Chương 3: GIẢI PHÁP GIẢM GIÁ THÀNH NGUYÊN LIỆU CHÍNH SẢN XUẤT XI MĂNG TẠI VICEM BÚT SƠN
3.2. Giải pháp giảm giá thành nguyên liệu chính tại Vicem Bút Sơn
3.2.2. Các giải pháp giảm giá thành áp dụng cho sản xuất tại Xí nghiệp khai thác Mỏ - Vicem Bút Sơn
Vicem Bút Sơn là đơn vị có truyền thống làm tốt công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Trong thời gian tới, để đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, Công ty đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để hạ giá thành sản phẩm xi măng, trong đó giảm giá thành khai thác nguyên vật liệu đá vôi, đá sét tại Xí nghiệp khai thác Mỏ, đơn vị trực thuộc Công ty, là một trong những giải pháp trọng tâm của Công ty.
Sau khi phân tích, đánh giá tác động của các nhân tố, yếu tố đến giá thành khai thác đá vôi, đá sét và tìm hiểu điều kiện thực tế sản xuất tại Xí nghiệp khai thác Mỏ, Vicem Bút Sơn, tôi mạnh dạn đề suất một số giải pháp cụ thể để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành khai thác đá vôi, đá sét, nguyên vật liệu chính để sản xuất Xi măng của Công ty cho các năm tiếp theo như sau:
3.2.2.1. Giải pháp về quản lý, tổ chức sản xuất
a) Áp dụng phương pháp đánh giá chỉ số năng lực hoạt động KPI (Key performance Indicator) đối với cán bộ quản lý để từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ quản lý Xí nghiệp.
Để góp phần giảm giá thành khai thác nguyên vật liệu đá vôi, đá sét, việc nâng cao hiệu quả quản lý quá trình sản xuất tại Xí nghiệp là một trong những vấn đề cần được chú trọng. Việc áp dụng phương pháp KPI không những giúp lãnh đạo Xí nghiệp đánh giá được năng lực làm việc của các cán bộ quản lý mà còn tạo động lực giúp từng cán bộ quản lý có ý thức cố gắng trong công việc, tích cực học tập nâng cao kiến thức chuyên môn của mình.
Quá trình sản xuất xi măng bắt đầu tại các mỏ cung cấp nguyên liệu chính:
đá vôi và đất sét), điều quan trọng của quá trình khai thác nguyên vật liệu chính này là giữ cho các thay đổi về vật lý và hóa học ở mức thấp nhất, từ khi khai thác và trong suốt quá trình sản xuất. Điều này đảm bảo một nguồn đồng nhất và liên tục về nguyên liệu cấp cho lò, do đó đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó phải xem xét bất cứ một tác động nào đến môi trường và cộng đồng xung quanh để giữ vững nguyên tắc về phát triển bền vững mà Công ty đang theo đuổi. Do đó, phương pháp KPI xây dựng những chỉ tiêu đánh giá hoạt động của các cán bộ quản lý trong lĩnh vực khai thác mỏ, mà cụ thể là khai thác đá vôi, đá sét tại Xí nghiệp.
Cụ thể như sau:
- Trách nhiệm của đội ngũ quản lý (PMT):
+ Đảm bảo rằng các kết hoạch khai thác được tuân thủ cùng các sửa đổi và cập nhật;
+ Đảm bảo tối ưu hóa các kế hoạch khai thác đảm bảo sự pha trộn của các
vỉa khác nhau (thành phần) và trong việc sử dụng chất nổ, cân bằng giữa khối lượng sử dụng ứng với kích thước đá tối ưu;
+ Đảm bảo xác nhận chính thức về việc sử dụng chất nổ bởi nhân viên phụ trách khai mỏ;
+ Đảm bảo rằng quyền sử dụng chất nổ ứng với kế hoạch khai thác để tránh sử dụng ở khu vực khác;
+ Đảm bảo kiểm soát thích hợp và quy trình vận hành các thiết bị di chuyển;
+ Đảm bảo có theo sát kế hoạch hoàn thổ;
+ Đảm bảo có kế hoạch thu hồi đất mỏ để duy trì dự trữ chiến lược cần thiết;
+ Theo dõi bảng thống kê vật liệu và lượng tồn kho khả dụng theo ngày.
