Chương 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
1.3. Công tác quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu nói chung và xi măng nói riêng
1.3.1. Sự cần thiết khách quan của quản trị chi phí, giá thành
Quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là quá trình phân tích, tập hợp, tính toán và quản trị các chi phí sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất vì tiêu thụ sản phẩm nhằm cung cấp thường xuyên các thông tin về sử dụng chi phí sản xuất, đảm bảo độ chính xác cần thiết làm cơ sở cho các quyết định quản trị của doanh nghiệp.
Trong cơ chế kinh tế mở và hội nhập, muốn tồn tại và phát triển, đứng vững trong cạnh tranh mỗi doanh nghiệp không thể tính đến việc nhanh chóng tạo ra khả năng cạnh tranh của mình ở ngay chính thị trường trong nước và thị trường thế giới.
NHÓM CÁC NHÂN TỐ KHÁCH QUAN
Giá cả thị trường
Nhu cầu thị trường
Điều kiện địa lý
Điều kiện địa chất
Chế độ chính sách nhà
nước
Nhân tố khách
quan khác
Giá thành sản xuất xi măng
Công nghệ sản xuất
Công nghệ sản xuất
Nguồn nhân
lực
Chính sách quản lý NHÓM CÁC NHÂN TỐ CHỦ QUAN
Các thế mạnh cạnh tranh của một doanh nghiệp so với đối thủ thường là các thế mạnh về chất lượng sản phẩm, sự khác biệt hóa sản phẩm, giá cả sản phẩm…
Muốn có lợi thế cạnh tranh về giá cả doanh nghiệp không thể dựa trên cơ sở có đầy đủ thông tin về chi phí sản xuất và tiêu thụ từng loại sản phẩm của doanh nghiệp để xây dựng chính sách cho phù hợp.
Cơ chế kinh tế nước ta hiện nay là cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Cơ chế này đã trao quyền quản trị kinh doanh cho các doanh nghiệp và cũng đặt ra cho doanh nghiệp nhiều thử thách.
Thông qua việc quản trị chi phí, giá thành cung cấp các thông tin để doanh nghiệp có cơ sở cần thiết cho các quyết định kinh doanh:
Về đầu tư: cung cấp thông tin cần thiết để lựa chọn đầu tư thiết bị, công nghệ; lựa chọn đối tác cung ứng và chủng loại vật tư, nhiên liệu phù hợp.
Về tổ chức và điều hành sản xuất: Xây dựng phương án tổ chức sản xuất, tối ưu, phù hợp với điều kiện thực tế giảm thiểu các bất hợp lý để tăng năng suất và giam chi phí dư thừa.
Về thuê ngoài: lựa chọn việc tự làm hay thuê ngoài một số công đoạn giá thành cao làm giả chi phí sản xuất.
Đề ra các giải pháp quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành
Đề ra các giải pháp quản lý tồn kho, giảm chi phí lưu kho và giảm nguy cơ giảm chất lượng hàng tồn kho.
Kiểm tra tính hiệu quả hoạt động của từng bộ phận và doanh nghiệp thông qua việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm từng giai đoạn.
1.3.2. Các phương pháp hạ giá thành sản phẩm 1.3.2.1. Ý nghĩa kinh tế của việc hạ giá thành sản phẩm
Hạ giá thành sản phẩm là một trong những nhiệm vụ chủ yếu để doanh nghiệp có thể cạnh tranh, đứng vững trên thị trường, ý nghĩa quan trọng của việc hạ thấp giá thành là làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên, các quỹ ngày càng mở rộng, đời sống tinh thần và vật chất của công nhân viên chức ngày càng được nâng cao, điều kiện lao động ngày càng được cải thiện.
1.3.2.2. Các biện pháp hạ giá thành
Trong thực tế có nhiều biện pháp hạ giá thành sản phẩm khác nhau được áp dựng trong các doanh nghiệp khác nhau. Tùy tình hình cụ thể ở mỗi doanh nghiệp mà áp dụng các giải pháp cho phù hợp để doanh nghiệp đạt được kết quả tốt trong việc áp dụng các giải pháp quản trị chi phí.
Các biện pháp hạ giá thành đều thực hiện một hoặc một số mục tiêu sau:
Tiết kiện chi phí vật liệu, nhiên liệu, điện năng.
Tiết kiệm hao phí lao động.
Giảm các chi phí khác, chi phí phục vụ phụ trợ.
Tăng năng suất, sản lượng để giảm chi phí khấu hao.
Sau đây là một số biện pháp mang tính chất tổng quát nhằm hạ giá thành:
- Tăng sản lượng, tiết kiệm chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm
Tăng sản lượng sản xuất trong kỳ nhằm giảm chi phí cố định bình quân cho một đơn vị sản phẩm. Hướng biện pháp này căn cứ trên cơ sở giá thành được xây dựng theo công thức sau:
Z FC AVC
Q (1.19)
Với công thức này khi Q tăng lên thì thương số (FC/Q) sẽ giảm xuống như vậy giá thành đơn vị của sản phẩm sẽ giảm. Đối với những doanh nghiệp mà năng lực sản xuất còn dôi dư thì đây là một biện pháp tích cực. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn thì doanh nghiệp cần phải cân nhắc để xác định số lượng sản phẩm sản xuất thêm có thể hạ giá thành mà không ảnh hưởng xấu đến các chi tiêu khác.
