Khái niệm cơ bản về giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm giá thành khai thác nguyên liệu chính sản xuất xi măng của công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn (Trang 21 - 38)

Chương 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Tổng quan lý luận và thực tiễn về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

1.1.2. Khái niệm cơ bản về giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.

Bản chất giá thành là chi phí và là chi phí có mục đích được sắp xếp theo yêu cầu của các nhà quản lý. Là sự dịch chuyển giá trị của các yếu tố vật chất vào giá trị sản phẩm hoàn thành và được tiêu thụ.

Tính toán giá trị sản phẩm chính là tính toán, xác định sự dịch chuyển các yếu tố vật chất tham gia vào khối lượng sản phẩm vừa được sản xuất hoàn thành và tiêu thụ nhằm mục đích thực hiện chức năng của giá thành sản phẩm là chức năng bù đắp, chức năng lập giá và chức năng đòn bẩy kinh tế.

Về mặt bản chất chi phí và giá thành sản phẩm giống nhau, nghĩa là cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa bỏ ra, nhưng khác nhau về mặt lượng. Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn chung cho một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa. Còn khi nói đến giá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định. Đứng trên giác độ quá trình hoạt động để xem xét thì quá trình sản xuất là một quá trình hoạt động liên tục, còn việc tính giá thành sản phẩm là một điểm cắt có tính chu kỳ để so sánh chi phí với đại lượng kết quả nên tại thời điểm tính giá thành có thể có khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành, chứa đựng một lượng chi phí cho nó, gọi là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Tương tự như vậy, đầu kỳ có thể có một lượng sản phẩm sản xuất chưa hoàn thành ở kỳ trước chuyển sang kỳ này để tiến tục sản xuất chứa đựng một lượng chi phí sản xuất cho nó, gọi là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ. Như vậy, giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và một phần chi phí phát sinh trong kỳ. Hơn nữa, giá thành sản phẩm mang tính chủ quan, phụ thuộc vào những phương pháp tính toán phân bổ như việc ghi nhận trước vào giá thành sản phẩm những khoản được coi là chi phí nhưng thực tế chưa phát sinh hoặc những chi phí thực tế đã chi ra nhưng được phân bổ cho nhiều kỳ, nhằm đảm bảo một sự ổn định tương đối cho giá thành sản phẩm qua các thời kỳ.

1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm

Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hóa, giá thành được xem

xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau, có nhiều cách phân loại giá thành khác nhau.

a) Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán chi phí: Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành các loại:

- Giá thành sản xuất toàn bộ: Giá thành sản xuất toàn bộ là giá thành bao gồm toàn bộ các chi phí cố định và chi phí biến đổi thuộc các khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Mô hình giá thành sản xuất toàn bộ được mô tả theo sơ đồ 1.1

Hình 1.1. Sơ đồ giá thành sản xuất toàn bộ của sản phẩm

Chỉ tiêu giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ xác định khi sản phẩm được tiêu thụ và được sử dụng để xác định kết quả tiêu thụ.

- Giá thành sản xuất theo biến phí: Giá thành sản xuất theo biến phí là giá thành chỉ có toàn bộ biến phí bao gồm biến phí trực tiếp và biến phí gián tiếp. Như vậy, theo phương pháp này các chi phí sản xuất cố định không tính vào giá thành mà được tính trừ ở kết quả kinh doanh như các chi phí thời kỳ. Mô hình giá thành sản xuất theo biến phí được mô tả theo sơ đồ 1.2.