- Đội ngũ quản lý nên có kiến thức cơ bản về:
+ Pháp luật về khai thác mỏ;
+ Tiêu chuẩn chính thức về khai thác mỏ và khai thác đá;
+ Luật pháp và các quy định về sử dụng chất nổ;
+ Lưu kho và vận chuyển chất nổ;
- Các chỉ số đánh giá hiệu quả:
+ Sản lượng Tấn;
+ Số lượng thuốc nổ để khai thác 1 tấn;
+ Khí thải có thể nhìn thấy;
+ Thành phần vật lý và hóa học của nguyên liệu khai thác được;
+ Năng lượng điện tiêu thụ (cho máy đập);
+ Tỉ lệ phần trăm tuân thủ của chương trình khai thác và tiến độ khai thác;
+ Tỉ lệ phần trăm của thiết bị di động và cố định tuân thủ theo chương trình bảo dưỡng;
+ Tỉ lệ phần trăm làm thêm giờ;
+ Tiêu thụ nhiên liệu cụ thể.
- Các hoạt động chính:
+ Xác định các tác động của hoạt động vận hành và khai thác mỏ:
Tác động trực quan
Tiếng ồn
Rung, chấn động
Lượng phát thải ra khí quyển Ảnh hưởng đến giao thông Ảnh hưởng đến hệ động thực vật
Ảnh hưởng đến dự trữ sinh thái (ví dụ: nguồn nước)
+ Giữ thông tin kỹ thuật hỗ trợ được cập nhật liên quan đến tiến độ, kế hoạch khai thác
Làm phẳng chỗ lồi lõm
Tính toán thể tích của vật liệu đất đá thải để loại bỏ Đường vận tải và sự dịch chuyển các vách dốc - Kế hoạch khai thác nên bao gồm:
+ Sự biến đổi của mỏ đá do quá trình khai thác;
+ Kế hoạch khoan để chứng minh tiềm năng trữ lượng;
+ Kế hoạch sử dụng đất cuối cùng;
+ Kế hoạch phục hồi các khu khai thác theo các tiêu chuẩn về môi trường/
hoặc các cam kết với chính quyền, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng tham gia;
+ Phân định tài sản.
b. Giải pháp nội địa hóa phụ tùng thay thế, sửa chữa:
Khi phân tích tác động của nhân tố giá cả đến giá thành khai thác đá vôi, đá sét, ta thấy: giá cả các yếu tố đầu vào đều có xu hướng tăng làm tăng giá thành sản xuất, đồng thời do điều kiện sản xuất ngày càng xuống sâu, thiết bị già cỗi nên việc tiết giảm mức tiêu hao nhiên liệu là một việc không thể thực hiện được đối với Công ty.
Hiện tại, hầu hết thiết bị mỏ đều nhập khẩu từ các nước tư bản, vật tư phụ tùng thay thế cũng đều phải nhập khẩu với giá cao đồng thời tốn nhiều thời gian cho thủ tục nhập hàng vì vậy một trong những giải pháp tổ chức sản xuất để giảm giá thành khai thác được nội địa hóa phụ tùng vật tư thiết bị thay thế, tăng tỷ trọng công việc gia công trong nước, giảm tỷ trọng nhập khẩu giúp Công ty giảm chi phí mà vẫn đảm bảo có các phụ tùng thay thế chất lượng nhưng với giá thành thấp hơn, cũng như
giảm những thiệt hại do chênh lệch tỷ giá, hạn chế thời gian ngừng sản xuất..
Với đặc thù là đơn vị khai thác mỏ, các thiết bị máy móc hoạt động trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tốc độ hao mòn lớn, dễ hỏng hóc, chính vì vậy để duy trì hoạt động sản xuất liên tục công tác bảo dưỡng, sửa chữa được Xí nghiệp và Công ty đặc biệt quan tâm.