Chi phí cố định bao gồm nhiều khoản chi như chi phí khấu hao, chi phí hành chính, chi phí chung phân xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp,…
Muốn tiết kiệm chi phí cố định có thể áp dụng các biện pháp như:
+ Tận dụng công suất của máy móc thiết bị: làm cho máy móc thiết bị phát huy hết công suất, giảm giờ vô ích, tăng năng suất thiết bị. Muốn vậy phải có chế độ chăm sóc, sửa chữa thường xuyên, phải áp dụng các biện pháp cải tiến, ứng dụng công nghệ tiên tiến.
+ Có chính sách từ tuyển dụng, đào tạo, chế độ đãi ngộ, có thể sử dụng “lao động tinh” nhằm giảm bớt số lượng lao động phục vụ, phụ trợ.
+ Ngoài ra, còn cần phải giảm bớt các tổn thất trong sản xuất như giảm bớt hệ số tổn thất tài nguyên, tăng tỷ lệ thu hồi trong quá trình chế biến…
- Biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên, nhiên vật liệu
Nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Có những doanh nghiệp chi phí này chiếm từ 60% - 70%, bởi vậy phấn đấu tiết kiệm mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, điện năng có ý nghĩa quan trọng đối với việc hạ thấp giá thành.
Muốn tiết kiệm tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, điện năng, doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống định mức tiêu hao tiên tiến và tổ chức đưa nó vào áp dụng trong quá trình sản xuất để khống chế số lượng tiêu hao thực tế, cải tiến kỹ thật sản xuất và thiết kế sản phẩm nhằm giảm bớt số lượng tiêu hao cho mỗi đơn vị sản phẩm, cải tiến công tác mua, bảo quản,… để vừa giảm hư hỏng, kém phẩm chất, vừa giảm được chi phí thu mua, lưu kho.
Để có thể xây dựng và thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm phải dựa trên việc triển khai nhóm các giải pháp sau:
+ Nhóm giải pháp công nghệ và kỹ thuật cơ bản
Rà soát lại toàn bộ dây chuyền công nghệ, phát hiện ra các khâu hoặc công đoạn bất hợp lý và đề ra các giải pháp đổi mới côn nghệ, tạp ra dây truyền sản xuất đồng bộ nhằm tăng năng suất lao động
+ Nhóm giải pháp về điều hành sản xuất
Điều hành sản xuất phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả. Triển khai các biện pháp điều hành sản xuất đồng bộ, hợp lý; sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường và khả năng sản xuất của đơn vị để giảm chi phí tồn kho, chi phí lãi vay.
Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các bộ phận kỹ thuật, sản xuất và các bộ phận kế hoạch, kế toán để đảm bảo chi phí trong quá trình sản xuất luôn được quản lý, khống chế; không vì mục tiêu sản lượng mà buông lỏng quản lý.
+ Nhóm giải pháp về quản lý
Cần xây dựng và hoàn thiện các cơ chế và phương pháp quản lý từ khâu lập kế hoạch, triển khai thực hiện các công việc về quản lý chi phí vật tư, chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài; kiểm tra, phân tích, đánh giá và đề ra các biện pháp tiết giảm các chi phi còn cao, các công đoạn có giá thành vượt trội…
Có cơ chế thưởng phạt để khuyến khích tiết kiệm chi phí.
1.3.3. Đánh giá về công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Vicem Bút Sơn
Ngay từ khi mới thành lập, Vicem Bút Sơn đã quan tâm đến công tác khoán quản trị chi phí, giá thành, giá bán. Công tác này đã được hoàn thiện qua từng giai đoạn cả về cơ chế và phương pháp quản trị. Chính cơ chế khoán quản đã tạo ra lợi nhuận và tiềm lực tài chính chủ yếu cho Công ty. Việc áp dụng phương pháp khoán giá thành theo đơn giá công đoạn tổng hợp, một phương pháp quản lý chi phí, giá thành khoa học, tiến tiến, kế hoạch đơn giá được xây dựng và công khai từng công đoạn sản xuất. Điều này, đã đảm bảo sự bình đẳng, tạo ra sự công khai minh bạch hơn, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các đơn vị tham gia kế hoạch phối hợp kinh doanh. Cứ hàng quý, Công ty đều có các báo cáo nghiệm thu, phân tích giá thành, xác định mức tiết kiệm hay bội chi để quyết toán chi phí - doanh thu, đánh giá năng lực quản lý và hoạt động tại các đơn vị sản xuất để từ đó có kế hoạch và biện pháp hoàn thiện khoán chi phí, giảm giá thành phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất của Công ty cũng như phát huy được năng lực sản xuất của từng đơn vị trực thuộc.
Do cơ chế khoán quản chi phí hợp lý đã tạo động lực cho đơn vị tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho người lao động, Công ty tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển các dòng sản phẩm xi măng có chất lượng cao hơn với giá thành cạnh tranh hơn. Đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2010 - 2012, mặc dù ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn, cầu xi măng giảm sút nghiêm trọng nhưng do chủ động quản trị chi phí và dự báo tốt nhu cầu thị trường nên Công ty luôn đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, duy trì mức tăng trưởng tương đối tốt.
Hiện nay để có thể tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm xi măng Bút Sơn, Công ty đã chủ động xây dựng chiến lược phát triển đến 2020, trong đó một trong những giải pháp quan trọng là giảm giá thành sản phẩm bằng nhiều biện pháp có tính khả thi cao như tiết kiệm chi phí, đổi mới công nghệ, tăng cường quản lý kỹ thuật cơ bản, khoán tiền lương cho khối sản xuất trực tiếp, phụ trợ, phục vụ, gián tiếp,…, nâng cao trình độ quản lý để tăng hiệu quả kinh doanh.