Chương 3: GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM TIÊU CHUẨN-ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG 1
3.1 Một số quan điểm và định hướng chung về tạo ra và tăng cường động lực
Theo Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT/BKHCN-BNV ngày 28/05/2009 của Bộ KH&CN và Bộ Nội Vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, đến nay 37 tỉnh thành lập Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng trực thuộc Chi cục, 12 tỉnh tách hoạt động sự nghiệp từ Chi cục và thành lập Trung tâm trực thuộc Sở KH&CN thực hiện các hoạt động tương tự như Trung tâm Kỹ thuật 1 đó là những thách thức, đòi hỏi Trung tâm phải có chiến lược hoạt động mới, đầu tư sâu hơn cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng để đem lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho doanh nghiệp, đồng thời hướng dẫn đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ cho các Trung tâm Kỹ thuật của địa phương, chuyển hướng hoạt động chuyên môn theo chức năng đối với các đối tượng có yêu cầu chuyên môn sâu và phức tạp hơn.
- Quá trình thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP, Trung tâm Kỹ thuật 1 có xu hướng tập trung nhiều vào hoạt động dịch vụ kỹ thuật có thu trước mắt để giải quyết lương và thu nhập cho CBCNV, chưa chủ động tập trung vào các hoạt động lâu dài cho việc phát triển như nghiên cứu ứng dụng để cung cấp giải pháp cải tiến chất lượng dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của chất lượng dịch vụ nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước và yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ của Trung tâm.
- Các văn bản pháp lý như: Quyết định số 418/2012/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011 đến 2020, Quyết định số 317/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực của Trung tâm kỹ thuật 1 ứng dụng tiến bộ kỹ thuật KH&CN, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc TW và các văn bản quy phạm pháp luật khác đòi hỏi cần có sự thay đổi về tổ chức và hoạt động của Tổng cục TCĐLCL nói
chung và Trung tâm Kỹ thuật 1 nói riêng để đáp ứng với yêu cầu phát triển. Việc xây dựng đề án vị trí việc làm để nâng cao chất lượng, hiệu quả của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và người lao động của Trung tâm kỹ thuật 1 là cần thiết.
3.1.1 Định hướng phát triển của Trung tâm cho tới năm 2020
Trong xu thế phát triển về dịch vụ kiểm định - hiệu chuẩn về các loại hàng hóa, máy móc thiết bị và sự phát triển chung của Trung tâm. Các loại hàng hóa - thiết bị đang lưu thông ở trong nước hay được nhập về từ nước ngoài cần phải được kiểm tra để đạt chất lượng tốt nhất. Định hướng phát triển của Trung tâm kỹ thuật 1 là xây dựng Trung tâm phát triển bền vững, đến năm 2020 là đơn vị đi đầu trong cả nước về dịch vụ kiểm định - hiệu chuẩn các loại hàng hóa, máy móc thiết bị.
a. Định hướng phát triển kinh doanh dịch vụ
Tập trung phát triển và kinh doanh dịch vụ kiểm định - hiệu chuẩn theo chỉ đạo của Tổng cục TCĐLCL, nâng cao năng suất lao động, từng bước hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ dịch vụ, an toàn và hiệu quả trong kiểm định - hiệu chuẩn, tiết kiệm tối đa các vật liệu, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.
Đvt: tỷ đồng
Hình 3.1: Dự kiến doanh thu năm 2020 của Trung tâm Kỹ thuật 1 b. Định hướng về lao động
- Từng bước phát triển đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ kỹ thuật cao, an tâm với công việc, đáp ứng sự thay đổi thường xuyên của khoa học - công nghệ.
Đo lường Thử nghiệm Giám định
năm 2020 35.6 45 39.4
35.6
45
39.4
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
- Xây dựng đội ngũ lao động làm việc khối gián tiếp có chuyên môn, kỹ năng, trình độ phù hợp với công việc, thỏa mãn những yêu cầu ngày càng cao của công việc được giao.