Để có thể tiết kiệm vật tư, ngoài việc tiếp tục quản lý chặt chẽ quá trình cấp phát, sử dụng vật tư cần tìm hiểu, thăm dò thị trường để thay thế vật tư nhập ngoại bằng vật tư sản xuất trong nước với chi phí sử dụng thấp hơn. Qua thực tế sản xuất và tìm hiểu thị trường trong nước Xí nghiệp nhận thấy có một số loại phụ tùng thay thế có thể sử dụng các sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước, có chất lượng đảm bảo nhưng giá thành thấp hơn hẳn sản phẩm nhập khẩu, cụ thể như như:
Bảng 3.3. Kết quả thử nghiệm sử dụng vật tư nội địa thay nhập ngoại STT Tên phụ tùng, vật tư
Giá nhập khẩu (tr. đ/chiếc)
Giá gia công trong
nước (tr.đ/chiếc)
Số lượng sử dụng (chiếc/năm)
Mức giảm giá thành
(triệu đồng/năm)
(1) (2) (3) (4) (5) 6= (3-4)*5
1 Bạc đầu búa máy khoan khai thác (phục hồi, gia công trong nước)
12,5 6,2 04 25,2
2 Gia công, chế tạo chuyển đổi tuyô đặc chủng thành tuyô thường dùng cho mọi thiết bị khai thác
6,0 1,32 200 936
Chế tạo- gia công cơ cấu điều khiển đảo chiều di chuyển máy xúc L120C.
3,4 1,2 01 2,2
Giải pháp tự phục hồi hệ thống khí nạp tu bô tăng áp động cơ máy ủi D9R (U3)
20,0 5,5 03 72,5
Chế tạo - Gia công trục truyền động mô tơ thủy lực cho choòng khoan đầu búa máy khoan Roc 742HC.
70,0 12,0 02 116
Tổng cộng 1.151,9
(Nguồn: Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn)
Như vậy hiệu quả đem lại của giải pháp:
- Giảm chi phí mua sắm phụ tùng vật tư (so với nhập ngoại).
- Giảm thời gian làm thủ tục mua hàng (bình quân thời gian giảm từ 5-10 lần).
- Dễ dàng tìm được nguồn cung cấp phụ tùng trong nước (phổ biến hơn).
Tuy nhiên, việc tính toán có áp dụng phương án này hay không cần theo dõi thêm mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng các loại vật tư thay thế này đối với chi phí chung của toàn thiết bị vì có thể: tăng công thay thế, làm hỏng các bộ phận liên quan và tăng mức tiêu hao nhiên liệu.
3.2.2.2. Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, tổ chức lao động khoa học
Nhân tố con người luôn đóng vai trò quyết định trong sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt trong những doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác đá vôi, đá sét với đặc thù là hoạt động trên khai trường rộng, số lượng lao động trực tiếp sản xuất nhiều thì việc xây dựng được một đội ngũ quản lý và lao động có trình độ cao, kỷ luật lao động tốt là một yếu tố tiên quyết để duy trì hoạt động của Xí nghiệp, có tác động trực tiếp đến việc giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thúc đẩy sự phát triển của Xí nghiệp nói riêng và toàn công ty nói chung.
Vì vậy trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường ngày này, để có thể nâng cao hiệu suất lao động, giảm chi phí lao động để giảm giá thành sản xuất, việc nâng cao trình độ trình độ cán bộ công nhân viên, xây dựng các chính sách khuyến khích người lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác giảm giá thành sản xuất.
a. Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên
- Đối với cán bộ quản lý: Đây là đội ngũ quan trọng, quyết định hướng đi cho Doanh nghiệp, điều hành hoạt động sản xuất của Xí Nghiệp, đảm bảo cho Xí nghiệp phát triển đúng theo định hướng chung của Công ty mẹ. Nhận thức được điều này, xí nghiệp cần:
+ Không ngừng nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý, tao điều kiện cho họ phát huy tiền năng bản thân.
