Chương 2: HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ HỮU THỈNH
3.4.1. Giọng tâm tình, thiết tha
Thơ Hữu Thỉnh toát lên giọng điệu tâm tình, thiết tha được lọc ra từ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của một người lính - thi sĩ. Trong khi giọng điệu chủ đạo của thơ chống Mỹ là giọng sử thi, trang trọng thành kính thì giọng điệu này giữ vai trò chủ yếu trong thơ Hữu Thỉnh giai đoạn sáng tác trong chiến tranh (Âm vang chiến hào, Tiếng hát trong rừng) và hai tập Thư mùa đông và Thương lượng với thời gian ở chặng đường sau
Trong Âm vang chiến hào và Tiếng hát trong rừng, giọng tâm tình, thiết tha gần như giữ vai trò chủ đạo về mặt giọng điệu trong thơ Hữu Thỉnh.
Ông viết về cuộc chiến tranh, về người mẹ, người lính… bằng chất giọng tâm tình mà tha thiết.
Giọng điệu thơ Hữu Thỉnh mang đậm tính chủ quan, của cái tôi trữ tình trong thơ. Nó chính là giọng điệu tâm hồn của nhà thơ, đồng thời còn có sự vang ứng của thời đại. Cái tôi trữ tình trong thơ ở giai đoạn sáng tác trong chiến tranh thường đại diện cho tập thể những người lính để bày tỏ những tâm tư, tình cảm. Cái tôi trữ tình xưng “tôi”, “con”, “anh” để bộc bạch về bản thân, về cuộc chiến tranh, về mẹ, về quê hương, về tình yêu… Tất cả tạo nên những vần thơ đầy cảm động và chân thực:
Ta nhìn lên trời, trời dậy ta khát khao ta đi trong rừng, rừng nuôi ta dài rộng mẹ dõi theo ta thức khuya dậy sớm
nắm cơm chiến hào xúc động quá, sao mai!
(Đêm chuẩn bị)
Thế giới ngôn từ thơ Hữu Thỉnh mang nét rất riêng bởi ngôn từ nhẹ nhàng, đằm thắm, ngọt ngào. Chính hệ thống từ ngữ ấy và cách kết hợp, sắp xếp chúng theo một cách riêng với những cụm từ cảm thán đã tạo ra giọng điệu tâm tình nhẹ nhàng, tha thiết trong thơ ông:
- Ta yêu mình tan nát bởi mình ơi.
(Tự thú)
- Một đời người mà chiến chinh nhiều quá (…)
Nhưng không phải em ơi, cuốc kêu không phải thế (Nghe tiếng cuốc kêu)
Thơ Hữu Thỉnh nhiều hô ngữ tạo nên giọng điệu tâm tình tha thiết trong thơ:
trời thu xanh và hoa mướp thu vàng thưa mẹ
những năm bom rơi con không thể có
(Bầu trời trên giàn mướp)
Giai đoạn sáng tác trong chiến tranh, chất giọng tâm tình được hình thành từ cái nhìn lãng mạn của nhà thơ. Hiện thực khắc nghiệt được nâng đỡ bằng cái nhìn lãng mạn:
Mặc bom Mỹ cắn vào đêm mơ mộng Con suối dài cứ hát để đi xa
(Giấc ngủ trên đường ra trận) Trong Thư mùa đông và Thương lượng với thời gian, chất giọng tâm tình, thiết tha tồn tại song song với chất giọng suy tư, triết lý. Giọng điệu tâm tình trong giai đoạn sáng tác sau chiến tranh của Hữu Thỉnh không giữ vai trò
chủ đạo trong thơ ông như ở giai đoạn sáng tác trong chiến tranh. Giọng điệu này chịu ảnh hưởng của cái nhìn hiện thực nhiều hơn cái nhìn lãng mạn:
