Kinh nghiệm tạo động lực của các doanh nghiệp nước ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho người lao động ở trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Trang 43 - 46)

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.2 Một số kinh nghiệm về tạo động lực cho lao động của các doanh nghiệp

1.2.1 Kinh nghiệm tạo động lực của các doanh nghiệp nước ngoài

Khẩu hiệu trong HP "quản lý con người là cốt lõi" thể hiện luôn tôn trọng và quan tâm đến nhân lực. Lãnh đạo luôn tham quan nơi làm việc để đối thoại với cấp dưới. Lãnh đạo luôn chan hòa với cấp dưới, quan tâm và động viên họ cảm nhận thành tích được thừa nhận, bản thân được tôn trọng. Công ty coi trọng giáo dục truyền thống văn hóa cho người lao động về sự chuyên cần, tính trách nhiệm. đề bạt theo năng lực và thành tích. Công ty tín nhiệm và luôn tin tưởng người lao động muốn sáng tạo và tâm huyết với công việc nên kho phụ tùng và công cụ dự trữ của phòng thí nghiệm luôn mở để các kỹ sư có thể sử dụng kho nghiên cứu và khuyến khích lấy về nhà sử dụng để luôn khám phá. HP cam kết sử dụng nhân lực dài hạn nên quá trình tuyển dụng được tiến hành rất chặt chẽ đảm bảo người được tuyển đáp ứng yêu cầu công việc. Đồng thời coi trọng chính sách đề bạt lãnh đạo từ trong tổ chức dựa vào đóng góp. HP luôn coi trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Ngoài việc cung cấp các phúc lợi cơ bản như bảo hiểm xã hội, y tế, nước uống, thức ăn miễn phí buổi trưa hai ngày một lần, quà sinh nhật, phụ cấp thuyên chuyển, còn có hai loại đặc biệt là phân chia lợi nhuận và bán cổ phần cho người lao động.

b. Hãng General Electric (GE)

Jack Welch - Chủ tịch của tập đoàn GE nhấn mạnh sự công bằng trong việc quản lý nhân viên. Jack Welch kêu gọi phát triển văn hóa tổ chức mà khuyến khích và khen thưởng cho những phản hồi trung thực.

Theo Welch, một hệ thống khen thưởng hiệu quả không chỉ dựa trên phản hồi trung thực mà còn dựa trên sự phân biệt có ý nghĩa giữa các nhân viên. Ở GE, ông đặt những nguyên tắc này thành hành động bằng việc thực thi một hệ thống khen thưởng chia nhân viên thành ba cấp độ: 20% những người làm việc tốt nhất, 70% trung bình và 10% những người chưa hiệu quả.

Welch cho rằng, với các nhân viên hàng đầu của công ty, sự kết hợp đúng đắn của việc khen thưởng và thừa nhận, sẽ nâng cao tinh thần làm việc của nhân

viên. Một lãnh đạo giỏi biết chính xác cách để động viên mỗi nhân viên, Welch gợi ý một số chiến lược cho việc khen thưởng cho sự suất sắc ở nơi làm việc: như tặng quà; gửi họ đi đào tạo, làm cho mọi người hào hứng..v.v.

Các nhà quản lý của GE đã tìm ra một bí quyết: chỉ khen thưởng những công nhân khi họ đã đáp ứng những mục tiêu đã đề ra. Tuy vậy, để có thể phát huy được tác dụng của bí quyết này, hãng GE đã đúc kết được 8 quy tắc khen thưởng và đã áp dụng thành công tại công ty này nhiều năm nay.

Đừng gắn tiền lương, tiền thưởng và quyền lực Làm cho nhân viên hiểu rõ được hưởng những gì Phổ biến công khai bất cứ việc khen thưởng nào Cần khen thưởng kịp thời

Nên sử dụng hình thức khen thưởng phi tiền tệ

Khi khen thưởng phải lưu ý đến tập quán của từng nước, từng địa phương Các quyết định khen thưởng cũng có thể thay đổi được

Cuối cùng quan trọng nhất vẫn là cách đưa tiền.

c. Cách khuyến khích người lao động trong các công ty Nhật Bản.

- Công việc làm trọn đời

Tại Nhật Bản, "công việc làm trọn đời" luôn là phương pháp nâng cao năng suất thường được các doanh nghiệp ứng dụng, giúp tạo ra hiệu quả trong công việc.

