Cơ chế quản lý chi phí và giá thành nguyên liệu chính

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm giá thành khai thác nguyên liệu chính sản xuất xi măng của công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn (Trang 65 - 71)

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁ THÀNH NGUYÊN LIỆU CHÍNH SẢN XUẤT XI MĂNG TẠI VICEM BÚT SƠN

2.2. Thực trạng chi phí sản xuất và giá thành nguyên liệu đá vôi, đá sét sản xuất

2.2.1. Cơ chế quản lý chi phí và giá thành nguyên liệu chính

Xí nghiệp khai thác mỏ Bút Sơn là đơn vị trực thuộc Vicem Bút Sơn với chức năng nhiệm vụ công ty giao cho xí nghiệp đảm nhiệm việc khai thác nguyên liệu chính phục vụ sản xuất xi măng, bao gồm đá vôi và đá sét. Xí nghiệp có thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh với Công ty mẹ theo cơ chế phụ thuộc thông qua các kế hoạch hàng năm, trong đó bao gồm kế hoạch sản lượng và các chỉ tiêu công nghệ, kế hoạch chi phí, giá thành, định mức.

2.2.1.2. Xác định giá thành sản xuất

a) Lập kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch sản lượng, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, Vicem Bút Sơn xây dựng kế hoạch sản lượng và ngân sách sản xuất, định mực cho Xí nghiệp khai thác mỏ

Dựa vào điều kiện khai thác, phạm vi hoạt động và thiết bị, Công ty xây dựng định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu và phí sản xuất cho từng mỏ của Xí nghiệp, đồng thời cũng đưa ra chỉ tiêu tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, điện năng. Như vậy, ngay từ khâu lập kế hoạch giá thành, Vicem Bút Sơn đã đưa mục tiêu tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất cho Xí nghiệp.

b) Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành của Xí nghiệp

- Chi phí sản xuất của Xí nghiệp phát sinh trong tháng, quý, năm phù hợp với kỳ báo cáo được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.

- Đối tượng tập hợp chi phí:

Dựa trên đặc điểm tổ chức sản xuất của xí nghiệp, quy trình khai thác đá vôi, đá sét nhập kho phục vụ sản xuất xi măng của Vicem Bút Sơn, Xí nghiệp tổ chức tập hợp chi phí như sau:

+ Chi phí cơ bản: Là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, như chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, khấu hao TSCĐ

dùng trực tiếp vào sản xuất.

+ Chi phí chung: Là các chi phí dùng vào tổ chức, quản lý và phục vụ sản xuất có tính chất chung. Thuộc loại này có chi phí quản lý ở các phân xưởng sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp. Cụ thể:

Tập hợp chi phí cho sản xuất đá vôi Hồng Sơn Tập hợp chi phí cho sản xuất đá vôi Liên Sơn Tập hợp chi phí cho sản xuất đá sét

Tập hợp chi phí cho sản xuất đá VLXD

- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại xí nghiệp:

Xí nghiệp sử dụng cả hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp để tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng đã xác định:

+ Phương pháp trực tiếp: Các chi phí phát sinh trong các phân xưởng sản xuất chính như: đội khoan nổ, đội xúc.

+ Phương pháp gián tiếp: Còn chi phí phát sinh tại các phân xưởng phụ trợ:

đội sửa chữa được tập hợp chung sau đó phân bổ cho các đối tượng tập hợp chi phí.

Xuất phát từ yêu cầu của quản lý, mục đích, công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất và để đảm bảo sự phù hợp giữa công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, đối tượng tính giá thành của xí nghiệp là các loại đá vôi, đá sét.

Như vậy, đối tượng tính giá thành trùng với đối tượng tập hợp chi phí. Giá thành sản phẩm sẽ được tính cho đá vôi, đá sét.

c) Trình tự tính giá thành

- Kế toán tổng hợp căn cứ vào số liệu các chứng từ hạch toán tổng hợp chi phí.

- Kỳ tính giá thành: Mỗi tháng tính một lần - Các bước:

+ Tập hợp chứng từ gốc

Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng hai loại chứng từ chủ yếu là: Phiếu yêu cầu lĩnh vật tư và Phiếu xuất kho.

Xí nghiệp sử dụng Bảng thanh toán tiền lương vòng 1, vòng 2, các khoản thanh toán làm thêm giờ (căn cứ theo Bảng thanh toán thêm giờ) để hoạch toán chi

phí nhân công trực tiếp. Sau khi nhận được Bảng thanh toán tiền lương từ Phòng kế hoạch tổng hợp, kế toán lập Bảng tiền lương và BHXH, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH để phân bổ chi phí nhân công:

Hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương cho bộ phận nhân viên quản lý, bảng tính khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ khấu hao, Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán...