Hình 1.2: Sơ đồ giá thành sản xuất theo biến phí

Do giá thành sản xuất chỉ có biến phí sản xuất nên gọi là giá thành sản xuất bộ phận. Doanh nghiệp sẽ xác định số dư đảm phí (còn gọi là phần đóng góp) và cho phép mô hình hoá một cách đơn giản mối quan hệ giá thành - khối lượng - lợi nhuận một cách tổng quát, chúng ta có mô hình sau:

Ztt = V.Q + F (1.1)

Trong đó:

Ztt là giá thành thực tế toàn bộ V là biến phí đơn vị sản phẩm

Q là sản lượng sản phẩm sản xuất; F là định phí

Từ mô hình trên cho phép xác định điểm hoà vốn (theo sản lượng)

Giá thành sản xuất theo biến phí giúp cho nhà quản trị tính toán đơn giản, nhanh chóng chỉ tiêu giá thành; là cơ sở để xác định điểm hoà vốn; cung cấp số liệu cho nhà quản trị ra quyết định ngắn hạn. Tuy nhiên những quyết định thường xuyên có thể ảnh hưởng dài hạn đến định phí, việc phân biệt định phí và biến phí chỉ là tương đối.

Chỉ tiêu giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ chỉ xác định khi sản phẩm đã được tiêu thụ và được sử dụng để xác định kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp

b) Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành:

Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành các loại:

- Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, hạ giá thành của doanh nghiệp.

- Giá thành định mức: Giá thành định mức được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân và không biến đổi trong suốt kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong từng kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.

- Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất.

Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, giá thành thực tế là căn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình sử dụng chi phí, hạ giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh. chỉ tiêu này có tác dụng trong việc quản lý giám sát chi phí, xác định nguyên nhân vượt (hạ) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.

1.1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: hao phí sản

xuất và kết quả sản xuất. Cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế trong đó chi phí sản xuất phản ánh hao phí sản xuất còn giá thành phản ánh mặt kết quả sản xuất.

Hơn nữa trong công tác hạch toán kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai công việc liên tiếp và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. Đồng thời công tác tập hợp chi phí sản xuất chính xác, đầy đủ, một cách khoa học và hợp lý sẽ làm tăng tính chính xác của thông tin giá thành sản phẩm.

Tuy nhiên giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có những điểm khác nhau. Về mặt thời gian, chi phí sản xuất gắn liền với một thời kỳ nhất định còn giá thành sản phẩm liên quan đến nhiều kỳ. Về mặt giá trị, chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí bỏ ra trong kỳ sản xuất kinh doanh không tính đến việc chi phí đó có liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành hay chưa trong khi đó giá thành sản phẩm là chỉ tiêu luôn gắn với sản phẩm hoàn thành, bao gồm những chi phí tính cho khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ mà không tính đến chi phí đó phát sinh ở kỳ nào.

Ta có công thức thể hiện mối liên hệ giữa giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất như sau:

Tổng giá thành sản phẩm hoàn

thành

=

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

+

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ (đã trừ các khoản thu hồi ghi

giảm chi phí)

-

Chi phí sản xuất dở dang cuối

kỳ

(1.2)

Như vậy, nếu giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hay không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Nói cách khác, chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. Nếu tiết kiệm chi phí sản xuất thì hạ giá thành sản phẩm.

1.1.2.4. Yêu cầu quản lý chi phí và giá thành sản phẩm.

Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một loại mặt hàng giống nhau nên các chi phí có sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng, giá cả, ngoài ra sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra còn phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Cho nên muốn tồn tại và phát triển được thì vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là giảm tối đa các khoản chi phí để hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm để có thể đứng vững trên thị trường. Do vậy yêu cầu đặt ra là phải quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Tổ chức quản l ý chi phí, giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp là hoạt động chủ quan của doanh nghiệp trong việc sắp xếp, bố trí nhân sự và vận dụng các phương pháp chung, phương pháp kỹ thuật đặc trưng của kế toán quản trị nhằm thu thập xử lý và cung cấp thông tin về chi phí, giá thành sản phẩm cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm giúp cho việc thực hiện các chức năng quản trị.

