2.2. Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty
2.2.1. Thực trạng sử dụng tài sản của Công ty
Qua số liệu của bảng 2.3 (trang 49) về tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty xăng dầu B12, cho thấy:
Năm 2009, tổng giá trị tài sản của Công ty là 1.377.537 triệu đồng, trong đó TSDH là 591.243 triệu đồng chiếm 42,92%; TSNH là 786.294 triệu đồng chiếm 57,08%. Năm 2010, tổng giá trị tài sản của Công ty là 1.463.325 triệu đồng tăng 85.788 triệu đồng so với năm 2009, trong đó TSDH là 718.912 triệu đồng chiếm 49,13% tăng 127.699 triệu đồng so với năm 2009; TSNH là 744.413 triệu đồng chiếm 50,87% giảm 41.881 triệu đồng so với năm 2009.
Như vậy, năm 2010 tổng tài sản của Công ty đã tăng lên chủ yếu do có sự tăng tương đối của TSDH với tốc độ tăng 21,59%.
TSDH của Công ty tăng. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy Công ty đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh đặc biệt là đầu tư đổi mới, tăng năng lực về TSCĐ. Năm 2010, xác định hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện để phát triển, là sức mạnh to lớn chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường, Công ty đã đầu tư mở rộng quy mô đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm TSCĐ.
Năm 2010, TSCĐ và ĐT XDCB tăng 127.955 triệu đồng so với năm 2009. Trong đó TSCĐ tăng lên 95.978 triệu đồng và ĐT XDCB tăng 31.977 triệu đồng .
Bảng 2.3 : TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU B12
Đơn vị tính : Triệu đồng TÊN CHỈ TIÊU
Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch (+/-) Tiền Tỷ trọng
%
Tiền Tỷ trọng
%
Giá trị (%)
A- Tài sản
I- Tài sản ngắn hạn 786.294 57,08 744.413 50,87 - 41.881 - 5,32
1. Vốn bằng tiền 331.685 207.688 - 123.997 - 37,38
2. Đầu tư ngắn hạn
3. Khoản phải thu 388.890 396.492 7.602 1,95
4. Hàng tồn kho 63.196 132.623 69.427 109,86
5. TS ngắn hạn khác 2.523 7.610 5.087 201,63
II. Tài sản dài hạn 591.243 42,92 718.912 49,13 127.669 21,59
1. Tài sản cố định 578.822 706.777 127.955 22,11
2. Đầu tư dài hạn 3.470 3.470 0
3. TS dài hạn khác 8.951 8.665 - 286 - 3,19
TỔNG TÀI SẢN 1.377.537 100 1.463.325 100 85.788 6,23
B- Nguồn vốn I. Nợ phải trả 1.061.256 77,04 1.120.834 76,60 59.578 5,61
1. Nợ ngắn hạn 681.939 851.180 169.241 24,82
2. Nợ dài hạn 379.317 269.654 - 109.663 - 28,91
II. Nguồn vốn CSH 316.281 22,96 342.491 23,40 26.210 8,29 1. Nguồn vốn chủ sở hữu 316.281 342.491 26.210 8,29 2. Nguồn vốn, Quỹ khác
TỔNG NGUỒN VỐN 1.377.537 100 1.463.325 100 85.788 6,23 ( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty xăng dầu B12 năm 2009, 2010)
Trong những năm qua, Công ty xăng dầu B12 đã từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, không ngừng nâng cao công suất máy móc, thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh đúng hướng, có trọng điểm để đảm bảo phát huy vai trò và hiệu quả của đồng vốn.
Cụ thể là Công ty chủ yếu tập trung đầu tư mở rộng kho bể chứa nâng sức chứa toàn Công ty lên 238.000 m3, cải tạo và thay mới hàng trăm kilômét tuyến ống dẫn xăng dầu, nâng công suất bơm chuyển. Xây dựng mới và sửa chữa cải tạo các cửa hàng xăng dầu nâng mạng lưới hệ thống cửa hàng xăng dầu lên 114 cửa hàng. Thực hiện hoàn thiện việc lắp đặt hệ thống điều khiển, đo lường tự động hóa trạm bơm chính và bến xuất góp phần quan trọng trong quá trình hiện đại hóa kho dầu trong toàn ngành. Đầu tư cải tạo hệ thống cảng tiếp nhận xăng dầu, có thể tiếp nhận tàu trọng tải 40.000 DWT. Ngoài ra Công ty cũng đặc biệt quan tâm đầu tư hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin cả về phần cứng và nhất là các phần mềm chương trình tin học nhằm phục vụ cho việc quản lý, điều hành hoạt động SXKD một cách chính xác, kịp thời và hiệu quả.
