Chương 3: GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM TIÊU CHUẨN-ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG 1
3.3. Xây dựng các giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại
3.3.2 Hoàn thiện việc đánh giá thực hiện công việc cho người lao động
Để cho người lao động thấy rõ sự cam kết về "sự đối xử công bằng", thì Trung tâm cần đánh giá thực hiện công việc một cách thường xuyên và công bằng theo chu kỳ 3 tháng, cung cấp thông tin phản hồi một cách nhanh chóng và kịp thời về mức độ hoàn thành công việc, tinh thần và thái độ thực hiện công việc cho người lao động để họ có thể cải tiến theo hướng tích cực hơn. Thực tế, Trung tâm đánh giá thực hiện công việc chủ yếu do người quản lý bộ phận bằng cách căn cứ vào tiêu chuẩn bình xét và phân loại lao động để xếp loại A;B;C.... theo một vài tiêu thức như số lượng công việc, tuân thủ kỷ luật, an toàn lao động. Tuy nhiên, đối với lao động gián tiếp thì chủ yếu dựa vào ngày công đi làm thực tế, thái độ thực hiện công việc. Do tiêu chuẩn đánh giá chung chung, dùng quá ít tiêu thức nên thường đánh giá mang tính bình quân. Điều đó làm triệt tiêu động lực của những người làm việc tốt. Bởi vậy, cần phải tiến hành cải thiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc một cách khoa học, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn thực hiện công việc rõ ràng, bao gồm các mục tiêu định tính và định lượng, các phương pháp đo lường khoa học và sự phản hồi thông tin một cách kịp thời đến người lao động. Trong đó, có thể sự dụng phương pháp định lượng (cho điểm theo tiêu thức liên quan trực tiếp đến công việc và hành vi thực hiện theo một thang đo đã được ấn định trước), phương pháp này dễ thực hiện nhưng kết quả lại dễ so sánh do kết quả tổng hợp bằng điểm số đặc biệt có thể đánh giá cá nhân theo nhiều tiêu thức nên tính công bằng cao hơn.
Sau đây là tiến trình đánh giá mà theo tác giả Trung tâm Kỹ thuật - Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 đã và đang áp dụng:
Xây dựng bản quy định tiêu chuẩn đánh giá công việc của nhân viên.
Các tiêu chuẩn đánh giá được xác định từ thông tin phân tích công việc. Dựa vào thông tin này, các cấp độ thành tích từ mức thấp đến mức cao được xây dựng.
Mỗi công việc được đánh giá bởi các tiêu chí (bảng 3.1, phụ lục 3):
Xây dựng cấu trúc bảng đánh giá kết quả thực hiện công việc. Cấu trúc các bản này bao gồm:
Phần 1: Thông tin chung - Họ và tên nhân viên:
- Thời gian đánh giá - Kỳ đánh giá
- Bộ phận làm việc - Trình độ
- Chức vụ (nếu có) - Bậc thợ (nếu có) - Thâm niên công tác
- Số điểm tự đánh giá từ 1-5 điểm
Bảng 3.1: Các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc Tiêu chí đánh giá Yếu
(1 điểm)
TB (2 điểm)
Khá (3 điểm)
Giỏi (4 điểm)
Xuất sắc (5 điểm) 1. Mức độ hoàn thành về số
lượng
2. Chất lượng công việc 3. Tác phong trong công việc 4. Tiến độ công việc
5. Khả năng làm việc theo nhóm
6. Sáng tạo trong lao động 7. Tiêu chuẩn về thời giờ làm việc, ngày công
8. Thực hiện nội quy, quy chế
(Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức, Trung tâm Kỹ thuật 1) [9]
Phần 2: Công việc hiện tại đang thực hiện (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên) - Công việc chính
- Công việc phụ
Phần 3: Cấp quản lý trực tiếp đánh giá (điểm tối đa mỗi tiêu chuẩn là 5 điểm)
- Người quản lý trực tiếp cho điểm theo các tiêu chuẩn đã được xây dựng và tính tổng số điểm của nhân viên đạt được.
- Tiến hành xếp loại nhân viên theo các mức: Xuất sắc; giỏi; khá; trung bình; yếu.
Phần 4: Nhận xét, đánh giá và đề xuất của cấp quản lý trực tiếp - Đánh giá chung:Mặt tích cực; mặt hạn chế; mặt triển vọng.
- Đề xuất
Phần 5: Ý kiến nhân viên được đánh giá Phần 6: Ý kiến phòng Hành chính - Tổ chức Phần 7: Ý kiến của ban Giám đốc
Bảng 3.2: Quy trình tiến hành đánh giá kết quả thực hiện công việc Bước công
việc Nội dung thực hiện Đối tượng thực
hiện Bước 1: Liệt
kê những công việc đã thực hiện
- Trong giai đoạn đánh giá và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
- Kiểm tra những công việc mà nhân viên cấp dưới đã làm.
Nhân viên được đánh giá
Người quản lý trực tiếp
Bước 2: Đánh giá kết quả thực hiện công việc
- Nhân viên được đánh giá và người quản lý trực tiếp tiến hành đánh giá một cách độc lập dựa trên những tiêu chuẩn đã được xây dựng.
-Bước này được thực hiện trên biểu mẫu BM- 01, BM-02 nhân viên đánh giá người quản lý trực tiếp
Nhân viên đánh giá Người quản lý trực tiếp
Bước 3:
Phỏng vấn đánh giá trực tiếp
Sau khi đánh giá một cách độc lập, người quản lý trực tiếp và nhân viên được đánh giá tiến hành thảo luận, trao đổi thông tin kết quả. Nội dung thảo luận bao gồm:
- Kết quả công việc đã thực hiện
- Những khó khăn trong quá trình thực hiện công việc của nhân viên
Nhân viên đánh giá Người quản lý trực
Bước công
việc Nội dung thực hiện Đối tượng thực
hiện - Thống nhất tổng điểm đạt được của nhân viên
và xếp loại nhân viên.
- Mặt tích cực, hạn chế triển vọng của nhân viên
- Phương hướng khắc phục những hạn chế - Ý kiến đề xuất của nhân viên được đánh giá
tiếp
Bước 4: Ghi kết quả đánh giá đã được thống nhất vào bàn đánh giá
- Sau khi thảo luận trực tiếp xong, người quản lý trực tiếp hoàn thiện bản đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên theo biểu mẫu BM-03
- Người quản lý trực tiếp đưa ra nhận xét, đánh giá và đề xuất đối với nhân viên được đánh giá.
- Nhân viên được đánh giá viết ý kiến của mình vào bản đánh giá
Người quản lý trực tiếp
Người quản lý trực tiếp
Nhân viên đánh giá
Bước 5: Kiểm tra và ký xác nhận kết quả
- Trước khi bản đánh giá được hoàn thiện thì người quản lý trực tiếp gửi bản đánh giá này lên phòng Hành chính - Tổ chức để kiểm tra kết quả đánh giá và cho ý kiến nhận xét chung.
- Lấy chữ ký của những người có liên quan - Ban giám đốc ký
Cán bộ phòng Hành chính - Tổ chức, Người quản lý trực tiếp, nhân viên đánh giá, cán bộ
Phòng Hành chính - Tổ chức
Ban giám đốc
(Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức, Trung tâm Kỹ thuật 1) [9]