Thực trạng về sản phẩm thông tin thống kê và đánh giá của đối tượng sử dụng thông tin thống kê của Cục Thống kê Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thống kê nông nghiệp tại cục thống kê quảng ninh (Trang 75 - 92)

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỐNG KÊ NÔNG NGHIỆP TẠI CỤC THỐNG KÊ QUẢNG NINH

2.3. Thực trạng về sản phẩm thông tin thống kê và đánh giá từ phía đối tượng sử dụng thông tin thống kê của cục Thống kê Quảng Ninh

2.3.1. Thực trạng về sản phẩm thông tin thống kê và đánh giá của đối tượng sử dụng thông tin thống kê của Cục Thống kê Quảng Ninh

2.3.1. Thực trạng về sản phẩm thông tin thống kê và đánh giá của đối tượng sử dụng thông tin thống kê của Cục Thống kê Quảng Ninh.

Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành thống kê nói chung và thống kê nông nghiệp nói riêng đã có những nỗ lực nhằm cải thiện chất lượng thông tin thống kê để đáp ứng nhu cầu thông tin góp phần phục vụ công tác quản lý, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của các cấp lãnh đạo, cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và chi tiết của các đối tượng sử dụng.

Bảng 2.2: Đánh giá của đối tượng sử dụng về mức độ hài lòng trong việc phố biến/cung cấp số liệu thống kê của Cục Thống kê Quảng Ninh

Diễn giải Tổng số

Chia ra Hài lòng Tương đối

hài lòng

Chưa hài lòng Số người trả lời

TỔNG SỐ 250 95 140 15

Công chức/viên chức 182 68 104 10

Doanh nhân/ Nhà đầu tư 42 14 23 5

Nhà báo 11 8 3 -

Nhà nghiên cứu, giáo viên, hs, sv 12 4 8 -

Nghề nghiệp khác 3 1 2 -

Cơ cấu

TỔNG SỐ 100 38,00 56,00 6,00

Công chức/viên chức 100 37,36 57,14 5,5

Doanh nhân/ Nhà đầu tư 100 33,33 54,76 11,90

Nhà báo 100 72,72 27,28 -

Nhà nghiên cứu, giáo viên, hs, sv 100 33,33 66,67 -

Nghề nghiệp khác 100 33,33 66,67 -

(Nguồn: Kết quả điều tra Nhu cầu thông tin thống kê 2014 - TCTK)

Qua thực tế cung cấp thông tin thống kê nói chung và trong lĩnh vực thống kê nông nghiệp nói riêng thì đối tượng sử dụng chủ yếu và thường xuyên là lãnh đạo các cấp và cán bộ công chức (đạt tỷ lệ khoảng 72,80% khối lượng thông tin cung cấp), còn lại là đối tượng khác như các doanh nghiệp, cơ quan báo đài, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên…

Trong tổng số 250 người đã sử dụng thông tin thống kê, có 95 người đạt tỷ lệ 38,00% hài lòng đối với việc cung cấp số liệu thống kê, có 140 người đạt tỷ lệ 56,00%

tương đối hài lòng và chỉ có 15 người đạt tỷ lệ 6,00% chưa cảm thấy hài lòng.

Tuy nhiên những đánh giá mức độ hài lòng về thông tin thống kê cũng chỉ là những đánh giá chung nhất. Thực tế chất lượng thông tin thống kê vẫn còn gặp rất nhiều hạn chế, đòi hỏi phải phân tích sâu từng khía cạnh về chất lượng thông tin.

Sau đây là đánh giá chi tiết về chất lượng thống kê theo 6 tiêu chí sau:

2.3.1.1 Tính phù hợp

Tính phù hợp của số liệu thống kê nông, lâm nghiệp và thuỷ sản thể hiện ở mức độ đáp ứng những yêu cầu của những người sử dụng tin cả trong và ngoài nước. Về yêu cầu, tính phù hợp của hệ thống số liệu nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cần đảm bảo trên cả hai khía cạnh: Một mặt, đáp ứng được những thông tin mà người sử dụng đang cần, mặt khác cần đảm bảo tính phù hợp về khái niệm được sử dụng. Tính phù hợp đòi hỏi khi tổ chức thu thập thông tin phải lấy yêu cầu của người dùng tin làm mục tiêu cao nhất.