Về TSNH, chiếm tỷ trọng tương đương tỷ trọng của TSDH trong tổng tài sản và có sự biến động giảm so với sự biến động tăng lên của TSDH. Giá trị tài sản lưu động năm 2010 giảm 41.881 triệu đồng tức 5,32% so với năm 2009. Để đánh giá đúng đắn về sự biến động đó cần phải xem xét sự thay đổi tỷ trọng cũng như mức độ tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm của từng loại tài sản lưu động.
Qua số liệu của bảng 2.4 (trang 51) ta thấy :
Về vốn bằng tiền : Đây là những loại tài sản lưu động như tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển… Số vốn bằng tiền này của Công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng giá trị tài sản lưu động : Năm 2009 chiếm 42,18%, năm 2010 chiếm 27,90%. Như vậy, trong các năm qua vốn bằng tiền của Công ty vẫn còn tồn lớn : năm 2009 tồn 331.685 triệu đồng, năm 2010 tồn 207.688 triệu đồng.
Trong đó tiền gửi ngân hàng tồn rất cao. Như vậy, số vốn bằng tiền tồn ở mức cao, còn có tình trạng ứ đọng vốn bằng tiền, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Bảng 2.4 : TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU B12 Đơn vị tính : Triệu đồng
TÀI SẢN NGẮN HẠN
Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch (+/-)
Tiền
Tỷ trọng
%
Tiền
Tỷ trọng
%
Giá trị (%)
I. Vốn bằng tiền 331.685 42,18 207.688 27,90 - 123.997 - 37,38 1. Tiền mặt 1.121 0,14 1.649 0,22 528 47,10 2. Tiền gửi Ngân hàng 320.375 40,74 194.304 26,10 - 126.071 - 39,35 3.Tiền đang chuyển 10.188 1,30 11.735 1,58 1.547 15,18 II. Đầu tư ngắn hạn
III. Khoản phải thu 388.890 49,46 396.492 53,26 7.602 1,95 1. Phải thu của khách 357.345 45,45 388.249 52,16 30.904 8,65 2. Trả trước người bán 22.255 2,83 5.240 0,70 - 17.015 - 76,45 3. Phải thu khác 9.781 1,24 4.352 0,58 - 5.429 - 55,51 4. Dự phòng phải thu -491 -0,06 -1.349 -0,18 858 174,75 IV. Hàng tồn kho 63.196 8,04 132.623 17,82 69.427 109,86 1. Nguyên liệu, vật liệu 52.231 6,65 118.541 15,93 66.310 126,96 2. Hàng hoá tồn kho 10.965 1,39 14.082 1,89 3.117 28,43 V. TS ngắn hạn khác 2.523 0,32 7.610 1,02 5.087 201,63 1. Tạm ứng 1.493 0,19 1.234 0,26 - 259 - 17,35
2. Chi phí trả trước 3. TS ngắn hạn khác 1.030 0,13 6.376 0,86 5.346 519,03
TỔNG CỘNG 786.294 100 744.413 100 - 41.881 - 5,32 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty xăng dầu B12 năm 2009, 2010) Điều đó chứng tỏ Công ty chưa có phương án đầu tư số vốn này một cách hiệu quả hơn. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường rơi vào tình trạng thiếu vốn thì Công ty lại tồn một lượng vốn bằng tiền quá lớn. Kể cả Công ty
đầu tư số vốn này vào ngân hàng thì cũng không đem lại hiệu quả cao vì lãi suất Công ty nhận được thường nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận nếu Công ty đầu tư vào một phương án khác.
Về các khoản phải thu : Đây là loại vốn lưu động của doanh nghiệp, nó phản ánh số tiền bị khách hàng hoặc các đối tượng khác chiếm dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Giá trị các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều và ngược lại. Trong các năm qua, khoản phải thu của Công ty tương đối cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản lưu động : Khoản phải thu năm 2009 là 388.890 triệu đồng chiếm tỷ trọng 49,46%, năm 2010 là 396.492 triệu đồng chiếm tỷ trọng 53,26%. So với năm 2009, khoản phải thu năm 2010 tăng 7.602 triệu đồng tương ứng với 1,95%.
Trong các khoản phải thu của Công ty thì khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản lưu động: Năm 2009 chiếm tỷ trọng 45,45%, năm 2010 chiếm tỷ trọng 52,16%. So với năm 2009, khoản phải thu khách hàng năm 2010 tăng 30.904 triệu đồng tương ứng với 8,65%. Đây là một điều bất lợi cho Công ty, chứng tỏ Công ty đã và đang ngày càng bị chiếm dụng vốn nhiều hơn. Hơn thế nữa, điều này sẽ làm cho Công ty tạm thời thiếu vốn lưu động để tiến hành hoạt động kinh doanh, muốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được liên tục, đòi hỏi Công ty phải đi vay vốn, phải trả lãi trong khi đó số tiền khách hàng nợ thì Công ty lại không thu được lãi. Đây là một trong những vấn đề đòi hỏi Công ty cần quan tâm và quản lý chặt hơn, tránh tình trạng không tốt như:
Nợ khó đòi, nợ không có khả năng trả, rủi ro trong kinh doanh, rủi ro về tài chính...
của Công ty.
