nay đều do Chi cục thống kê các huyện, thành phố chủ trì, các cuộc điều tra này được thực hiện lặp đi lặp lại hàng năm, đa phần các điều tra viên là cán bộ thống kê cấp xã, nên công tác chuẩn bị, trưng tập và tập huấn thường được rút gọn, một số cuộc điều tra không tổ chức tập huấn cho điều tra viên mà chỉ phát phiếu điều tra, tài liệu hướng dẫn. Hầu hết các cuộc điều tra, sau khi kết thúc tập huấn thì giảng viên hướng dẫn không có bài kiểm tra để kiểm tra trình độ nghiệp vụ các điều tra viên.

Đây là những công đoạn đơn giản nhưng khá quan trọng để bắt đầu một cuộc điều tra. Trên thực tế, một số Chi cục thống kê huyện còn tổ chức qua loa, đại khái hoặc không tập huấn nên cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc điều tra.

Khi có sự thay đổi về điều tra viên thì việc hướng dẫn nghiệp vụ cho điều tra viên mới thường không được quan tâm. Khi có những thay đổi về phương pháp điều tra hoặc có những điều chỉnh từ trên xuống thì việc triển khai chậm làm cho những điều chỉnh về mặt phương pháp không phát huy được tác dụng.

Do hạn chế về nhân lực và kinh phí nên Cục thống kê (trực tiếp là Phòng thống kê nông nghiệp) vẫn chưa thực hiện được công tác kiểm tra các công đoạn này, mà chủ yếu là tin tưởng vào năng lực triển khai của các Chi cục thống kê huyện.

- Đối với Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp, công tác chuẩn bị điều tra, trưng tập và tập huấn cho điều tra viên rất quan trọng. Qua thực tế 4 lần tổng điều tra cho thấy việc trưng tập và tập huấn cho điều tra viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thông tin thu thập sau này.

Thực tế, công tác trưng tập điều tra viên của Cục Thống kê Quảng Ninh còn rất nhiều những hạn chế. Công tác trưng tập tổ trưởng và điều tra viên do Chi cục thống kê các huyện, thành phố chủ trì nhưng phải dựa vào chính quyền cấp xã, thôn. Đây là một cuộc điều tra lớn nên cần huy động rất nhiều người, tuy nhiên

việc tuyển chọn điều tra viên cũng không có những quy định cụ thể nên công việc này còn gặp nhiều hạn chế. Kết quả là chất lượng điều tra viên không đồng đều, có những điều tra viên khá già hay trình độ thấp ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu các nghiệp vụ thống kê cũng như đi điều tra thực tế.

Công tác tập huấn nghiệp vụ được tiến hành qua 2 cấp, đầu tiên là Cục Thống kê tổ chức tập huấn cho cán bộ của Chi cục thống các huyện; sau đó các Chi cục thống kê huyện mở lớp tập huấn cho BCĐ xã, đội trưởng và điều tra viên. Việc tập huấn nghiệp vụ của ngành hiện nay còn gặp khá nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do trình độ của cả giảng viên lẫn điều tra viên còn thấp, dẫn đến việc truyền thụ và tiếp thu còn gặp nhiều hạn chế. Các bài giảng cũng không có một giáo án cụ thể, và không theo một phương pháp thống nhất nào. Chính vì vậy mà công tác kiểm tra giáo án cũng như phương pháp giảng bài còn gặp nhiều khó khăn.

Các chương trình tập huấn do kinh phí hạn chế và một số điều kiện không thuận lợi nên thời gian hướng dẫn thường được rút ngắn, có cuộc điều tra chỉ tập huấn trong 1 buổi sáng. Các cuộc điều tra không được tổ chức rút kinh nghiệm một cách cụ thể, nên những kinh nghiệm, những điểm còn hạn chế của các đợt điều tra trước không được nêu ra dẫn đến việc một số chương trình tập huấn chỉ mang tính hình thức.

(2). Công đoạn thu thập số liệu: Là việc tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được điều tra để thu thập các thông tin về điều kiện hay kết quả sản xuất nông nghiệp. Đây là công đoạn quyết định đến chất lượng thông tin được thu thập.