+ Xây dựng và đề xuất về chương trình đào tạo để Công ty có kế hoạch đào
tạo cụ thể như: đào tạo nâng cao, đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo chuyên ngành cho cán bộ kỹ thuật để họ kịp thời nắm vững dây chuyền công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại. Cần đặt ra yêu cầu cho đội ngũ lao động này là thường xuyên cập nhập thông tin, kiến thức về các công nghệ mới, hiện đại mà Xí nghiệp chưa có điều kiện để đầu tư để kịp thời tham mưu cho ban lãnh đạo khi Xí nghiệp tiến hành đầu tư khai thác tại các khu vực mỏ mới.
- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất:
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng lao động này bởi họ là những người trực tiếp vận hành các công đoạn sản xuất để tạo ra sản phẩm. Do đó việc đào tạo chuyên môn đối với đội ngũ này hết sức quan trọng có vậy họ mới có thể vận hành thành thạo, sử dụng tốt các máy móc có giá trị lớn, hiện đại, góp phần vào việc tiết kiệm chi phí vật liệu đầu vào, đầu tư và sửa chữa máy móc, phương tiện vận tải có giá trị lớn của Công ty.
Các biện phát để nâng cao trình độ tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất, cụ thể:
+ Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho công nhân, giúp họ hoàn thiện kỹ năng sử dụng các máy móc thiết bị kỹ thuật mới, đảm bảo hiệu suất hoạt động tối đa.
+ Tiến hành sắp xếp, bố trí công nhân có trình độ tay nghề khác nhau một cách khoa học, sao cho có thể đảm bảo được sự hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả của tất cả các dây chuyền sản xuất mà công ty hiện có.
b. Tổ chức lao động khoa học
Để có thể khai thác tối đa nguồn nhân lực, giảm chi phí lao động để giám giá thành sản phẩm bên cạnh việc nâng cao trình độ người lao động, Xí nghiệp cần chủ động xây dựng và đề xuất những chính sách về tổ chức lao động phù hợp với Công ty để có những khuyến khích, thưởng phạt, động viên người lao động kịp thời, cụ thể như:
- Thường xuyên đánh giá hiệu quả cơ cấu, tổ chức lao động, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên để xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu sản xuất.
- Trên nền tảng những cán bộ công nhân viên dày dạn kinh nghiệp, từng bước đưa các cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm lên học hỏi.
- Công tác quản lý cán bộ cần được thực hiện một cách nghiêm túc, công minh, đánh giá đúng đắn những điểm tích cực và tiêu cực trong quá trình hoạt động của đội ngũ lao động trong Xí nghiệp, từ đó phát huy những điểm tích cực và hạn chế những tiêu cực.
- Cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân sản xuất bởi khai thác đá vôi, đá sét là ngành tiếp xúc trực tiếp với những ảnh hưởng của ô nhiễm, độc hại, nguy hiểm. Do đó, cần phải đảm bảo công nhân được trang bị kiến thức cũng như thiết bị bảo hộ lao động tốt nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và các bệnh nghề nghiệp, có như vậy mới khiến người lao động yên tâm, dành toàn bộ tâm sức vào công việc.
- Trong quá trình hoạt động cần định kỳ đánh giá, tổng kế, từ đó kịp thời có những khuyến khích vật chất và tinh thần đối với tập thể cũng như cá nhân có thành tích, phát minh, sáng kiến, đóng góp cho sự phát triển chung của công ty. Đồng thời cũng nghiêm khắc phê bình, kiểm điểm những hành vi sai trái ảnh hưởng đến sự phát triển của Xí nghiệp.
- Thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, nghỉ mát, cử người tham gia các hoạt động văn hóa, đoàn thể, quần chúng với Công ty mẹ để tạo sự đoàn kết, thoải mái về tinh thần trong cán bộ công nhân viên cũng như không khí làm việc tập thể thoải mái, tương trợ hiệu quả cho nhau.
