Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm giá thành khai thác nguyên liệu chính sản xuất xi măng của công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn (Trang 38 - 42)

Chương 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Thông qua việc phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phân tích được các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với giá thành, từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định quản lý tối ưu nhất.

Trong thực tế quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ta có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thành hai nhó nhân tố khách quan và chủ quan.

1.2.1. Các nhân tố khách quan

Là các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh, có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, mà tự bản thân doanh nghiệp không tự điều chỉnh thay đổi được.

Nói đến ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và ngành sản xuất xi măng nói riêng là nói đến ngành sản xuất công nghiệp nặng, chịu tác động rất lớn của điều kiện bên ngoài. Các nhân tố khách quan tác động lớn đến giá thành sản xuất của ngành vật liệu xây dựng gồm:

Giá cả thị trường: Những biến động giá cả đầu vào của nguyên, nhiên, vật liệu trên thị trường tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và làm tăng/giảm giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp có thể tác động rất ít đến nhân tố này thông qua việc lựa chọn đối tác, chủng loại vật tư, nhiên liệu sao cho chi phí sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu cho một đơn vị sản phẩm là nhở nhất.

Nhu cầu thị trường: Việc có được thị trường trong sản xuất kinh doanh giải quyết được yếu tố đầu tư của sản phẩm dịch vụ là rất quan trọng qua đó chi phí và giá thành cũng có những biến động theo nhu cầu thị trường. Nhu cầu càng cao doanh nghiệp sản xuất với quy mô càng lớn thì càng tiết kiệm được chi phí, giảm được giá thành trên mỗi đơn vị sản phẩm.

Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất xi măng có nguyên liệu đầu vào chính là đá vôi và đá sét thì mức độ tăng sản lượng phải phù hợp với năng lực thiết bị, điều kiện khai thác các nguyên liệu đầu vào chính nếu không sẽ dẫn đến tình trạng “làm bằng mọi giá” dẫn đến tăng giá thành sản phẩm.

Điều kiện địa lý, địa chất: Các nhà máy xi măng có đặc thù là thường được xây dựng gần cái mỏ khai thác đá vôi, đá sét, nguyên vật liệu chính để sản xuất xi măng, vì vậy các điều kiện khai thác mỏ có ảnh hưởng rất nhiều đến việc cung cấp nguyên liệu đầu vào chính cho hoạt động của nhà máy. Khai thác mỏ lại phục thuộc vào các điều kiện địa chất, vị trí địa lý của khoáng sàng. Nó quyết định việc lựa chọn phương án khai thác, công nghệ sản xuất và quyết định rất lớn đến giá thành sản xuất xi măng.

Giá thành khai thác đá vôi, đá sét quyết định chủ yếu bởi các tham số chính:

Đặc điểm, tính chất đất đá; hệ số bóc đất đá (m3/tấn đá vôi, đá sét), tỷ lệ tổn thất khi khai thác (%); cung độ vận chuyển đất đá và sản phẩm (km). Tất cả các tham số trên đều do điều kiện địa lý, địa hình, địa chất, khoáng sàng quyết định, con người dù có công nghệ tiên tiến hiện đại cũng chỉ có thể tác động một phần rất nhỏ.

Ngoài ra, tính chất cơ lý của đất đá như mức độ mài mòn, ăn mòn của đất đá; môi trường axit của nước…còn ảnh hưởng rất lớn đến mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu…

Khai thác khoáng sán, đặc biệt là các mỏ đá vôi đá sét chủ yếu là các mỏ lộ thiên, còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Nếu thời tiết mưa bão nhiều thiết bị không hoạt động được, không có sản phẩm nhưng chi phí làm đường, củng cố điều kiện khai thác, bơm nước,… lại gia tăng dẫn đến tăng giá thành sản phẩm.

Chế độ chính trị, chính sách pháp luật của nhà nước: Đây là nhân tố tác động gián tiếp. Sự tác động này được phản ánh qua sự ổn định trật tự xã hội, sự điều chỉnh thuế quan, các chính sách vĩ mô của Nhà nước, quy định của các cơ quan cấp trên như Bộ, Tập đoàn, chính sách bảo vệ môi trường,… ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm tăng/giảm chi phí dẫn đến giá thành biến động.

Đối thủ cạnh tranh: Đây là một nhân tố ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và sản xuất xi măng nói riêng. Việc mở cửa thị trường kéo theo việc xuất hiện nhiều nhà cung cấp xi măng mới, cạnh tranh trên thị trường xi măng ngày càng gay gắt không chỉ cạnh tranh về chủng loại, chất lượng sản phẩm mà còn cạnh tranh về giá điều này là động lực khiến các doanh nghiệp sản xuất xi măng phải tìm cách giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành khai thác để có thể duy trì thị phần và tiếp tục phát triển.

Ngoài ta còn các nhân tố khác như thị trường tài chính, lạm phát, yếu tố công nghệ,… cũng gây ảnh hưởng nhưng không lớn như các yếu tố như trên.

1.2.2. Các nhân tố chủ quan

Là nhân tố tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, mà tự bản thân doanh nghiệp có thể điều chỉnh cải tiến, thay thế được…Các nhân tố này gồm:

Công nghệ sản xuất: Đây là nhân tố tác động lớn đến giá thành sản xuất của doanh nghiệp. Lựa chọn công nghệ sản xuất tức là lựa chọn phương pháp khai thác, thiết bị sử dụng, từ đó quyết định đến năng suất lao động và chi phí sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, nhân công; chi phí khấu hao… cho một đơn vị sản phẩm.

Việc lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp, trung bình tiên tiến là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Tổ chức nguồn nhân lực: Đây là yếu tố có tính chất quyết định đến việc quản lý sử dụng tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp có đội ngũ có đội ngũ người lao động có trình độ phù hợp, tuân thủ kỷ luật lao động tốt; có chính sách đào tạo phù hợp sẽ khuyến khích người lao động tăng năng suất, thực hiện tiết kiệm chi phí làm giảm giá thành.

Chính sách quản lý: Có cơ chế quản lý chi phí phù hợp sẽ tạo động lực tiết kiệm chi phí. Chính sách quản lý phải đảm bảo làm tốt, thống nhất trong tất cả các khâu từ lập kế hoạch chi phí; tổ chức thực hiện; phối hợp quản lý nhằm theo dõi, phát hiện và kiềm chế chi phí; kiểm tra, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý tối ưu nhằm tiết kiệm mức tiêu hao chi phí, giảm giá thành.

Tổ chức sản xuất: Nhân tố này đánh giá trình độ của cơ cấu bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có được sự sắp xếp tốt công việc sẽ tạo sự nhịp ngành trong sản xuất, giảm thiểu những khâu dư thừa trong dây chuyền sản xuất, góp phần giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

Ta có sơ đồ minh họa sự ảnh hưởng của các nhân tố đến giá thành sản xuất vật liệu xây dựng (sơ đồ 1.5)

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm giá thành khai thác nguyên liệu chính sản xuất xi măng của công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)