Tổng quan các công chương trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho người lao động ở trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Trang 49 - 52)

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.3 Tổng quan các công chương trình nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu của Chu Thị Cẩm Hằng (2011) trong luận văn thạc sĩ "Tạo động lực cho người lao động thông qua công tác khuyến khích vật chất và tinh thần tại Công ty CP Thế Giới Số Trần Anh" [1]đưa ra các cách tạo động lực đối với nhân viên trong ngành kinh doanh dịch vụ bán hàng.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa (2013) trong luận văn thạc sĩ "Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần Bê tông Hà Nội" [3] đưa ra các giải pháp nhằm tạo động lực cho người lao động nhằm duy trì đảm bảo nguồn lực lao động, đảm bảo đáp ứng yếu cầu SXKD cho Công ty CP Bê tông Hà Nội giai đoạn tới.

Nghiên cứu của Trần Phương Hạnh (2011) trong luận văn thạc sĩ "Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao dộng tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng" [2] nhấn mạnh đến các phương pháp tạo động lực cho lao động trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng.

Các công trình nghiên cứu trên đều có những ưu điểm riêng nhưng cũng đã để lộ ra những nhược điểm chung:

- Chính sách đãi ngộ chưa đa dang, chưa chú trọng tới các hình thức đãi ngộ phi vật chất.

- Hệ thống lương còn chưa được xây dựng một cách khoa học, thường dựa vào bằng cấp và thâm niên công tác.

- Hệ thống đánh giá chưa phục vụ hiệu quả cho việc cung cấp hiệu quả đầu vào cho chính sách đãi ngộ tương xứng với kết quả thực hiện công việc và hướng tới đáp ứng mục tiêu chung của doanh nghiệp.

- Với hệ thống đánh giá có các điểm yếu như trên, chính sách thưởng thường chưa gắn với kết quả thực hiện công việc, đặc biệt đối với bộ phận gián tiếp như phòng Hành chính – Tổ chức; phòng Tài chính – Kế toán

Các công trình trên cũng đã đưa các công tác tạo động lực lao động cho các loại lao động trong doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nói riêng. Tuy nhiên các đề tài trên chủ yếu đề cập đến công tác tạo ra được động lực cho người lao động, còn công tác tăng cường động lực cũng có vai trò quan trọng trong việc giữ chân người lao động ở lại doanh nghiệp, và có ý nghĩa đặc biệt đối với lao động trực tiếp sản xuất, thường xuyên tiếp xúc với điều kiện độc hại nguy hiểm đó là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết. Do đó, tác giả đi sâu vào nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu các giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1" làm luận văn thạc sĩ của mình.

Kết luận chương 1

Nguồn nhân lực có vai trò then chốt đối với SXKD của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay, công tác tăng cường động lực cho người lao động có vị trí quan trọng đối với hoạt động quản trị nhân lực, vì công tác này đem lại nhiều lợi ích đáng kể, trong khi chi phí cho hoạt động này không lớn. Do vậy, vấn đề đặt ra đối với lãnh đạo doanh nghiệp là tạo ra và tăng cường động lực làm việc cho người lao động thường xuyên liên tục và có hiệu quả cao nhất.

Khi quan tâm tới công tác tăng cường động lực làm việc thì việc xác định nhu cầu là nguồn gốc và các yếu tố quyết định việc kích thích và khuyến khích người lao động. Cùng với việc quan tâm tới các nhu cầu vật chất như tiền lương, thưởng, nhà ở,... thì lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới các nhu cầu phi vật chất như đánh giá, đào tạo, thăng tiến, được tôn trọng đồng thời cần gắn trách

nhiệm với nhu cầu thực tế của người lao dộng.

Để tăng cường động lực làm việc cho người lao động có hiệu quả, khai thác tối đa tiềm năng, sở trường và năng lực của họ thì cần phân tích một cách cụ thể các yếu tố tạo động lực, các học thuyết tạo động lực, kinh nghiệm tạo động lực của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, qua đó vận dụng vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường động lực làm việc cho người lao động.

Qua nghiên cứu các công trình về công tác tạo động lực lao động cho các loại lao động trong doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm định hiệu chuẩn nói riêng, các đề tài trên chủ yếu đề cập đến công tác tạo ra được động lực cho người lao động, còn công tác tăng cường động lực cũng có vai quan trọng trong việc giữ chân người lao động ở lại doanh nghiệp, và có ý nghĩa đặc biệt đối với lao động trực tiếp, đó là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho người lao động ở trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)