Giới thiệu về Xí nghiệp khai thác mỏ, Vicem Bút Sơn

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm giá thành khai thác nguyên liệu chính sản xuất xi măng của công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn (Trang 52 - 56)

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁ THÀNH NGUYÊN LIỆU CHÍNH SẢN XUẤT XI MĂNG TẠI VICEM BÚT SƠN

2.1. Giới thiệu chung về Vicem Bút Sơn

2.1.3. Giới thiệu về Xí nghiệp khai thác mỏ, Vicem Bút Sơn

Xí nghiệp khai thác mỏ Bút Sơn là đơn vị trực thuộc Vicem Bút Sơn được thành lập từ ngày 15/12/2008 theo quyết định số 1121/QĐ-BUSOCO-HĐQT.08 ngày 11/12/2008 của Hội đồng quản trị Vicem Bút Sơn. Xí nghiệp hoạt động dưới sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp và được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động mã số 0700.117.613-012 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Nam cấp lần đầu ngày 19/12/2008.

Khi mới thành lập xí nghiệp mang tên: Xí nghiệp khai thác mỏ Bút Sơn - Địa chỉ: Xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

- Điện thoại: 03513.820.823 - Fax: 03513.820.823

- Email: xnmobutson@yahoo.com - Website: www.ximăngbutson.com.

- Trụ sở giao dịch: Xí nghiệp khai thác mỏ Bút Sơn - Ngành nghề kinh doanh:

+ Khai thác đá vôi, đá sét phục vụ cho công nghiệp sản xuất xi măng.

+ Sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng.

+ Vận tải hàng hoá bằng đường bộ.

+ Sửa chữa, bảo dưỡng: Máy móc, thiết bị, ô tô và xe có động cơ khác.

+ Gia công chế biến khoáng sản, sản xuất gia công các loại phụ gia.

- Cơ cấu, mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp khai thác Mỏ Bút Sơn, trực thuộc Vicem Bút Sơn (Kèm theo quyết định số 1121/QĐ-BUSOCO- HĐQT.08 ngày 11/12/2008)

Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý Xí nghiệp Khai thác Mỏ Bút Sơn

- Đặc điểm sản xuất kinh doanh của xí nghiệp: Xí nghiệp khai thác mỏ Bút Sơn là đơn vị trực thuộc Vicem Bút Sơn với chức năng nhiệm vụ công ty giao cho xí nghiệp đảm nhiệm việc khai thác nguyên liệu chính phục vụ sản xuất xi măng, bao gồm đá vôi và đá sét.

- Đặc điểm nguồn nguyên liệu:

+ Đá vôi:

Mỏ đá vôi Hồng Sơn cung cấp nguyên liệu cho Dây chuyền I. Trữ lượng đủ để cấp cho DC 1 đến năm 2033. Đá tại mỏ phần lớn có chất lượng tương đối tốt (CaO từ 51-54%), khu vực phía Tây mỏ và Bắc khu 2 chủ yếu là đá đôlômít có MgO cao (max 20%), không dùng riêng để sản xuất clinker được. Lượng đá đôlômít sẽ được khai thác:

Một phần nhỏ dùng để phối liệu dần, một phần được sử dụng làm phụ gia đầy cho xi măng, còn lại được chế biến thành đá cốt liệu xây dựng. Việc sản xuất đá cốt liệu xây dựng từ đá lẫn đôlômít tạo điều kiện thuận lợi cho giải phóng mặt bằng quy hoạch khai thác cũng như hạn chế đá thải loại ra môi trường.

GIÁM ĐỐC

Phó Giám đốc kinh tế

Phó Giám đốc kỹ thuật

Phòng kế hoạch - Tổng

hợp

Phòng kế toán - tài

chính

Phòng Kỹ thuật

Xưởng Sản Xuất

-Đội khai thác mỏ -Đội xúc ủi

-Đội khai thác sét -Đội sửa chữa thiết bị

Mỏ Liên sơn cung cấp nguyên liệu đá vôi cho dây chuyền II. Trữ lượng theo giấy phép khai thác là 30 năm, đủ để cung cấp cho DC2 đến năm 2040. Trữ lượng thăm dò là 74 năm. Sau 2040, công ty sẽ xin gia hạn cấp phép để khai thác hết phần trữ lượng đã thăm dò.