+ Lập chứng từ

Hàng ngày, theo yêu cầu sử dụng của mỗi Đội sản xuất (tất cả các nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phải dựa trên nhiệm vụ cụ thể, căn cứ vào định mức tiêu hao vật tư theo kế hoạch sản xuất trong tháng của mỗi Đội sản xuất) nhân viên thống kê sẽ viết Phiếu yêu cầu lĩnh vật tư kèm theo Phiếu xuất kho, trên phiếu ghi rõ tên vật tư cần dùng, số lượng, chủng loại, có chữ ký của Đội trưởng và phải được sự phê chuẩn của phòng Kỹ thuật.

Căn cứ vào phiếu yêu cầu lĩnh vật tư đã được duyệt, thủ kho Vật tư sẽ xem xét số thực cấp, viết số thực xuất vào Phiếu xuất kho chỉ bao gồm chỉ tiêu số lượng.

Phiếu xuất kho được lập thành 4 liên: liên 1 được lưu gốc, 3 liên còn lại sau khi có chữ ký của thủ kho được giao cho người nhận một liên, thủ kho giữ một liên để ghi vào Thẻ kho sau đó chuyển về kế hoạch tổng hợp, còn một liên Phòng Kế toán giữ làm chứng từ hạch toán.

Bảng chấm công của các tổ đội, phòng ban sau khi chấm xong được chuyển đến bộ phận tính toán tiền lương cho toàn thể cán bộ công nhân viên của xí nghiệp.

Bảng lương được chuyển đến bộ phận kế toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương cho sản xuất đá vôi, đá sét.

+ Kiểm tra chứng từ: khi chứng từ được chuyển tới bộ phận kế toán thì đều được các kế toán viên kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ, hợp pháp và việc tính toán chính xác trên chứng từ.

+ Hạch toán chi phí vật liệu trực tiếp:

* Nội dung: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Xí nghiệp khai thác mỏ Bút Sơn là bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu khác dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.

Để tạo ra sản phẩm là đá vôi, Xí nghiệp đã sử dụng các nguyên vật liệu chính là: thuốc nổ, vật liệu nổ, nhiên liệu và các vật liệu khác sử dụng tại khai trường sản xuất đá vôi, đá sét. Các chi phí này được tập hợp riêng cho xưởng sản xuất này phải được chi tiết theo các yếu tố chi phí: Vật liệu nổ, xăng, dầu DO, vật liệu khác…

Kế toán khi nhận được Phiếu xuất kho sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, tiến hành đối chiếu số lượng ghi trên Thẻ kho, ký và xác nhận số tồn kho, sau đó định khoản, tính đơn giá và thành tiền trên các Phiếu xuất kho. Đơn giá ghi trên Phiếu xuất kho được tính theo phương pháp giá bình quân gia quyền. Từ các Phiếu xuất kho này, kế toán sẽ lấy số liệu cập nhật vào máy theo các nội dung trên phiếu xuất kho để lên các sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt, Sổ chi tiết, Sổ cái và Bảng đối chiếu vật tư nhập, xuất kho của bộ phận vật tư.

Chi phí vật tư gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực... (sau đây gọi chung là vật tư) được xác định trên cơ sở giá vật tư và mức tiêu hao vật tư, được tính theo công thức:

Chi phí

vật tư = Giá vật tư

(chưa có VAT) x Mức tiêu hao

vật tư (2.2)

Giá vật tư dùng để tính giá sản phẩm bao gồm:

Đối với vật tư mua ngoài là giá mua ghi trên hóa đơn của người bán hàng (nếu là vật tư nhập khẩu bằng ngoại tệ thì quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh) cộng (+) thuế nhập khẩu và các khoản phụ thu (nếu có) cộng (+) chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp, phí bảo quản, phí bảo hiểm, phí hao hụt theo định mức trong lưu thông (nếu có), tiền thuê kho bãi, phí gia công trước khi nhập kho (nếu có)...

Đối với vật tư tự chế là giá thực tế xuất kho cộng (+) chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tự chế.

Đối với vật tư thuê ngoài gia công, chế biến là giá thực tế xuất kho giao gia công cộng (+) chi phí gia công cộng (+) chi phí vận chuyển, bốc dỡ.

Mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm:

Căn cứ vào mức tiêu hao vật tư trên kế hoạch ngân sách của Công ty giao, số liệu thống kê tình hình sử dụng thực tế qua các năm, Xí nghiệp lập kế hoạch chi phí, giá thành và kiểm soát tình hình sử dụng vật tư thực tế trong năm. Hệ thống mức này được xây dựng từng năm và do Công ty phê duyệt.