Thực tế việc thu thập số liệu tại Cục thống kê Quảng Ninh còn gặp rất nhiều khó khăn và công đoạn này cũng chịu nhiều các yếu tố tác động. Hiện nay Cục thống kê chưa kiểm soát được sai số trong quá trình thu thập thông tin, mặc dù điều tra thống kê nông nghiệp là điều tra đơn giản nhất trong số các cuộc điều tra mà Cục Thống kê tiến hành.

- Là một tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo đặc điểm địa hình rất phức tạp vì thế một số cuộc điều tra để thu thập thông tin cũng gặp không ít khó khăn.

- Chất lượng cuộc điều tra thấp một phần là do công chi cho điều tra viên

thấp trong khi khối lượng công việc khá nhiều, so với công việc khác thì thù lao cũng ít hơn nên nhiều điều tra viên không nhiệt tình trong công tác điều tra. Một số điều tra viên do làm công tác kiêm nhiệm nên không nắm vững nghiệp vụ về điều tra thống kê, lại thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc dẫn đến làm sai, làm tắt dẫn đến thông tin thu thập được không phản ánh đúng tình hình thực tế. Thêm vào đó việc điều tra viên đến không gặp được chủ hộ, hay người nắm được thông tin mà phải phỏng vấn thông qua người khác trong hộ gia đình nên chất lượng số liệu cũng kém chính xác. Những lỗi mà điều tra viên hay mắc phải như là: không đến tận hộ để phỏng vấn; phỏng vấn không đúng đối tượng; tự ý điều chỉnh thông tin trên phiếu...

- Về kỹ thuật phỏng vấn: Quy trình phỏng vấn cũng không theo một nguyên tắc nhất định, điều tra viên thường tự phỏng vấn theo kinh nghiệm hoặc ý hiểu của mình dẫn tới làm giảm tính thống nhất trong điều tra.

- Do đặc điểm của một số cuộc điều tra mà những thông tin cần thu thập thường phải hồi tưởng, ước đoán dẫn đến thông tin thu được thiếu tính chính xác.

Ví dụ: thông tin về sản lượng gia cầm bán, giết thịt trong 6 tháng qua; sản lượng các sản phẩm thu nhặt từ rừng...

- Thời điểm tiến hành điều tra không sát với thời vụ sản xuất cũng gây ảnh hưởng tới kết quả điều tra.

(3). Công tác kiểm tra, giám sát: việc thực hiện các cuộc điều tra có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cuộc điều tra được tiến hành theo đúng phương án điều tra và đảm bảo về mặt chất lượng số liệu.

Do lực lượng cán bộ của ngành ít, kinh phí dành cho hoạt động này còn hạn chế nên công tác này nhiều khi chỉ mang tính hình thức, không được chú trọng.

- Đối với các cuộc điều tra thường xuyên, cả cấp tỉnh và cấp huyện đều không thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện; ít khi tiến hành kiểm tra giám sát việc thực hiện. Chính vì vậy mà việc kiểm tra, uốn nắn những sai sót trong quá trình điều tra không thực hiện được.

- Đối với Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn, do đây là một cuộc điều tra

lớn nên việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát được thực hiện bài bản và có kế hoạch; từ cấp tỉnh đến cấp xã đều thành lập Ban chỉ đạo điều tra. Tuy nhiên công tác kiểm tra, giám sát gặp nhiều khó khăn do nhiều địa bàn ở xa, nằm rải rác mà lực lượng cán bộ của các Chi cục lại ít.

Thực tế việc kiểm tra, giám sát ít được Ban chỉ đạo cấp xã được quan tâm.

Nhiều ban chỉ đạo xã còn coi tổng điều tra là việc của ngành thống kê. Chỉ khi nào có cán bộ thống kê đi thực địa kiểm tra thì ban chỉ đạo xã mới làm việc.

Trong tổng điều tra việc kiểm tra giám sát quá trình điều tra được xây dựng thành quy trình cụ thể giữa Tổ trưởng và Điều tra viên, trách nhiệm của đội trưởng là kiểm tra phiếu và uốn nắn nghiệp vụ cho các điều tra viên hàng ngày. Thực tế, vai trò các đội trưởng là rất mờ nhạt, nhiều tổ trưởng trình độ còn hạn chế, không năm vững nghiệp vụ, hoặc vẫn còn xao nhãng trong công việc, phó mặc cho điều tra viên.