Tóc anh nghỉ giữa chiều hây hẩy từng sợi chùng sau bao mồ hôi mây tê tê một dải vắt ngang trời
\ ngón tay bấm nghỉ ngơi trên điếu thuốc
(Phút giải lao của đồng chí gỡ mìn) Giọng tâm tình trong thơ Hữu Thỉnh có những sắc thái khác nhau khi viết về tình yêu. Trong chiến tranh, tình yêu trong thơ Hữu Thỉnh chủ yếu được đặt trong mối quan hệ với cái chung của đất nước: “Từ chỗ hẹn của đôi ta, anh bước tới cuộc chiến tranh này/ trận đánh bắt đầu ta thầm hứa với nhau/
và từ chính đất mình, em nhỉ” (Ý nghĩ không vần). Sau chiến tranh tình yêu trong thơ Hữu Thỉnh trở về với cái cá thể. Hữu Thỉnh không phải nói về những cung bậc cảm xúc cụ thể trong tình yêu mà nói về cảm giác cô đơn, yếu tố tan vỡ, lỡ làng, cách trở… trong tình yêu. Giọng tâm tình thiên về độc thoại:
- Đêm nay là cái đêm gì nhỉ Rét biến thành dây để trói tôi Em ở kề bên hoa trước mặt
Ngày mai thương nhớ đã qua trời.
(Ấm lạnh) - Có cái gì đã rơi
Vừa rơi thêm lần nữa Chỉ còn một mình anh Với chiều qua cửa sổ
(Ước)
Giọng điệu tâm tình, tha thiết trong thơ Hữu Thỉnh giai đoạn sáng tác sau chiến tranh mang tính độc thoại. Ở giai đoạn này, tính độc thoại để lại dấu ấn rõ nét hơn so với giọng tâm tình mang tính đối thoại ở giai đoạn trước.
Hữu Thỉnh đi sâu khai thác những vấn đề về hiện thực cuộc sống và hiện thực con người với nỗi buồn, nỗi cô đơn, nỗi xót xa… Điều này dẫn đến sự xuất hiện những câu thơ nhiều giọng điệu, khi thì bình luận, lúc lại bộc lộ, có khi miêu tả… Sự đa dạng ấy thường xuất hiện khi cái tôi trữ tình không bộc lộ một chiều mà phân thân thành nhiều mặt. Trong những bài thơ mang tính chất độc thoại, ta cũng bắt gặp sự phức hợp trong cảm xúc, dẫn đến sự đa sắc thái trong giọng điệu:
Tôi ở giữa mọi người Muốn làm nhân trong quả Tôi cười nói huyên thuyên
Cả tin và nhẹ dạ Bỗng
một người lặng lẽ
quay đi để lại
tấm lưng
lạnh lùng
cương quyết Tôi bỗng nhận ra khoảng trống của đời mình.
(Người ấy)
Hữu Thỉnh là nhà thơ có ý thức đổi mới thơ trên nền của cái dân gian, truyền thống. Bởi vậy, thơ ông mang đậm màu sắc dân gian mà giọng điệu tâm tình là yếu tố rõ nét nhất. Chính mạch nguồn văn hóa dân gian đã tạo nên
chất giọng tâm tình, tha thiết trong thơ Hữu Thỉnh. Giọng điệu ấy được thể hiện qua những câu thơ lục bát mang sắc vị mộc mạc, kể chuyện của ca dao:
Thôi thì lộc biển lộc vừng
Cá nhanh nhánh vảy mẹt vừng mới phơi Thôi thì ngọt lịm đứng ngồi
Trung du khoai sắn vẫn người sắn khoai
(Đi chợ Vĩnh Yên)
Giọng tâm tình, thiết tha là giọng thơ khá phổ biến trong thơ Hữu Thỉnh, làm nên chất giọng trữ tình đằm thắm cho thơ ông. Nhiều câu thơ của Hữu Thỉnh đã chạm vào sâu thẳm tâm hồn con người với sự đồng cảm bằng giọng thơ tâm tình, lắng đọng.