Tổ chức quản l ý chi phí giá thành sản phẩm là công việc nội bộ của doanh nghiệp. Song để kế toán quản trị thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và phát huy hết vai trò của nó trong quản trị doanh nghiệp thì việc tổ chức quản l ý chi phí giá thành sản phẩm phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất, Phải phù hợp với đặc điểm về tổ chức quản lý, mức độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính, quy trình công nghệ và loại hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, Phải căn cứ vào đặc điểm và yêu cầu của nền kinh tế thị trường đối với từng doanh nghiệp để xác định những nội dung quản lý chi phí, giá thành sản phẩm phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.

Thứ ba, Phải đảm bảo cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, phù hợp, đồng bộ, linh hoạt với yêu cầu ra quyết định kinh doanh của từng cấp quản trị trong nội bộ doanh nghiệp, cũng như việc điều chỉnh kịp thời những biện pháp quản lý và kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ tư, Phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp. Đồng thời phải tính đến xu hướng phát triển của công tác quản lý và trình độ quản lý của từng doanh nghiệp.

Thứ năm, Phải tuân thủ nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của tổ chức kế toán nói chung và tổ chức kế toán quản trị chi phí giá thành sản phẩm nói riêng. Thực hiện nguyên tắc này phải đảm bảo tổ chức kế toán quản trị chi phí giá thành sản phẩm một cách khoa học và hợp lý, thực hiện tốt nhất các chức năng, nhiệm vụ của kế toán quản trị với chi phí hạch toán tiết kiệm nhất.

Thứ sáu, Phải có sự kết hợp hài hoà với hệ thống kế toán tài chính doanh nghiệp, tránh sự trùng lặp giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính.

Mục tiêu cơ bản của quản l ý chi phí giá thành là cung cấp những thông tin về chi phí, giá thành của đơn vị cho những người ra quyết định quản lý, trong việc lập kế hoạch và giám sát các hoạt động đó. Để đạt được mục tiêu này, tổ chức kế toán quản trị chi phí giá thành phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Một là, tổ chức hợp lý bộ máy kế toán quản trị ở đơn vị để thực hiện được toàn bộ công việc kế toán của đơn vị với sự phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận, từng người trong bộ máy kế toán.

Hai là, tổ chức thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế toán quản trị của đơn vị xác định theo từng thời kỳ.

Ba là, tổ chức kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán.

Bốn là, tổ chức cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo kế toán quản trị.

Năm là, tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết định của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.

1.1.2.5. Các phương pháp tính giá thành

a) Phân biệt đối tương tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành

- Đối tượng tập hợp chi phí: đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần được tập hợp theo nó. Thực chất là việc xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí để cung cấp số liệu tính giá thành và phục vụ cho công tác quản lý.

Nơi phát sinh chi phí: phân xưởng, đội sản xuất, bộ phận chức năng,…

Nơi gánh chịu chi phí: sản phẩm, công việc, lao vụ, công trình, hạng mực công trình, đặt hàng,…

Căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể của doanh nghiệp và dựa trên những căn cứ sau để xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

+ Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp: Có phân xưởng, không có phân xưởng.

+ Căn vào đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: sản xuất giản đơn, sản xuất phức tạp, quy trình công nghệ liên tục,…

- Đối tượng tính giá thành: Đối tượng tính giá thành là những sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Tuy theo đặc điểm, tình hình của doanh nghiệp mà đối tượng tính giá thành có thể là:

+ Từng công việc, đơn đặt hàng, sản phẩm đã hoàn thành.

+ Từng loại thành phẩm, bộ phận chi tiết sản phẩm.

+ Từng công trình, hạng mục công trình.

Như vậy, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Còn xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất, theo yêu cầu của chế độ hạch toán kinh tế mà doanh nghiệp áp dụng.

b) Các phương pháp tính giá thành

- Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn)

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ,…).

Giá thành sản phẩm được tính trực tiếp như sau:

Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang thì không phải tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và khi đó:

Giá thành đơn vị sản phẩm

hoàn thành = Tổng chi phí sản xuất

(1.3) Số lượng sản phẩm hoàn thành

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm giá thành khai thác nguyên liệu chính sản xuất xi măng của công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn (Trang 21 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)