Định hướng phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm giá thành khai thác nguyên liệu chính sản xuất xi măng của công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn (Trang 88 - 92)

Chương 3: GIẢI PHÁP GIẢM GIÁ THÀNH NGUYÊN LIỆU CHÍNH SẢN XUẤT XI MĂNG TẠI VICEM BÚT SƠN

3.1. Định hướng phát triển của Công ty

Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước, của VICEM, Vicem Bút Sơn nhận thức được tính cấp thiết của việc xác định sứ mệnh, tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp và xây dựng chiến lược tổng thể góp phần cùng với VICEM đảm bảo sự phát triển bền vững, duy trì vị thế là nhà sản xuất và cung cấp xi măng hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Đồng thời phát triển đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị và kinh doanh, nâng cao tri thức, khả năng tiếp cận thông tin về thị trường, năng lực cạnh tranh theo hướng tiên tiến hiện đại.

3.1.1. Mục tiêu phát triển của Công ty

3.1.1.1. Mục tiêu chiến lược tổng quát

Mục tiêu của Vicem Bút Sơn là trở thành nhà sản xuất kinh doanh VLXD và cung cấp dịch vụ tiên phong trên thị trường miền bắc Việt Nam, góp phần xây dựng Vicem trở thành tập đoàn kinh tế lớn nhất trong ngành xi măng Việt Nam và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á.

Danh mục lĩnh vực kinh doanh: Xi măng là ngành kinh doanh chủ chốt và đa dạng hóa các sản phẩm liên quan đến xi măng phù hợp với tiềm năng của Công ty và của VICEM.

Vicem Bút Sơn nỗ lực thỏa mãn tối đa các yêu cầu của khách hàng. Xây dựng Vicem Bút Sơn trở thành thương hiệu tin cậy nhất và được biết đến trên thị trường Việt Nam và Đông Nam Á bằng cách chỉ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng vượt trội.

Xây dựng Vicem Bút Sơn thành một môi trường năng động, sáng tạo. Đãi ngộ thỏa đáng với hiệu suất công việc của người lao động. Khuyến khích và mang lại cơ hội phát triển, thành đạt cho người lao động.

3.1.1.2. Mục tiêu và giải pháp chiến lược cụ thể

Tập trung danh mục lĩnh vực kinh doanh xi măng: gồm xi măng PC 50, PC 40, PCB 40, PCB 30, xi măng chuyên dụng, xi măng đặc biệt, vật liệu xây dựng: đá cốt liệu, vôi công nghiệp, bê tông tươi, bê tông đúc sẵn, vữa chống co ngót, vữa khô xây trát, keo dán gạch.…

Đồng bộ cấu trúc tổ chức doanh nghiệp với chiến lược, bao gồm các lĩnh vực quản lý: lĩnh vực xi măng, lĩnh vực cốt liệu, lĩnh vực vận tải và xếp dỡ, lĩnh vực sản xuất các sản phẩm phụ.

Tăng cường tối ưu sản xuất thông qua việc tiêu chuẩn hóa các chỉ tiêu vận hành sản xuất quan trọng.

Thực hiện chiến lược về nguồn nguyên liệu và nhiên liệu chính đảm bảo ổn định các yếu tố đầu vào trong tương lai.

Tái cấu trúc các chức năng hỗ trợ chính gồm nhân sự, tài chính và công nghệ thông tin.

Đào tạo và nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng mềm ngang tầm với trình độ quốc tế và khu vực đáp ứng yêu cầu quản lý, sản xuất và kinh doanh.

Kế hoạch về nguồn tài chính đảm bảo đủ vốn và triển khai các phương án chiến lược đã thông qua, thu hồi vốn đầu tư.

Bảng 3.1. Mục tiêu thị phần đến năm 2025

Thị trường Mục tiêu thị phần đến năm 2025 Ghi chú

Hà Nội 27%

Thị trường cốt lõi

Hà Nam 75%

Tây bắc 45%

Thị trường khác 13% Thị trường mục tiêu

(Nguồn: Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn)