- Đảm bảo an toàn và các điều kiện lao động phù hợp với các giới hạn cho phép, tiếp tục duy trì bầu không khí làm việc thân thiện, cởi mở tại nơi làm việc cho người lao động.
- Xây dựng môi trường làm việc có sự cạnh tranh lành mạnh, góp phần thúc đẩy tinh thần cầu tiến của người lao động.
c. Định hướng về trang thiết bị
Trung tâm từng bước phát triển đầu tư trang thiết bị để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng cũng như xu hướng của nền kinh tế.
3.1.2. Một số quan điểm chủ yếu về tạo ra và tăng cường động lực làm việc cho người lao động tại Trung tâm Kỹ thuật 1
- Quan điểm 1: Hoạt động tạo động lực làm việc cho lao động trong Trung tâm là việc làm quan trọng cần thiết khách quan, phải được quan tâm thường xuyên liên tục trong suốt quá trình phát triển của Trung tâm.
Dù dưới hình thức nào thì điều căn bản cũng cần phải có một đội ngũ người lao động có đủ trình độ, năng động sáng tạo, có sức khỏe, có trách nhiệm và hết lòng vì mục tiêu chung của Trung tâm. Bởi vậy, việc quan tâm thường xuyên, liên tục đến tạo động lực làm việc cho người lao động trong Trung tâm là rất cần thiết, đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh Trung tâm, giúp Trung tâm không ngừng phát triển.
- Quan điểm 2: Hoạt động tạo động lực làm việc cho lao động cần phải có sự kết hợp thống nhất ở các cấp quản lý, các bộ phận và người lao động trong Trung tâm.
Trung tâm cần phải xác định rõ tư tưởng, quan điểm của công tác tạo động lực làm việc cho người lao động là công tác không những ban lãnh đạo Trung tâm, các bộ phận phải làm mà người lao động cũng cần phải thực hiện. Bởi vậy, trong quá trình thực hiện công tác tạo động lực ở Trung tâm, nhất thiết cần có sự kết hợp từ trên xuống dưới, cấp dưới phản ánh lên cấp trên để cấp trên sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp với thực tế, để tạo dựng môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động làm việc, phát triển và có được sự thỏa mãn trong công việc.
- Quan điểm 3: Hoạt động tạo động lực làm việc cho lao động cần phải thực hiện hợp lý, đầy đủ các hoạt động quản trị nhân lực trong Trung tâm để đảm bảo thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của người lao động.
Để cho hoạt động tạo động lực đạt được hiểu quả cao nhất thì Trung tâm cần phải thực hiện hợp lý và đầy đủ các hoạt động quản trị nhân lực từ kế hoạch hóa nhân lực, phân tích và thiết kế công việc, biên chế nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo - phát triển, thù lao, bảo vệ lao động một cách công bằng và nhất quán sẽ tác động tích cực đến tạo động lực cho người lao động. Bởi vì, sự thực hiện các chính sách nhân sự nhất quán làm cho người lao động tin tưởng vào sự cam kết của Trung tâm trong việc đối xử với bản thân họ, đảm bảo thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân.
- Quan điểm 4: Khi thực hiện chính sách tạo động lực làm việc cần phải có sự đối xử công bằng với người lao động; bản thân người lao động cần có thái độ tích cực, hợp tác với Trung tâm trong tạo động lực làm việc.
Để thực hiện tốt công tác tạo động lực thì Trung tâm cần không ngừng cải tổ bộ máy quản lý theo hướng tinh giản, gọn nhẹ và năng động, phân tích công việc rõ ràng để xây dựng các kế hoạch nhân lực phù hợp, phân định trách nhiệm cụ thể, thực hiện thù lao, khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh, đề bạt đúng đối tượng.v.v..tất cả các hoạt động đó phải thực hiện một cách công khai, rõ ràng và đảm bảo sự công bằng đối với tất cả những người lao động trong Trung tâm.