Các hình thức tạo động lực phi tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho người lao động ở trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Trang 73 - 82)

Chương 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI

2.4 Phân tích thực trạng tạo động lực cho lao động của Trung tâm Kỹ thuật 1

2.4.2 Các hình thức tạo động lực phi tài chính

Hiện nay, đội ngũ lao động của Trung tâm đang ngày càng trưởng thành về mọi mặt, đáp ứng được nhu cầu đặt ra của sản xuất kinh doanh cả về số và chất lượng. Có được điều này là do một mặt Trung tâm nâng cao đổi mới phương pháp, đảm bảo chất lượng lao động, tuyển thêm và chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên.

Trung tâm đã nhận thấy tầm quan trọng của công việc này thông qua chính sách đào tạo người lao động tương đối phù hợp nhằm đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của công việc.

Hiện nay Trung tâm đang áp dụng các loại hình thức đào tạo tập trung tại các trường chính quy. Tuy nhiên, với mỗi đối tượng cụ thể thì hình thức đào tạo cũng có sự khác nhau.

Vì các công việc đòi hỏi người lao động phải có trình độ tay nghề, có kỹ năng, kỹ xảo mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm. Do đó, Trung tâm không chỉ liên tục mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, các trưởng phòng thử nghiệm, trưởng phòng giám định như các lớp tổ chức điều hành sản xuất, nghiệp vụ văn phòng... Trung tâm còn có các lớp đào tạo để xây dựng cà áp dụng hệ thống quản lý chất lượng chặt chẽ theo tiêu chuẩn ISO: 9001.

Đối với nhân viên phòng thử nghiệm, một số người được Trung tâm cử đi học tại các trường chuyên nghiệp hay các tham quan và học tập tại nước ngoài. Một số nhân viên mới vào làm việc tại Trung tâm, thì được sự kèm cặp chỉ bảo trực tiếp của những nhân viên giàu kinh nghiệm, trình độ lành nghề. Qua đó họ vừa được học vừa được thực hành và trình độ sẽ được tăng lên.

Bảng 2.12 Số lượng lao động được đào tạo tại Trung tâm giai đoạn 2010 - 2014 Đvt: người

STT Hình thức đào tạo Năm

Tổng 2010 2011 2012 2013 2014

1 Tiến sĩ 1 1 0 0 1 3

2 Thạc sĩ 8 8 9 6 11 42

3 Kèm cặp ngắn ngày 15 26 27 23 29 110

(Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức, Trung tâm Kỹ thuật 1) [8]

Qua số liệu bảng 2.12, tác giả thấy số lượng lao động của Trung tâm được đào tạo qua các năm có nhiều biến động. Điều này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Trung tâm và nhu cầu của người lao động đến việc tạo động lực. Tuy nhiêu số lượng lao động được đào tạo tăng chủ yếu là hình thức kèm cặp ngắn ngày. Trong hai năm 2013 - 2014, tổ chức các lớp tập huấn tại Trung tâm về Kiểm định viên ISO: 9001 cho tất cả nhân viên có công việc liên quan nhằm nâng cao trình độ hiểu biết kỹ thuật, phục vụ cho việc áp dụng các mức tiêu chuẩn mới về kiểm định - hiệu chuẩn. Riêng năm 2014, Trung tâm Kỹ thuật 1 phối hợp với Trung tâm đào tạo nghiệp vụ TCĐLCL mở các lớp soạn thảo văn bản cho ban giám đốc, trưởng phó các phòng. Các hình thức đào tạo này đã làm cho kỹ năng quản lý điều hành kinh doanh, soạn thảo các loại văn bản của các bộ phận trong Trung tâm tăng lên và họ cảm thấy tự tin hơn trong công việc.

Qua số liệu bảng 2.13, cho thấy tổng chi phí đào tạo từng năm tăng giảm qua từng năm. Tổng chí phí đào tạo năm 2013 ít hơn năm 2010 là 159,5 triệu đồng, nhưng đến năm 2014 lại nhảy vọt lên cao hơn là 409,5 triệu đồng. Điều này thể hiện công tác đào tạo của Trung tâm luôn được sự quan tâm và giám sát chặt chẽ của ban giám đốc Trung tâm.