Bảng 3.2. Sản lượng xi măng tiêu thụ giai đoạn 2012÷2025

Năm

Tổng cầu 04 khu vực (1000 tấn) Tăng trưởng Vicem Bút Sơn Cộng Hà

Nội Hà Nam

Tây

Bắc Khác Cộng Hà Nội

Hà Nam

Tây Bắc Khác

SL tiêu

thụ

Tăng trưởng 2012 10.390 6.000 580 1.060 2.750 4% -5% 10% 5% 5% 2.500 21%

2013 10.890 6.300 600 1.100 2.890 3% 3% 3% 3% 3% 2.700 8%

2014 11.400 6.600 630 1.170 3.000 5% 5% 5% 5% 5% 3.000 11%

2015 12.090 7.000 660 1.230 3.200 5% 5% 5% 5% 5% 3.225 8%

2016 12.690 7.300 690 1.300 3.400 5% 5% 5% 5% 5% 3.525 9%

2017 13.290 7.600 720 1.370 3.600 5% 5% 5% 5% 5% 3.825 9%

2018 13.890 7.900 750 1.440 3.800 5% 5% 5% 5% 5% 4.125 8%

2019 14.490 8.200 780 1.510 4.000 5% 5% 5% 5% 5% 4.425 7%

2020 15.090 8.500 810 1.580 4.200 5% 5% 5% 5% 5% 4.700 46%

2025 18.339 10.848 1.034 2.017 4.500 5% 5% 5% 5% 5% 5.800 23%

Cộng 114.220 65.400 6.220 11.760 30.840 BQ 5%

BQ 4%

BQ 5%

BQ 5%

BQ

5% 32.025 BQ 14%

(Nguồn: Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn) 3.1.2. Quan điểm phát triển

Từ nguồn tài nguyên Tập đoàn giao, nguồn nhân lực và trình độ quản lý kỹ thuật, kinh tế hiện có; bám sát chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước; tuân thủ pháp luật; tuân thủ sự điều hành của VICEM, phát triển Công ty theo các quan điểm:

- Phát triển Công ty giàu mạnh, hài hoà với địa bàn Công ty có dự án, với dân cư cộng đồng; hài hoà với các đối tác và bạn hàng; đảm bảo quyền lợi các cổ đông. Phát triển kinh doanh bền vững, bảo đảm an toàn lao động; bảo đảm môi trường nội địa bàn Công ty sản xuất kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường, với biến đổi khí hậu.

Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội ở những nơi Công ty có dự án. Đầu tư vào công tác nghiên cứu, phát triển kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng mới có chất lượng tốt, thân thiện với môi trường; phát triển Công ty đồng thời theo chiều rộng và chiều sâu.

3.1.3. Cơ hội và thách thức 3.1.3.1. Cơ hội

Công ty có chiến lược phát triển rõ rằng, nguồn lực ngày càng lớn mạnh, thương hiệu “Quả địa cầu xanh” có nền tảng lâu đời, được đánh giá cao trong ngành xây dựng.

Do yêu cầu phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, bất động sản, nhu cầu Xi măng trong và ngoài nước tăng cao tạo điều kiện cho Công ty tiếp tục phát triển.

Các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới phát triển cao, có nhiều thiết bị công nghệ mới phù hợp cho công nghệ khai thác mỏ.

Công ty đang nắm giữ một nguồn nguyên liệu đá vôi, đá sét có trữ lượng công nghiệp lớn với chất lượng phù hợp với sản xuất sản phẩm xi măng chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo trải qua các thời kỳ thăng trầm, luôn đoàn kết, đồng tâm vượt qua khó khăn đương đâu với thử thách. Công ty là một đơn vị sớm thích ứng với cơ chế thị trường, đã cổ phần hoá nên có độ thích ứng nhanh, người lao động Công ty tự tổ chức góp vốn đầu tư thiết bị, thành lập công ty liên doanh để phục vụ sản xuất của Công ty.

Công ty có hệ thống quản lý gọn nhẹ, khoa học, đã đáp ứng yêu cầu về công việc trước mắt cũng như lâu dài.

3.1.3.2. Thách thức

Nền kinh tế dù đã thoát ra khỏi khùng hoảng nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn, thị trường BĐS trong nước còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Hiện nay cả nước có khoảng 67 nhà máy xi măng. Tại địa bàn tỉnh Hà Nam nơi Công ty đang đặt nhà máy sản xuất là địa bàn có mật độ nhà máy sản xuất xi măng lớn trong cả nước. Hiện nay, ngoài Vicem Bút Sơn, còn có Công ty Xi măng Visai, Xi măng Xuân Thành, xi măng Kiện Khê, xi măng Nội thương… chính vì vậy Công ty

phải chịu sự cạnh tranh gay gắt cả về chủng loại và giá thành sản phẩm.

Xuất hiện một số công nghệ mới trong việc xây dựng công trình (bê tông đầm lăn..) làm giảm số lượng xi măng.

Nguồn nhân lực kế cận cho một số vị trí chủ chốt còn mỏng, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc, đặc biệt thiếu cán bộ có trình độ kinh doanh quốc tế, trình độ ngoại ngữ nên chưa đáp ứng được khi hợp tác quốc tế và đầu tư ra nước ngoài. Đội ngũ công nhân sửa chữa có trình độ còn hạn chế, chưa làm chủ được các thiết bị hiện đại.

Điều kiện khai thác các nguyên vật liệu chính là đá vôi và đá sét khó khăn, các chi phí vận chuyển, đổ thải đất, thuế, phí môi trường có xu hướng ngày càng tăng.

Trước những thuận lợi và khó khăn trên, để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững Công ty cần phải chủ động nghiên cứu tìm ra các biện pháp giảm giá thành sản phẩm, cụ thể là giảm giá thành nguyên liệu đầu chính là đá vôi và đá sét nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về giá của Công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm giá thành khai thác nguyên liệu chính sản xuất xi măng của công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)