Trong số 288 người đã sử dụng thông tin thống kê, có 176 người (tương đương với 61,11%) cho rằng thông tin thống kê rất hữu dụng với công việc của họ và đặc biệt có 108 người (tương đương 37,50%) cho rằng rất có tác dụng. Như vậy, ngành Thống kê cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng thông tin.

Bảng 2.3: Đánh giá của các đối tượng điều tra về tác dụng số liệu thống kê của Cục Thống kê Quảng Ninh

Diễn giải Tổng

số

Chia ra Rất có

tác dụng

Có tác dụng

Ít có tác dụng

Không có tác dụng Số người trả lời

TỔNG SỐ 288 108 176 4 0

Công chức/viên chức 196 99 95 2 -

Doanh nhân/ Nhà đầu tư 35 2 31 2 -

Nhà báo 12 5 7 - -

Nhà nghiên cứu, giáo viên, hs, sv 36 2 34 - -

Nghề nghiệp khác 9 - 9 - -

Cơ cấu

TỔNG SỐ 100 37,50 61,11 1,39 0

Công chức/viên chức 100 50,51 48,47 1,02 -

Doanh nhân/ Nhà đầu tư 100 5,71 88,57 5,72 -

Nhà báo 100 41,67 58,33 - -

Nhà nghiên cứu, giáo viên, hs, sv 100 5,56 94,44 - -

Nghề nghiệp khác 100 - 100,0 - -

( Nguồn: Kết quả điều tra Nhu cầu thông tin thống kê 2014 – TCTK) Trong điều kiện hạn chế về nhiều mặt, đặc biệt là kinh phí, Cục Thống kê Quảng Ninh đã cố gắng cung cấp các sản phẩm thông tin về tình hình trong lĩnh vực nông nghiệp như: các số liệu về tình hình sản xuất nông nghiệp theo định kỳ. Các số liệu về số lượng doanh nghiệp nông nghiệp, số lượng lao động, giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế, giá trị nông nghiệp theo giá so sánh 2010… thông qua kết quả điều tra nông nghiệp hàng năm.

Những sản phẩm chung đã đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của người sử dụng, cụ thể; đối với công tác điều hành, chỉ đạo và quản lý kinh tế xã hội, số liệu thống

kê đóng vai trò chính như là một nguồn thông tin trực tiếp nhất và tin cậy, được sử dụng chính thức trong các kỳ họp đánh giá và lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh hàng tháng, hàng quý và cả năm.

Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhóm người sử dụng là các nhà nghiên cứu, giảng dạy, phục vụ mục đích kinh doanh, tìm hiểu thị trường, một số ấn phẩm thống kê, đặc biệt là Niên giám Thống kê, đã được in ấn và phát hành rộng rãi bằng hai thứ tiếng đã phục vụ đông đảo đối tượng có nhu cầu. Mặc dù có những điểm tích cực, song do nhu cầu thông tin thống kê đối với nhóm này đòi hỏi khá chuyên sâu chi tiết và khá khác biệt đối với hệ thống thu thập thông tin ban đầu và hệ thống các chỉ tiêu báo cáo mà Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh đang thực hiện, do đó đòi hỏi nhiều công sức và chi phí để thực hiện.

2.3.1.2. Tính chính xác

Tính chính xác của số liệu nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là mức độ chính xác của những số liệu được thu thập từ các nguồn thông tin khác nhau như chế độ báo cáo, thu thập từ điều tra (Tổng điều tra hoặc điều tra mẫu suy rộng). Tính chính xác phản ánh khoảng cách giữa giá trị của thông tin thu thập và giá trị thực của các hiện tượng phát sinh.