Bảng 2.13 Chi phí đào tạo của Trung tâm giai đoạn 2010 - 2014

Đvt: triệu đồng

STT Hình thức đào tạo Năm

Tổng 2010 2011 2012 2013 2014

1 Tiến sĩ 76 78,5 0 0 80 234,5

2 Thạc sĩ 416 424,96 486 324 627 2277,96

3 Kèm cặp ngắn ngày 37,5 45 56,7 46 72,5 257,7 Tổng số 529,5 548,46 542,7 370 779,5 2770,16

(Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức, Trung tâm Kỹ thuật 1) [13]

Để đánh giá nội dung chương trình học của Trung tâm, với câu hỏi: "Nội dung chương trình học có giúp ích nhiều cho công việc hiện tại và tương lai của Ông(Bà) không?" Tác giả đã thu được bảng kết quả sau:

Bảng 2.14 Đánh giá nội dung chương trình đào tạo của Trung tâm

Mức độ lựa chọn

Số người lựa chọn

(người)

Tỷ lệ trong tổng số (người)

Tỷ lệ trong tổng số trả lời

(%)

1. Rất nhiều 20 28,57 36,36

2. Chút ít 13 18,57 23,64

3. Nhiều 22 31,43 40

Tổng số người trả lời 55 78,57 100

Tổng số người không trả lời 15 21,43

Tổng số 70 100

Theo bảng 2.14, tác giả thấy nội dung các chương trình đào tạo của Trung tâm tương đối phù hợp. Trong tổng số 78,57% người trả lời thì có đến 36,36% trả lời là nội dung chương trình học giúp ích nhiều cho công việc hiện tại và tương lai và chỉ có 23,64% số người trả lời nói rằng chương trình đào tạo này chưa giúp họ được nhiều trong công việc.

Để đánh giá về hiệu quả chương trình đào tạo của Trung tâm Kỹ thuật 1 với câu hỏi: Ông/Bà đánh giá như thế nào về tính hiệu quả của chương trình đào tạo?

Tác giả đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.15: Đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo của Trung tâm Mức độ lựa chọn Số người lựa

chọn (người)

Tỷ lệ (%) trong tổng số

Tỷ lệ (%) trong tổng số trả lời

1. Rất hiệu quả 29 41,43 50,88

2. Bình thường 15 21,43 26,31

3. Chưa hiệu quả 13 18,57 22,81

Tổng số người trả lời 57 81,43 100,0

Tổng số người không trả lời 13 18,57

Tổng số 70 100,0

Qua số liệu bảng 2.15, ta thấy hiệu quả của chương trình đào tạo là cao.

Trong tổng số 81,43% người được hỏi trả lời thì có đến 50,88% cho rằng chương trình đào tạo của Trung tâm đã phát huy hiệu quả trong công việc của họ và chỉ có 22,81% cho rằng chương trình đào tạo chưa mang đến hiệu quả.

b. Xây dựng định mức lao động

Trung tâm Kỹ thuật 1 có quy mô dịch vụ lớn nhất miền Bắc, theo đơn đặt hàng, chủng loại mặt hàng trên thị trường. Do đó, công tác xây dựng định mức trong Trung tâm tương đối phức tạp dựa trên mức định biên của Tổng cục TCĐLCL và điều chỉnh cho phù hợp với từng Trung tâm.

Định mức lao động mà Trung tâm Kỹ thuật 1 đã đặt ra cho từng phòng trong năm 2014 như sau:

Bảng 2.16: Định mức lao động của các bộ phận trong Trung tâm Kỹ thuật 1 TT Đơn vị thực hiện/nội dung công việc Định mức

1 Bộ phận Đo lường 27.000 PTĐ

1.1 Phòng Đo lường Khối lượng (ĐL1): 3.900 PTĐ

1.2 Phòng Đo lường điện (ĐL2): 7.200 PTĐ

1.3 Phòng Đo lường Cơ – Độ dài (ĐL3): 7.000 PTĐ

1.4 Phòng Đo lường Nhiệt (ĐL4): 4.600 PTĐ

1.5 Phòng Đo lường Dung tích và Lưu lượng (ĐL5): 4.300 PTĐ

2 Bộ phận thử nghiệm Thử nghiệm 62.500 mẫu

2.1 Phòng Thử nghiệm Cơ khí – Vật liệu xây dựng (TN1): 11.000 mẫu 2.2 Phòng Thử nghiệm Điện, điện tử (TN2): 18.300 mẫu 2.3 Phòng Thử nghiệm Hàng tiêu dùng (TN3): 5.320 mẫu 2.4 Phòng Thử nghiệm Hóa thực phẩm (TN4): 8.250 mẫu 2.5 Phòng Thử nghiệm Môi trường và hóa chất (TN5): 8.820 mẫu 2.6 Phòng Thử nghiệm xăng, dầu, khí (TN6): 3.810 mẫu 2.7 Phòng Thử nghiệm Không phá hủy (NDT) - ATCN (TN7): 4.190 mẫu