- Phối hợp với Công ty mẹ xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực gắn liền với chiến lược phát triển lâu dài của Xí nghiệp nói riêng và Công ty nói chung.
3.2.2.3. Các giải pháp kỹ thuật, công nghệ:
Một trong những giải pháp kỹ thuật công nghệ được nghiên cứu áp dụng là:
Giải pháp mở rộng mạng lưới lỗ khoan khai thác để giảm chi phí khoan nổ mìn.
a. Nội dung giải pháp:
Theo thiết kế khai thác ban đầu, với đường kính lỗ khoan khai thác tại mỏ đá vôi là D = 102 mm, xác định mạng lưới lỗ khoan dạng tam giác với kích thước: a x b = 3,3m x 3,7m.
Trong quá trình sản xuất thực tế, bằng các nghiên cứu, tính toán khoa học về khoan nổ mìn kết hợp với thực nghiệm, Xí nghiệp mỏ thấy rằng việc điều chỉnh mở rộng kích thước mạng lưới lỗ khoan thành: a x b = 3,5m x 4,0m không những giảm chi phí khoan nổ mìn mà còn nâng cao chất lượng đá nổ mìn, cụ thể là giảm tỉ lệ đá quá cỡ, đá không bị nát vụn, cỡ hạt đá đồng đều.. Bản chất của giải pháp là tăng được khối lượng đá nổ mìn cho từng lỗ khoan (suất phá đá tăng).
b. Cơ sở tính toán:
* Tính toán các thông số kỹ thuật khoan nổ mìn:
- Mạng lưới khoan: Tam giác.
- Suất phá đá của 01 mét lỗ khoan:
Ht
Lk b
P a (3.1)
Trong đó: P- Suất phá đá 01 mét dài khoan; m/tấn Ht- Chiều cao tầng khai thác; m
Lk- Chiều dài lỗ khoan; m
- là thể trọng của đá; tấn/m3.
b- Khoảng cách giữa các hàng khoan; b = W; m
W- Đường kháng chân tầng. Tính theo công thức của Damidop:
) 3 30 (
d m
W
(3.2)
Trong đó: d- là đường kính lỗ khoan.
m- là hệ số làm gần lỗ khoan.
a- Khoảng cách giữa các lỗ khoan trong 01 hàng khoan:a = m x W
* Tính toán các chi phí khoan nổ mìn làm thay đổi giá thành:
- Chi phí bảo dưỡng, thay thế mũi, cần khoan: Bk; đồng/tấn được xác định theo thống kê thực tế.
- Chi phí nhiên liệu:
P Nk
Gd Dk Td
đồng/tấn (3.3)
Trong đó:
Td- Tiêu hao dầu điêzen; lít/ giờ;
Gd - Giá một lít dầu điêzen; đ/lít Nk- Năng suất khoan một giờ; m/giờ
P - Suất phá đá TB cho một mét khoan; Tấn/ m - Định mức chi phí nhân công khoan:
P Nk
n Ck Đk
; đồng/tấn (3.4)
Trong đó: Ck- Định mức chi phí nhân công khoan; đồng/tấn Đk- Tiền lương định mức; đồng/công n- Số nhân công làm việc trong 01 ca;
Nk- Năng suất khoan thực tế; m/ca P- Suất phá đá 1 mét khoan; Tấn/mét - Định mức chi phí phương tiện nổ:
P Lk PTn Cn
; đồng/tấn. (3.5) Trong đó: PTn- Định mức chi phí phương tiện nổ; đồng/tấn.
Cn- Chi phí phương tiện nổ cho 01 lỗ khoan; đồng Lk- Chiều dài lỗ khoan; mét.
P- Suất phá đá 01 mét dài khoan; tấn/mét.
- Tổng cộng các thành phần chi phí làm thay đổi giá thành:
Z = Bk + Dk + Ck + PTn (3.6) c. Tính toán chi tiết hiệu quả kinh tế, giảm chi phí khoan nổ mìn