Bảng 2.2. Tổng hợp thành phần hóa cơ bản các mỏ đá vôi

Mỏ đá vôi SiO2(%) Al2O3(%) Fe2O3(%) CaO(%) MgO(%) Hồng Sơn 0,37-1,5 0,15-0,8 0,05-1,0 51,2-53,8 0,51-2,0 Liên Sơn 0,42-1,7 0,17-0,95 0,05-0,6 50,18-52,5 1,4-2,5

(Nguồn: Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn) + Đá sét:

Mỏ sét Khả Phong: Mỏ đang khai thác cung cấp cho cả 2 dây chuyền xi măng, theo kế hoạch từ năm 2014 sẽ khai thác phối trộn cùng với mỏ Ba Sao. Phần sét phía dưới (độ sâu TB 10m) là sét đen chưa phong hóa có độ cứng lớn (500-700 KG/cm2), phải làm tơi tại mỏ trước khi đưa về nhà máy (nổ mìn). Điều này làm tăng thêm chi phí khai thác.

Mỏ sét Ba Sao: Mỏ đang thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản mỏ, theo kế hoạch sẽ đưa vào khai thác vào năm 2014. Theo tính toán, việc sử dụng riêng sét Ba Sao chế tạo phối liệu thì phải dùng quá nhiều đá silic mua ngoài để bổ sung gây tốn kém chi phí. Kết hợp sử dụng sét Khả Phong với sét Ba Sao sẽ khắc phục được nhược điểm này.

Bảng 2.3. Tổng hợp thành phần hóa cơ bản các mỏ đá sét

Mỏ sét SiO2(%) Al2O3(%) Fe2O3(%) CaO(%)

Khả Phong 65-70 12-16 5,6-8,2 2,4-5,0

Ba Sao 55-59 14-18 10-13 1,7- 3,2

(Nguồn: Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn) + Trữ lượng các mỏ nguyên liệu (tính tại thời điểm 31/12/2012)

Bảng 2.4. Tổng hợp trữ lượng các mỏ đá vôi, đá sét của Xí nghiệp

STT TÊN MỎ

Năm cấp mỏ

Thời hạn cấp

mỏ

Trữ lượng được cấp theo GPKT

(tấn)

Trữ lượng còn lại theo GPKT (tấn)

Trữ lượng còn lại theo QĐ phê duyệt KQ

thăm dò (tấn)

1 ĐÁ VÔI 114.337.000 89.347.000 177.802.000

1.1 Mỏ đá vôi Hồng Sơn (DC1) 1995 30 năm 57.863.000 36.360.000 36.360.000 1.2 Mỏ đá vôi Liên Sơn (DC2) 2010 30 năm 56.474.000 52.987.000 141.442.000 2 ĐÁ SÉT (2 DC) 23.658.000 18.448.000 18.448.000

2.1 Mỏ đá sét Khả Phong 1995 30 năm 12.852.000 7.642.000 7.642.000 2.2 Mỏ đá sét Ba Sao (chưa

khai thác) 2011 30 năm 10.806.000 10.806.000 10.806.000 (Nguồn: Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn) - Đặc điểm công nghệ khai thác:

Công nghệ sản xuất của xí nghiệp mỏ được thể hiện ở sơ đồ 2.3 sau đây:

Hình 2.3: Quy trình khai thác đá vôi, đá sét Khoan nổ mìn làm tơi

nguyên vật liệu chính

Xúc đá lên phương tiện vận chuyển

Vận chuyển đá về trạm đập nghiền của nhà máy

Kho sản phẩm nguyên liệu chính sản xuất xi măng

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm giá thành khai thác nguyên liệu chính sản xuất xi măng của công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)