2.8 Phòng Thử nghiệm Vi sinh (TN8): 2.810 mẫu

TT Đơn vị thực hiện/nội dung công việc Định mức

3 Bộ phận Nghiệp vụ 7.490 lượt

3.1 Phòng NV Cơ khí, điện (NV1): Giám định, KĐKTAT 1.500 lượt 3.2 Phòng NV Hóa chất, vật liệu xây dựng (NV2): GĐHH 1.100 lượt 3.3 Phòng NV Thực phẩm, hàng tiêu dùng (NV3): Kiểm tra

CLHH XNK, Giám định

4.050 lượt

3.4 Phòng chứng nhận SPHH (NV4): CNCLSP, đào tạo 840 lượt 4 TỔNG THU:

(Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức, Trung tâm Kỹ thuật 1) [10]

c. Điều kiện lao động

Với đặc thù cung cấp dịch vụ của Trung tâm với nhiều yếu tố nguy hiểm tại nơi thử nghiệm như phải tiếp xúc với các loại máy móc, thiết bị phát sinh tiếng ồn, nguy hiểm cao. Điều này có ảnh hưởng tới người lao động trong quá trình làm việc thì việc cải thiện điều kiện làm việc là rất cần thiết. Điều kiện lao động tốt kích thích động lực lao động và ngược lại.

Đối với những kỹ thuật viên trực tiếp làm kiểm định cho khách hàng được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động như găng tay quần áo.... Cơ sở vật chất được tổ chức với mức độ tương đối phù hợp, tạo điều kiện tốt nhất có thể phục vụ người lao động trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, ở khu vực dịch vụ thì tiếng ồn, độ bụi còn cao. Nó ảnh hưởng đến thị giác, sức khỏe của các kỹ thuật viên trong lúc đang làm việc.

Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn đang tăng cao làm ảnh hưởng rất lớn đến công việc của nhân viên. Độ ồn quá cao khiến cho người lao động cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung tư tưởng, sinh ra tâm lý không tốt, phân biệt màu sắc kém, đánh giá khoảng cách, độ nhấp nhô, hiệu quả làm việc không cao, năng suất làm việc giảm.

Để đánh giá mức độ hài lòng về điều kiện, môi trường lao động trong Trung tâm, tác giả đã đưa ra câu hỏi: "Ông/Bà cảm thấy điều kiện, môi trường làm việc của mình là hợp lý?" tác giả đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.17 Đánh giá mức độ hài lòng về điều kiện làm việc của người lao động trong Trung tâm

TT Mức độ lựa chọn Số người lựa chọn (người) Tỷ lệ (%)

1 Không đồng ý 21 30

2 Không có ý kiến rõ ràng 10 14,29

3 Đồng ý 39 55,71

Tổng số 70 100

Theo kết quả bảng 2.17, trong tổng số người trả lời về điều kiện làm việc tại Trung tâm, có 55,71% trên tổng số người chọn mức độ 3 - đồng ý và chỉ có 30%

chọn mức độ 1 - không đồng ý. Điều này cho ta thấy mức độ hài lòng về điều kiện làm việc tại Trung tâm là tương đối cao. Tuy nhiên, Trung tâm cần phải chú ý hơn nữa tới việc cải thiện điều kiện lao động, đặc biệt là tiếng ồn và ánh sáng, khí độc, bụi ẩm.

d. Mối quan hệ lao động

Mối quan hệ tốt giữa người lao động và lãnh đạo trong Trung tâm cũng có tác dụng tạo động lực cho người lao động làm việc. Hoạt động công đoàn của Trung tâm trong thời gian qua đã thực sự đem lại lợi ích về mặt vật chất và tinh thần cho người lao động, chăm sóc sức khỏe và góp phần giảm bớt khó khăn đời sống CBCNV trong Trung tâm.