Việc tồn công nợ khách hàng cao như vậy còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về tài chính. Nguyên nhân tăng công nợ khách hàng chủ yếu là : Năm 2010 do tình hình kinh tế khó khăn đã khiến cho các khách hàng của Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc cam kết trả tiền đúng hạn và có một số khách hàng tạm thời chưa có khả năng thanh toán cho Công ty. Hơn nữa do sự cạnh tranh gay gắt về giá cả, dịch vụ sau bán hàng trên thị trường, do sự thay đổi của cơ chế kinh doanh mới của Tổng
công ty xăng dầu Việt Nam, gắn với kết quả kinh doanh, ngoài nhiệm vụ chính trị Tổng công ty giao, Công ty phải luôn chú trọng việc chiếm lĩnh thị trường nên đã áp dụng nhiều chính sách, biện pháp, phương thức bán hàng phù hợp nhằm đẩy nhanh quá trình tiêu thụ, đặc biệt là phương thức bán hàng trả chậm với nhiều khách hàng và phương thức thanh toán bù trừ đối với các đơn vị trong ngành nên các khoản phải thu thường cao.
Khoản trả trước cho người bán của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản lưu động cũng như trong tổng các khoản phải thu, năm 2009 là 22.255 triệu đồng chiếm tỷ lệ 2,83%, năm 2010 là 5.240 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,7% trong tổng tài sản lưu động. Đây là các khoản công nợ tạm ứng trước cho bên nhận thầu các công trình xây dựng cơ bản theo hợp đồng, tương ứng với giá trị phần công việc đã hoàn thành mà công trình chưa quyết toán.
Về hàng tồn kho: Công ty xăng dầu B12 là đơn vị kinh doanh thương mại, tuy nhiên do cách quản lý tập trung trong toàn Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, nguồn nhập xăng dầu đều do Tổng công ty quản lý nên hàng tồn kho xăng dầu của các đơn vị không có mà chỉ tồn tập trung tại Tổng công ty. Vì vậy hàng tồn kho của Công ty chỉ có tồn kho nguyên liệu, vật liệu và hàng hóa khác như dầu mỡ nhờn và gas. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài sản lưu động. Trong năm 2009 là 63.196 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8,04%; năm 2010 là 132.623 triệu đồng chiếm tỷ trọng 17,82%. Như vậy, xu hướng hàng tồn kho ngày càng tăng: so với năm 2009, hàng tồn kho năm 2010 tăng 69.427 triệu đồng. Hàng tồn kho của Công ty tăng chủ yếu do tăng nguyên liệu, vật liệu. Do quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng, phát triển nên nguyên vật liệu dự trữ phục vụ cho kinh doanh cũng tăng lên và nguyên vật liệu dự trữ phục vụ cho các dự án công trình đầu tư xây dựng mới cửa hàng, kho bể. Tuy nhiên, để tiết kiệm nguồn vốn, tránh tồn kho nhiều gây ứ đọng vốn, chậm luân chuyển vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, cần có kế hoạch, định mức dự trữ tồn kho hợp lý. Về vấn đề này trong những năm qua Công ty đã xây dựng định mức, xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa, vật tư hàng năm. Song, kế hoạch, định mức dự trữ hàng tồn kho của Công ty vẫn chưa đầy đủ
và chưa thật sự sát với thực tế sản xuất kinh doanh.
Về tài sản lưu động khác: Bao gồm các khoản như : Tạm ứng, chi phí trả trước ... Các loại tài sản lưu động này thường có giá trị nhỏ và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng giá trị tài sản lưu động. Chỉ riêng khoản tạm ứng là còn tương đối cao : Năm 2009 là 1.493 triệu đồng, năm 2010 là 1.234 triệu đồng giảm 259 triệu đồng so với năm 2009. Để tiết kiệm vốn kinh doanh và góp phần sử dụng vốn có hiệu quả hơn cần phải hạn chế số dư nợ khoản tạm ứng này và tăng cường quản lý, theo dõi, đôn đốc thu hồi kịp thời.
Tổng quan về tình hình sử dụng tài sản của Công ty cho thấy trong năm 2010 tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ổn định, thể hiện ở sự tăng lên của tài sản. Công ty đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên vốn bằng tiền, hàng tồn kho của Công ty còn tồn cao và đặc biệt Công ty để khách hàng chiếm dụng vốn tương đối cao nên khả năng đảm bảo an toàn tài chính thấp.