Bảng 2.4: Đánh giá của đối tượng điều tra về độ tin cậy số liệu thống kê mà Cục Thống kê Quảng Ninh đã cung cấp/phổ biến

Diễn giải Tổng

số

Chia ra Tin

cậy

Tương đối tin cậy

Ít tin cậy

Chưa tin cậy Số người trả lời

TỔNG SỐ 269 86 171 9 3

Công chức/viên chức 194 65 118 8 3

Doanh nhân/ Nhà đầu tư 31 3 27 1 -

Nhà báo 10 4 6 - -

Nhà nghiên cứu, giáo viên, hs, sv 25 9 16 - -

Nghề nghiệp khác 9 5 4 - -

Cơ cấu

TỔNG SỐ 100 31,97 63,57 3,35 1,11

Công chức/viên chức 100 33,51 60,82 4,12 1,55

Doanh nhân/ Nhà đầu tư 100 9,68 87,10 3,22 -

Nhà báo 100 40,00 60,00 - -

Nhà nghiên cứu, giáo viên, hs, sv 100 36,00 64,00 - -

Nghề nghiệp khác 100 55,55 44,45 - -

(Nguồn: Kết quả điều tra Nhu cầu thông tin thống kê năm 2014 – TCTK) Có 269 người đánh giá về độ tin cậy của số liệu thống kê mà ngành Thống kê cung cấp, có 31,97% số người cho rằng số liệu thống kê đáng tin cậy, 63,57%

cho rằng tương đối tin cậy, còn lại 3,35% cho rằng ít tin cậy và 1,11% chưa tin cậy.

Như vậy đánh giá về tính chính xác của số liệu thống kê của người sử dụng không được cao. Điểm đáng quan tâm là số người đánh giá số liệu thống kê ít tin cậy và chưa tin cậy là đối tượng cán bộ, công chức/viên chức, là những người thường xuyên sử dụng số liệu thống kê.

Thông tin thống kê nông, lâm nghiệp và thuỷ sản về cơ bản đã phản ánh được xu hướng, diễn biến tình hình thực tế. Những thông tin quan trọng như giá trị sản xuất, sản lượng sản phẩm các cây, con chủ yếu (lúa, ngô, bò, cá, tôm,...) đã thể hiện được xu thế phát triển cũng như diễn biến mùa màng và các điều kiện phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên, tính chính xác của số liệu thống kê trong lĩnh vực này còn bộc lộ nhiều những hạn chế, cụ thể:

(1). Số liệu giữa các nguồn chưa thống nhất với nhau. Điển hình về sự mâu thuẫn này là số liệu sản xuất của một số cây công nghiệp lâu năm thường xuyên thấp hơn sản lượng xuất khẩu. Một trong những nguyên nhân là do phương pháp thu thập các thông tin về diện tích trồng và năng suất các loại cây này chưa phản ánh hết được thực tế.

(2). Số liệu Trung ương không khớp với số liệu các địa phương mà thể hiện rõ nhất là chỉ tiêu về giá trị sản xuất nông nghiệp. Chỉ tiêu giá trị sản xuất (cả theo giá cố định và giá thực tế) tổng hợp từ các địa phương thường xuyên lớn hơn số liệu

tính toán tại trung ương từ 6 - 10%. Có nhiều nguyên nhân: do những hạn chế của việc sử dụng bảng giá cố định năm 1994; do phương pháp tính toán chưa thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

(3). Hiện tượng chênh nhiều giữa số liệu ước tính với số liệu sơ bộ và số liệu chính thức là khá phổ biến. Hiện tượng này phát sinh ở hầu hết các loại sản phẩm, đặc biệt là các thông tin về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng cây nông nghiệp lâu năm, năng suất một số cây hàng năm. Những chênh lệch này phát sinh cả cấp trung ương và các cấp địa phương. Sự chênh lệch đó bắt nguồn từ đặc điểm của sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là còn lệ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên môi trường, nếu trong năm xảy ra những yếu tố bất thường (dịch bệnh, lũ lụt, bão, hạn hán,...) sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất cũng như chất lượng các thông tin ước tính về kết quả sản xuất. Tuy nhiên, một số thông tin chỉ được điều tra thu thập một năm một lần (thuỷ sản, cây lâu năm) cũng là nguyên nhân tạo ra sự chênh lệch giữa số liệu ước tính, sơ bộ và chính thức.

(4). Độ tin cậy một số chỉ tiêu, nhất là các chỉ tiêu về dịch vụ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản còn thấp chủ yếu do phương pháp thu thập và tính toán nhiều chỉ tiêu dịch vụ chưa cụ thể trong khi nội dung một số dịch vụ rất khó lượng hoá.