Để đánh giá sự quan tâm của Trung tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên, tác giả đã đưa ra câu hỏi: "Trung tâm luôn quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên và quan tâm giúp đỡ về các vấn đề cá nhân?" tác giả đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.18 Đánh giá mức độ quan tâm của Trung tâm đến nhân viên TT Mức độ lựa chọn Số người lựa chọn (người) Tỷ lệ (%)

1 Không đồng ý 21 30

2 Không có ý kiến 9 12,86

3 Đồng ý 40 57,14

Tổng số 70 100

Theo kết quả bảng 2.18, có 30% trên tông số người tham gia trả lời khảo sát chọn mục không đồng ý và có đến 57,14% số người tham gia chọn mục đồng ý về sự quan tâm của Trung tâm đến đời sống tinh thần của CBCNV. Như vậy, tỷ lệ về mức độ hài lòng của người lao động trong Trung tâm là tương đối cao, nhưng Trung tâm vẫn cần phải không ngừng nâng cao, cải thiện đời sống tinh thần của người lao động.

Để đánh giá bầu không khí tâm lý làm việc trong Trung tâm, tác giả đã đưa ra câu hỏi: "Ông/Bà đang làm việc trong một bầu không khí tâm lý tập thể vui vẻ, thoải mái và tin tưởng?". Tác giả đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.19: Đánh giá không gian làm việc trong Trung tâm TT Mức độ lựa chọn Số người lựa chọn

(người) Tỷ lệ (%)

1 Không hài lòng 35 50

2 Không có ý kiến 14 20

3 Hài lòng 21 30

Tổng số 70 100

Theo bảng 2.19, tác giả thấy một thực trạng đáng báo động tại các doanh nghiệp nói chung và Trung tâm Kỹ thuật 1 nói riêng, đó là tình trạng ghen ghét, đố kỵ và kết bè cánh giữa những người trong phòng và trong Trung tâm. Có đến 50%

số người được hỏi nói rằng họ cảm thấy không thoải mái và cảm thấy không thể tin tưởng ai hoàn toàn trong công việc và những chuyện cá nhân. Chỉ có 30% là cảm thấy hài lòng nhưng những con số này làm cho công việc tạo động lực cho CBCNV trong Trung tâm trở nên khó khăn hơn. Điều này yêu cầu ban lãnh đạo Trung tâm cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn trong việc giúp người lao động trong Trung tâm đoàn kết, tin tưởng, giúp đỡ nhau nhiều hơn nữa trong công việc. Từ đó giúp cho người có động lực làm việc tích cực hơn.

e. Đánh giá kết quả làm việc của người lao động

Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc đối với người lao động hết sức cần thiết đối với nhà quản trị, kết quả thực hiện công việc ảnh hướng tới thu nhập

của người lao động. Do đó, để tạo động lực làm việc cho người lao động thì công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc phải được diễn ra một cách rõ ràng, công khai và công bằng với tất cả mọi người.

- Đánh giá thực hiện công việc và đánh giá nhân viên: Đánh giá tình hình thực hiện công việc có vai trò quan trọng trong quá trình khuyến khích người lao động làm việc ngày càng tốt hơn. Đây được coi là một đòn bẩy tạo động lực lao động.

Việc đánh giá này không những mang ý nghĩa thẩm định lượng giá cả mà còn mang ý nghĩa công nhận khả năng và thành tích của người lao động trong khoảng thời gian nhất định. Việc đánh giá đúng hiệu quả lao động sẽ giúp cho việc trả lương, trả công lao động hợp lý, xác định chế độ thưởng phạt phù hợp, ngược lại nếu đánh giá, mà làm không hiệu quả, sơ sài chủ quan sẽ làm tinh thần của người lao động không gắn kết với Trung tâm.

Hiện nay, việc thực hiện công tác này ở Trung tâm cũng rất được chú ý, để tạo ra tính công bằng nhất trong vấn đề trả lương và thưởng cho CBCNV.

Theo số liệu bảng 2.20 dưới đây, tác giả nhận thấy đối với kỹ thuật viên trực tiếp làm việc tại trung tâm được đánh giá cao dựa trên các tiêu chí về đảm bảo kỹ thuật, đảm bảo thời gian lao động và thực hiện tốt nội quy Trung tâm.