(4). Công tác thanh tra, phúc tra:

Công tác thanh tra, phúc tra là việc kiểm tra, xác minh lại việc thực hiện các quy trình và kết quả điều tra. Công tác phúc tra chủ yếu là Phòng thống kê nông nghiệp kết hợp với cán bộ thanh tra tiến hành phúc tra kết quả điều tra các Chi cục thống kê huyện, thành phố. Vì là cán bộ cùng ngành nên khi tiến hành thanh tra phúc tra có phát hiện sai phạm thì việc xử lý cũng chỉ mang tính nhắc nhở là chính, không có tính răn đe, làm cho hoạt động điều tra ít hiệu quả.

(5). Công tác tổng kết cuộc điều tra, cũng không nêu những thuận lợi khó khăn trong quá trình điều tra, các lỗi sai không được tiếp thu, sửa chữa theo quy trình khoa học, mà hầu hết là được làm theo kinh nghiệm riêng của mỗi người, dẫn tới những nỗ lực nâng cao chất lượng các cuộc điều tra không đạt hiệu quả. Hiện tại không có đánh giá về mặt lượng đối với những khó khăn, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch, cũng như sai số của số liệu thu thập.

b. Chế độ báo cáo thống kê cơ sở

Chế độ báo cáo Thống kê cơ sở do Cục Thống kê triển khai (trực tiếp Phòng thống kê nông nghiệp) tới các Doanh nghiệp Nhà nước. Tùy theo từng nội dung,

chế độ báo cáo. Cục Thống kê có thể mở các lớp tập huấn hoặc gửi công văn kèm theo hướng dẫn yêu cầu các đơn vị này thực hiện chế độ báo cáo.

Việc chấp hành chế độ báo cáo thống kê cơ sở của các Doanh nghiệp Nhà nước (Nông, lâm trường...) chưa được thực hiện nghiêm túc. Nhiều đơn vị thường xuyên gửi báo cáo không đúng thời gian quy định, một số đơn vị còn quên thực hiện chế độ báo cáo, cán bộ thống kê phụ trách phải thường xuyên nhắc nhở.

Về chất lượng báo cáo nhìn chung các báo cáo của các đơn vị đáp ứng được yêu cầu của cơ quan thống kê (được thể hiện bằng mức chính xác qua từng chỉ tiêu và sự đầy đủ).

Nhìn chung việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê cơ sở tại Cục Thống kê Quảng Ninh tương đối thuận lợi. Chế độ báo cáo được thực hiện đúng phương án và đảm bảo được nhu cầu thông tin của khu vực Kinh tế Nhà nước theo quy định của Tổng cục Thống kê.

2.2.3.2 Thực hiện Chế độ báo cáo tổng hợp (quá trình xử lý, tổng hợp, phân tích)

a. Cơ quan báo cáo:

Thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp tại Cục Thống kê Quảng ninh là việc tổng hợp số liệu từ các cuộc điều tra và báo cáo thống kê cơ sở theo hệ thống biểu mẫu được quy định theo từng kỳ báo cáo (Ước tính, chính thức, báo cáo hàng tháng...). Kèm theo các báo cáo bằng số liệu là các báo cáo thuyết minh cách thức thực hiện và báo cáo phân tích, diễn giải nguyên nhân tăng giảm của đối tượng nghiên cứu.

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp được thực hiện qua 2 cấp là cấp huyện và cấp tỉnh.

b. Nội dung báo cáo:

Chế độ báo cáo thống kê định kỳ nông lâm nghiệp thủy sản áp dụng đối với cấp Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo Thông tư số 08/2012/TT-BKHĐT ngày 07/11/2012.

Chế độ báo cáo thống kê gồm: 30 biểu mẫu nhằm thu thập thông tin về các

lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, báo cáo phân tích háng tháng, quý, năm và các báo khác về trang trại, hợp tác xã, công trình thủy lợi…

c. Đánh giá chung về hoạt động xử lý, tổng hợp số liệu thống kê

Công tác xử lý, tổng hợp số liệu là một trong những công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất thông tin thống kê. Trước đây, khi công nghệ thông tin chưa phát triển, việc xử lý, tổng hợp kết quả điều tra thống kê được tiến hành thủ công, tốn nhiều công sức, tiền của và thời gian, không những thế kết quả tổng hợp thu được độ chính xác thấp. Từ khi áp dụng công nghệ thông tin trong khâu xử lý và tổng hợp số liệu thống kê, thời gian xử lý và tổng hợp cho một cuộc điều tra được rút ngắn đáng kể. Hơn thế nữa, sử dụng các chương trình phần mềm chuyên ngành trong khâu xử lý và tổng hợp số liệu còn cho phép nâng cao được chất lượng số liệu thống kê thông qua các chương trình kiểm tra lỗi.