Thông tin để phân tích ảnh hưởng tích cực của các hoạt động dịch vụ đến kết quả sản xuất hầu như chưa được chính thức hoá một cách có hệ thống thông qua hệ thống biểu mẫu của chế độ báo cáo. Các chỉ tiêu dịch vụ cũng còn rất sơ sài và chỉ nhằm mục đích tính giá trị sản xuất dịch vụ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo giá cố định và giá thực tế. Ngay bản thân các chỉ tiêu giá trị cũng chưa phản ánh hết kết quả hoạt động dịch vụ do chỉ giới hạn trong một khâu công việc nhất định, mới đề cập đến giá trị sản xuất mà chưa có thông tin về giá trị tăng thêm. Đồng thời vẫn còn chung chung, chưa tách bóc kết quả của từng ngành, do vậy chưa đưa ra được kết quả cụ thể của từng ngành và từng khâu công việc của từng ngành là bao nhiêu.

Tuy đã có khái niệm, nội dung từng hoạt động dịch vụ như trên, nhưng từ đó đến nay vẫn tồn tại vấn đề lớn là phương pháp thu thập tính toán từng chỉ tiêu dịch vụ cụ thể như thế nào để đảm bảo có cơ sở khoa học và thực tế, chất lượng số liệu có

độ tin cậy cần thiết. Do chưa có phương pháp thu thập và tính toán phù hợp nên cho đến nay, giữa Tổng cục Thống kê với các Cục thống kê, giữa các tỉnh với nhau vẫn chưa có sự thống nhất cả về nội dung và kỹ thuật tính toán cụ thể. Phương pháp sử dụng hiện nay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia, tham khảo các tài liệu có liên quan để từ đó ước lượng giá trị từng hoạt động dịch vụ chủ yếu. Do vậy, độ tin cậy của số liệu dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp cả Tổng cục và các Cục Thống kê tỉnh, thành phố, Chi cục Thống kê các huyện, thị xã vẫn còn hạn chế về nhiều mặt. Cùng một nội dung hoạt động như nhau nhưng kết quả tính toán giữa các địa phương vẫn còn khác nhau. Số liệu thu thập và tính toán của các Cục Thống kê cũng chỉ là tài liệu tham khảo đối với Tổng cục trong tính toán chỉ tiêu này. Kết quả tính toán của các Cục Thống kê địa phương ở các vùng cho thấy tỷ trọng giá trị các hoạt động dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi nói chung và trồng trọt nói riêng trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và trồng trọt còn có sự chênh lệch rất lớn giữa vùng này với vùng khác cũng như giữa các tỉnh trong cùng một vùng.

(5). Còn chênh lệch nhiều giữa kết quả điều tra thường xuyên và Tổng điều tra và thể hiện khá rõ về số liệu chăn nuôi (là thông tin được đồng thời thu thập cả qua điều tra mẫu và Tổng điều tra).

(6) Việc chấp hành chưa nghiêm Luật Thống kê của một bộ phận doanh nghiệp liên quan ngành nông, lâm, thủy sản và một bộ phận không nhỏ người dân, nên cung cấp số liệu ban đầu thiếu chính xác và không kịp thời.

2.3.1.3. Tính đầy đủ

Tính đầy đủ đòi hỏi tối ưu hoá lượng thông tin cung cấp cho chủ thể quản lý, có nghĩa là thông tin đảm bảo cho chủ thể quản lý cần và đủ đề ra quyết định đúng, để tác động đúng có hiệu quả. Nếu thông tin thiếu, khó có thể quyết định quản lý phù hợp, thường dẫn đến bệnh chủ quan duy ý chí trong quản lý. Nếu thừa thông tin, trước hết là tốn sức người sức của, hơn nữa người quản lý mất nhiều thời gian, sức lực để xử lý, chọn lọc, kết quả có khi cũng giống như thiếu thông tin. Một yêu cầu trong tính đầy đủ, tối ưu của thông tin là đảm bảo tính phù hợp giữa thông tin với thẩm quyền, quyền hạn của chủ thể quản lý và sử dụng thông tin. Vì vậy cần xác định đúng thẩm quyền của các cơ quan quản lý và của những người lãnh đạo,

đảm bảo thông tin cho họ thực hiện đúng chức năng thẩm quyền. Trong hệ thống quản lý, thông thường cấp lãnh đạo cao cần những thông tin mang tính chiến lược, khái quát hoá cao, thông tin tác nghiệp thường sử dụng ở các khâu trung gian, thông tin ban đầu được sử dụng ở khâu cơ sở.