Bảng 2.20: Bảng xếp loại lao động của Trung tâm Kỹ thuật 1 Phân loại

Đơn vị xếp loại

Loại A (Hệ số 1,0)

Loại B (Hệ số 0,8)

Loại C (Hệ số 0,6) I. Đối với tập thể

A. Bộ phận Giám định, Thử nghiệm, Đo

lường

Đạt được các tiêu chí sau:

- Không có sự cố kỹ thuật cá nhân hoặc do lỗi chủ quan của phòng

- Có <15% kỹ thuật viên trong phòng xếp loại C

Vi phạm một trong các tiêu chí sau:

- Có sự cố kỹ thuật mức độ nhẹ;

- Có =<1 sự cố nhỏ do lỗi chủ quan của phòng.

- Có từ 15% - 35%

lao động trong phòng xếp loại C

Vi phạm một trong các tiêu chí sau:

- Có sự cố kỹ thuật mức độ cao

- Có >35% lao động trong từng bộ phận xếp loại C

Phân loại Đơn vị

xếp loại

Loại A (Hệ số 1,0)

Loại B (Hệ số 0,8)

Loại C (Hệ số 0,6) B. Bộ phận

Hành chính - Tổ chức, Tài chính -

Kế toán

Đạt được các tiêu chi sau:

- Có <1 sai sót nghiệp vụ

- Không có sự cố phát sinh lớn về công tác hành chính - kế toán

- Có <15% nhân viên trong bộ phận xếp loại C

VI phạm trong một trong các tiêu chí sau:

- Có từ 02 - 03 sai sót nghiệp vụ.

- Có từ 15%- 35%

nhân viên trong bộ phận xếp loại C

Vi phạm một trong các tiêu chí sau:

- Có sai sót nghiệp vụ tương đối nghiêm trọng.

- Có >35% nhân viên trong từng phòng xếp loại`

II. Đối với cá nhân A. Đối với

Trưởng phòng

- Phòng xếp loại nào thì người đứng đầu phòng đó xếp loại đó B. Đối với

Phó phòng

- Trong lĩnh vực được phân công, để xảy ra các yếu tố dẫn đến phòng loại nào thì cá nhân xếp loại đó.

C. Đối với các nhân viên từng

phòng

Đạt các tiêu chí sau:

- Không để xảy ra sự cố ATVSLĐ

- Chấp hành tốt kỷ luật lao động và nội quy, quy chế của Trung tâm

Vi phạm một trong các tiêu chí sau:

- Để xảy ra <2 lần sự cố ATVSLĐ do lỗi chủ quan.

- Không chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật và nội quy của Trung tâm

Vi phạm một trong các tiêu chí sau:

- Đê xảy ra >3 lần sự cố ATVSLĐ do lỗi chủ quan

- Vi phạm chế độ chính sách và nội quy của Trung tâm ở mức phải đưa ra Hội đồng kỷ luật.

(Nguồn:Phòng Hành chính - Tổ chức, Trung tâm Kỹ thuật 1) [9]

Những tiêu chí đánh giá này mới chỉ đánh giá được kết quả cá nhân người lao động chứ chưa thấy hết tác động ảnh hưởng đến kết quả lao động của cá nhân đó tới hiệu quả chung của cả tổ chức. Mặt khác, tiêu chí này chưa cho thấy sự chênh lệch kết quả thực hiện công việc của người lao động cũng như chưa phân biệt được mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng người trong quá trình làm việc.

Khi điều tra mức độ hài lòng về việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của Trung tâm, tác giả đã đưa ra câu hỏi: "Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của Trung tâm có chính xác và công bằng?", tác giả đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.21: Mức độ hài lòng về việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của Trung tâm

TT Mức độ lựa chọn Số người lựa chọn (người) Tỷ lệ (%)

1 Không đồng ý 21 30

2 Ý kiến không rõ ràng 11 15,71

3 Đồng ý 38 54,29

Tổng 70 100

Theo bảng 2.21, có 30% (hay 21 người) trên tổng số người tham gia khảo sát lựa chọn không đồng ý và có đến 54,29% (hay 38 người) trên tổng số người tham gia khảo sát lựa chọn đồng ý. Như vậy, mức độ hài lòng về đánh giá kết quả thực hiện công việc là chưa cao, Trung tâm cần phải chú ý quan tâm hơn nữa việc đánh giá kết quả thực hiện công việc đối với người lao động để đảm bảo sự công bằng, sẽ giúp cho người lao động tích cực hơn, cố gắng hơn trong công việc.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho người lao động ở trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)