Các công nhân viên Nhật Bản, nhất là những nam công nhân viên có tay nghề, thường thích làm một công việc suốt đời.

- Sự tham gia của nhân viên trong quá trình ra quyết định

Một số công ty Nhật Bản khuyến khích sự hợp tác giữa người lao động và nhà quản trị công ty, đây là quá trình hợp tác giữa người lao động và nhà quản trị trong việc ra quyết định và các chính sách kinh doanh.

- Làm việc theo nhóm

Tại Nhật Bản và các hoạt động đầu tư của Nhật Bản, người ta thường sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ trong nhóm và các công nhân quan tâm nhiều nhiệm vụ hơn là chỉ quan tâm đến một số nhiệm

vụ nào đó mà thôi.

- Thấm nhuần động lực qua các khẩu hiệu

Nhiều công ty Nhật Bản bắt đầu một ngày làm việc bằng một cuộc họp vào buổi sáng. Tại đó, nhân viên sẽ xếp hàng và hô to các khẩu hiệu của công ty như một cách để truyền cảm hứng và động lực làm việc cũng như sự trung thành. Và đó cũng là một hình thức làm tươi mới các mục tiêu của công ty trong tâm trí từng nhân viên.

- Chiều theo và tôn trọng quyết định của nhóm

Nhật Bản là một xã hội luôn nhấn mạnh "Chúng tôi" thay vì "Tôi". Các quyết định quan trọng thường được thảo luận và chỉ khi có sự nhất trí mới được đưa ra.

Cũng vì mọi kết quả đều là sự nỗ lực của cả tập thể nên sẽ không phù hợp khi khen lợi một cá nhân cụ thể.

- Chương trình quản lý bằng mục tiêu

Các công ty Nhật Bản rất thành công với cách quản lý bằng mục tiêu (MBO - Management by objectives). Dựa vào các mục tiêu của tổ chức và của bộ phận mà từng nhân viên tự đặt mục tiêu phấn đấu của mình, làm tăng quyền tự chủ và thúc đẩy sự sáng tạo của người lao động.

- Tổ chức giao tiếp như một phương thức kích thích lao động trong các doanh nghiệp.

Các ông chủ Nhật Bản thường hay cho phép các nhân viên của mình viết ra những bất bình, bất mãn và gửi cho ông chủ. Việc này có thể làm giải tỏa tâm trạng bất mãn trong nhân viên, đồng thời các thu nhập và chỉnh lý những nhược điểm của công ty.

d. Công ty Matsushita.

Matsushita có một câu danh ngôn "Sản xuất nhân tài trước khi sản xuất sản phẩm". Thời kỳ đầu sáng lập công ty điện khí Matsushita, ông đã coi tư tưởng này là một phương châm quan trọng của công ty và kiên trì quán triệt.

- Trao cho quyền hạn và trách nhiệm, cho cơ hội rèn luyện, phát huy hết cỡ khả năng của mỗi cá nhân.

- Nhấn mạnh "tùy tài để sử dụng", luôn luôn lấy năng lực của người đó làm

căn cứ, nếu như quả thực có tài, dù trẻ tuổi, không có học vấn có thể được giao trọng trách.

- Đề ra các loại chế độ giáo dục bồi dưỡng huấn luyện, cán bộ và nhân viên các cấp.

Về mặt chế độ tiền lương, công ty từ lâu đã đưa ra khẩu hiệu "hiệu suất cao, tiền lương cao". Nó thực hiện " chế độ lương phù hợp với chức vụ, công việc", tức là căn cứ vào công việc và năng lực khác nhau để trả lương khác nhau, là sự kết hợp của hai loại sau trong ba loại chế độ tiền lương thịnh hành hiện nay của Nhật Bản gồm: "chế độ tiền lương thứ tự thâm niên"; "chế độ tiền lương chức vụ"; "chế độ tiền lương chức năng", mục đích là coi trọng năng lực và trình độ của con người, chiếu cố thích đáng tới thâm niên công tác.

Tất nhiên, Matsushita không chỉ coi trọng khai thác nhân tài, mà còn áp dụng các loại biện pháp, nâng cao toàn diện tích cực làm việc của nhân viên. Công ty điện khí Matsushita thường xuyên đưa các mục tiêu phấn đấu cho nhân viên, một mục tiêu phấn đấu tương đối có tính hiện thực. Ý nghĩa của nó, là nhằm khiến cho nhân viên của công ty có hưng phấn trong lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho người lao động ở trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)