Trong tổng số 268 người trả lời phỏng vấn được thể hiện ở bảng 2.6 về tính đầy đủ của số liệu thống kê, có 197 người cho rằng số liệu thống kê tương đối đầy đủ (đạt tỷ lệ 73,51%), 46 người (đạt tỷ lệ 17,16%) đồng ý số liệu thống kê là đầy đủ, 25 người còn lại không đồng ý mà cho rằng số liệu thống kê chưa đầy đủ (chiếm tỷ lệ 9,33%). Thông qua bảng số liệu 2.6 này, thể hiện số liệu ngành Thống kê cung cấp là tương đối đầy đủ. Cho thấy ngành thống kê cần phải nghiên cứu và áp dụng những chỉ tiêu mới phù hợp với điều kiện kinh tế -xã hội hiện tại cung cấp đầy đủ hơn nữa nhu cầu thông tin cho các đối tượng tin dùng.

Bảng 2.5: Đánh giá của các đối tượng điều tra về tính đầy đủ của số liệu thống kê mà Cục Thống kê Quảng Ninh đã cung cấp/phổ biến

Diễn giải Tổng số

Chia ra Đầy đủ Tương đối

đầy đủ

Chưa đầy đủ Số người trả lời

TỔNG SỐ 268 46 197 25

Công chức/viên chức 193 28 141 24

Doanh nhân/ Nhà đầu tư 33 9 23 1

Nhà báo 8 - 8 -

Nhà nghiên cứu, giáo viên, hs, sv 23 6 17 -

Nghề nghiệp khác 11 3 8 -

Cơ cấu

TỔNG SỐ 100 17,16 73,51 9,33

Công chức/viên chức 100 14,51 73,06 12,43

Doanh nhân/ Nhà đầu tư 100 27,27 69,70 3,03

Nhà báo 100 - 100,00 -

Nhà nghiên cứu, giáo viên, hs, sv 100 26,09 73,91 -

Nghề nghiệp khác 100 27,27 72,73 -

(Nguồn: Kết quả điều tra Nhu cầu thông tin thống kê 2014 – TCTK)

2.3.1.4. Tính kịp thời

Tính kịp thời của số liệu phản ánh độ dài thời gian giữa số liệu sẵn có để sử dụng với những sự kiện và hiện tượng phát sinh. Tiêu thức liên quan trực tiếp đến tính kịp thời của sản phẩm thống kê là đảm bảo đúng thời gian cung cấp và công bố số liệu. Tính kịp thời đòi hỏi phải có kế hoạch rõ ràng về thời gian xuất bản các ấn phẩm, thời gian công bố, phổ biến số liệu.

Bảng 2.6: Đánh giá của các đối tượng điều tra về tính kịp thời của số liệu thống kê mà Cục Thống kê Quảng Ninh đã cung cấp/phổ biến

Diễn giải Tổng số

Chia ra Rất kịp thời Tương đối

kịp thời

Chưa kịp thời Số người trả lời

TỔNG SỐ 252 40 177 35

Công chức/viên chức 184 31 118 35

Doanh nhân/ Nhà đầu tư 30 2 28 -

Nhà báo 10 2 8 -

Nhà nghiên cứu, giáo viên, hs, sv 22 3 19 -

Nghề nghiệp khác 6 2 4 -

Cơ cấu

TỔNG SỐ 100 15,87 70,24 13,89

Công chức/viên chức 100 16,84 64,13 19,03

Doanh nhân/ Nhà đầu tư 100 6,67 93,33 -

Nhà báo 100 20,00 80,00 -

Nhà nghiên cứu, giáo viên, hs, sv 100 13,64 86,36 -

Nghề nghiệp khác 100 33,33 66,67 -

( Nguồn: Kết quả điều tra Nhu cầu thông tin thống kê 2014 – TCTK) Trong tổng số 252 người đánh giá về tính kịp thời của số liệu thống kê do Cục Thống kê Quảng Ninh cung cấp, có 40 người đồng ý số liệu thống kê của Cục Thống kê Quảng Ninh rất kịp thời đạt tỷ lệ 15,87%, 35 người đạt tỷ lệ 13,89% cho

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thống kê nông nghiệp tại cục thống kê quảng ninh (Trang 75 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)