Chi phí vật tư hạch toán vào chi phí sản xuất trong kỳ là tổng chi phí vật tư xuất dùng trong kỳ trừ đi (-) chi phi vật tư đền bù do lỗi chủ quan làm vượt mức.

* Chi phí khấu hao tài sản cố định

Tài sản cố định của Xí nghiệp (bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình) được huy động vào kinh doanh đều được tính khấu hao. Mức tính khấu hao tài sản cố định thực hiện theo Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC.

* Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định thực hiện theo phương pháp đường thẳng.

Tổng chi phí KHCĐ = 

n

i 1

Nguyên giá TSCĐi

X Số tháng huy

động trong kỳ i (2.3) Tổng số tháng khấu hao KHi

* Chi phí tiền lương

Xí nghiệp trả lương cho công nhân theo hình thức giao khoán quỹ lương theo sản phẩm và đơn giá sản phẩm. Tiền lương thanh toán được xác định theo công thức Tổng chi phí lương =

1 n

i (Đơn giá tiền lương i x Khối lượng sản phẩm x KĐC) (2.4) Đơn giá tiền lương do Xí nghiệp được Công ty xây dựng căn cứ vào chế độ tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương do Nhà nước quy định. Đơn giá tiền lương được xây dựng cho từng sản phẩm theo định mức năng suất lao động và tiền lương ngày công của ngành nghề đó.

Hệ thống định mức lao động được xây dựng hàng năm và do Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt làm cơ sở xây dựng kế hoạch chi phí tiền lương và thanh quyết toán hàng tháng cho người lao động.

Tuỳ theo kết quả thực hiện chi phí, Xí nghiệp sử dụng chi phí lương không vượt quá tổng quỹ lương tối đa mà Công ty giao theo giá trị thực hiện và đơn giá khoán tổng thể.

Chi phí tiền ăn giữa ca, bồi dưỡng độc hại cho người lao động tính toán trong giá thành kế hoạch theo lao động định mức. Giá trị hạch toán thực tế theo ngày công làm việc thực tế và mức chi do Công ty quy định phù hợp với hiệu quả SXKD và đảm bảo các quy tại các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ Luật lao động của Nhà nước và của Tập đoàn.

Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn được tính theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

Các khoản chi phí chung và mua ngoài khác bao gồm: chi phí cho đào tạo lao động theo chế độ quy định; Chi phí cho y tế, chi cho lao động nữ, trợ cấp thôi việc cho người lao động; chi bảo hộ lao động, trang phục; chi phí điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm, vật rẻ tiền mau hỏng, dụng cụ sử dụng một lần phục vụ cho bộ phận quản lý, thuê bảo vệ cơ sở SXKD, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên.

d) Phương pháp tính giá thành Công thức tính giá thành sản phẩm:

Tổng giá Chi phí sản Chi phí sản xuất Chi phí sản thành sản = xuất dở dang + phát sinh - xuất dở dang phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

*Tính giá thành sản xuất đá vôi, đá sét

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ/ cuối kỳ: Chi phí cho sản phẩm làm dở dang là các chi phí bỏ ra dưới dạng đá vôi và đá sét trên các khai trường.

Thực tế việc khai thác đá vôi và đá sét được thực hiện theo kế hoạch và công suất của máy đập, lượng tồn đá vôi và đá sét này không lớn và tương đối ổn định. Đồng thời, việc tính toán sản lượng đá khai thác được trên thị trường thường không chính xác, do đó kế toán không tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của việc sản xuất đá vôi và đá sét (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang bằng 0). Như vậy, toàn bộ chi phí tập hợp được trong kỳ sẽ là toàn bộ giá thành của đá vôi và đá sét.

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cho sản xuất đá vôi và đá sét được tập hợp trên sổ cái TK 154 theo yếu tố chi phí của từng đối tượng là đá vôi và đá sét.

Sản lượng: Sản lượng đá vôi và đá sét sản xuất và nhập kho là lượng đưa vào để sản xuất Clinker của công ty cổ phần xi măng vicem Bút Sơn được tính toán theo số liệu kiểm kê cuối tháng và các thông số kỹ thuật.

Căn cứ vào các số liệu trên, kế toán lập Thẻ tính giá thánh đá vôi và Thẻ tính giá thành đá sét. Trong thẻ tính giá thành này, các cột chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí dở dang cuối kỳ bằng 0.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm giá thành khai thác nguyên liệu chính sản xuất xi măng của công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)