Tuy nhiên một số công đoạn vẫn phải thực hiện thủ công nên vẫn ảnh hưởng đến tính chính xác của số liệu, ví dụ: công đoạn nhập số liệu từ phiếu điều tra vào chương trình phần mềm hiện nay chưa kiểm soát được sai số. Do khối lượng công việc nhiều, thường dồn vào một thời điểm, nên việc kiểm tra, soát xét nhiều khi còn làm qua loa đại khái, không đạt hiệu quả cao.

d. Đánh giá chung về hoạt động phân tích thống kê

Công tác phân tích số liệu thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản đã được tiến hành trên cơ sở số liệu điều tra thường xuyên và điều tra chuyên đề. Trong những năm qua, công tác phân tích thống kê nông nghiệp chủ yếu tập trung vào các báo cáo 6 tháng (kết thúc vụ đông xuân), 9 tháng (kết thúc vụ hè thu và ước tính cả năm), báo cáo năm về nông, lâm, thủy sản. Nội dung các báo cáo phân tích bao gồm các chỉ tiêu hiện vật và một số chỉ tiêu giá trị, chi tiết đến các nhóm cây, con hoặc sản phẩm chủ yếu, khá toàn diện, từ điều kiện sản xuất, quá trình sản xuất đến kết quả sản xuất, qua đó phản ánh thực trạng và động thái phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của huyện và tỉnh. Trên cơ sở phân tích thực trạng, nhiều báo cáo còn đề cập đến nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng đó trong năm báo cáo bằng nhiều chỉ tiêu về cơ cấu, tốc độ khá chi tiết. Phương pháp

phân tích của Thống kê trong lĩnh vực nông nghiệp tuy còn giản đơn, sơ lược nhưng điều quan trọng là đã lý giải được nguyên nhân tăng giảm của số liệu thống kê về các cây, con cụ thể vào thời kỳ báo cáo đồng thời dự đoán được triển vọng của tình hình. Thông thường, đến tháng 9 ngành thống kê thực hiện báo cáo phân tích thực trạng 9 tháng (qua 2 vụ Đông xuân và Hè thu) và dự báo kết quả cả năm và vụ mùa cũng như các chỉ tiêu khác về lâm nghiệp, thủy sản, giá trị sản xuất từng ngành. Báo cáo này có tác dụng phục vụ kịp thời yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo huyện và của tỉnh.

Báo cáo hàng tháng về nông nghiệp chủ yếu là báo cáo tiến độ sản xuất mà nguồn thông tin chủ yếu là lấy từ báo cáo nhanh của các Ban nông nghiệp xã, Ban thống kê xã (đối với cấp huyện) hay lấy từ Sở nông nghiệp (đối với cấp tỉnh) về quá trình sản xuất nông nghiệp và những vấn đề đột xuất như hạn hán, bão lụt, sâu bệnh, dịch bệnh gia súc, v.v... Tác dụng của báo cáo tháng là làm tài liệu tham khảo cho các báo cáo kết thúc vụ, 6 tháng, 9 tháng và cả năm về nông, lâm, thủy sản phục vụ yêu cầu lãnh đạo ở địa phương. Đó cũng là các chỉ tiêu đầu ra được sử dụng phổ biến trong thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản hiện nay, dù báo cáo này ở cấp tỉnh do ngành Nông nghiệp thực hiện.

Báo cáo phân tích chuyên đề: Hiện nay Cục Thống kê chưa có cáo phân tích chuyên đề về nông, lâm nghiệp và thủy sản theo các kỳ kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm, hoặc phân tích sâu theo các chuyên đề cụ thể như kinh tế trang trại, kinh tế HTX, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, …thực trạng nông nghiệp nông thôn qua các thời kỳ v.v...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thống kê nông nghiệp tại cục thống kê quảng ninh (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)