Thực trạng sử dụng nguồn vốn của Công ty

Một phần của tài liệu Phân tíh thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xăng dầu b12 (Trang 58 - 61)

2.2. Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty

2.2.2. Thực trạng sử dụng nguồn vốn của Công ty

Nguồn vốn nói lên nguồn hình thành cho tài sản của doanh nghiệp. Để đánh giá tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty cần xem xét sự biến động và tỷ trọng của các loại nguồn vốn, từ đó mới có thể thấy được tình hình huy động, sử dụng nguồn vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh và qua đó đánh giá được thực trạng quản lý tài chính của Công ty.

Căn cứ bảng 2.3 (trang 49) về tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty cho thấy :

Năm 2009, tổng giá trị nguồn vốn của Công ty là 1.377.537 triệu đồng, trong đó nợ phải trả là 1.061.256 triệu đồng chiếm 77,04%; nguồn vốn chủ sở hữu là 316.281 triệu đồng chiếm 22,96%.

Năm 2010, tổng giá trị nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty là 1.463.325 triệu đồng, trong đó nợ phải trả là 1.120.834 triệu đồng chiếm 76,60%; nguồn vốn chủ sở hữu là 342.491 triệu đồng chiếm 23,40%.

Như vậy nguồn vốn của Công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng lên 85.788 triệu đồng tương ứng 6,23%. Cơ cấu nguồn vốn có sự biến động đáng kể, điều đó thể hiện qua số liệu chi tiết cơ cấu nguồn vốn trong bảng 2.5.

Bng 2.5 : NGUN VN CA CÔNG TY XĂNG DU B12

Đơn vị tính : Triệu đồng NGUỒN VỐN Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch (+/-)

Tiền Tỷ lệ % Tiền Tỷ lệ % Giá trị (%) I. Nợ phải trả

1. Nợ ngắn hạn 681.939 64,26 851.180 75,94 169.241 24,82

Trong đó : Phải trả TCTY 421.758 409.459 - 12.299

2. Nợ dài hạn 379.317 35,74 269.654 24.06 - 109.663 - 28,91

Trong đó : Vay Ngân hàng 374.145 264.012 - 110.133

CỘNG NỢ PHẢI TRẢ 1.061.256 100 1.120.834 100 59.578 5,61 II. Nguồn vốn CSH

1. Nguồn vốn CSH 316.281 100 342.491 100 26.210 8,29 2. Nguồn vốn - Quỹ khác

CỘNG NGUỒN VỐN 316.281 100 342.491 100 26.210 8,29 ( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty xăng dầu B12 năm 2009, 2010) Về nợ phải trả : Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty: năm 2009 chiếm 77,04%, năm 2010 chiếm 76,60% và có xu hướng tăng lên . Vì vậy rủi ro về tài chính sẽ cao. Nợ phải trả năm 2010 tăng 59.578 triệu đồng tương ứng là 5,61% so với năm 2009. Trong đó chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn chiếm đến 75,94% trong tổng số nợ phải trả của năm 2010. Tuy nhiên các khoản nợ dài hạn của Công ty năm 2010 đã giảm 28,91% so với năm 2009. Do đặc thù là đơn vị đầu mối nhập hàng , tồn chứa và vận chuyển xăng dầu cho tất cả các đơn vị khu vực phía Bắc của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam nên trong năm 2009 Công ty triển khai nhiều dự án sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định. Vì vậy Công ty đã phải vay vốn của các ngân hàng để đảm bảo vốn cho các dự án đầu tư.

Với tỷ trọng nợ phải trả cao, trong khi khoản phải thu của Công ty và giá trị hàng tồn kho tương đối lớn nên khả năng thanh toán nhanh của Công ty rất hạn chế.

Về nguồn vốn chủ sở hữu : Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ xong cũng có xu hướng tăng lên. Cụ thể: Năm 2010 tăng 26.210 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do lợi nhuận năm 2009 chưa phân phối tăng.

Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn của Công ty là chưa hợp lý. Nguồn vốn nợ phải trả chiếm 77,04% trong tổng nguồn vốn năm 2009 và giảm xuống 76,6% năm 2010 trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 22,96% tổng nguồn vốn năm 2009 và tăng lên 23,4% năm 2010. Điều này cho thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là đi vay và chiếm dụng mà có. Với cách thức huy động vốn này khả năng về tự đảm bảo tài chính và mức độ độc lập của Công ty thấp.

Ngoài ra để cần xem xét sự biến động của chỉ tiêu tỷ suất tài trợ qua các năm theo công thức :

Nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ suất tự tài trợ = x 100%

Tổng tài sản

Tỷ suất tự tài trợ qua các năm được thể hiện như sau : Năm 2009 là 23% và năm 2010 là 24%. Như vậy, tỷ suất tự tài trợ của Công ty là rất thấp nên càng thấy rõ sự phụ thuộc về nguồn vốn của Công ty với Tổng công ty càng lớn.

Qua tình hình sử dụng vốn của Công ty xăng dầu B12 trên đây cho thấy, Công ty xăng dầu B12 có giá trị tài sản và nguồn vốn rất lớn. Với vị trí là một Công ty lớn của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, tình hình cơ cấu tài sản, nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty có ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả chung của Tổng Công ty cũng như của nền kinh tế.

Với nhiệm vụ mà Tổng công ty giao cho là tổ chức tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu, vận chuyển xăng dầu bằng đường ống, đường thuỷ, đường bộ cho các đơn vị trong và ngoài ngành và tổ chức kinh doanh trên địa bàn các tỉnh : Quảng Ninh, Hải

Dương, Hưng Yên và Thành phố Hải Phòng. Đảm bảo cung ứng 85% khối lượng xăng dầu phục vụ cho phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng cho các tỉnh phía Bắc đồng thời vẫn phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

Do đó, tài sản cố định và tài sản lưu động tại đơn vị có giá trị lớn là cần thiết và hoàn toàn phù hợp.

Do Công ty là một đơn vị kinh doanh thương mại, đồng thời lại là đơn vị có nhiệm vụ vận chuyển hàng bằng đường ống cung cấp cho các đơn vị trong ngành tuyến sau nên về cơ cấu tài sản cố định và tài sản lưu động chiếm tỷ trọng tương đương trong tổng tài sản, đó là điều hoàn toàn hợp lý. Về cơ cấu nguồn vốn : Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Lý do chủ yếu là sự phân bổ nguồn vốn của Tổng Công ty cho đơn vị : Nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu được giao bằng giá trị tài sản cố định đầu tư; hàng hoá tồn kho ở Công ty là hàng của Tổng công ty, Công ty nhận nợ dưới hình thức Nợ phải trả với Tổng công ty; khi xuất hàng cho các Công ty tuyến sau, Nợ Tổng công ty được thanh toán bù trừ giữa các đơn vị tuyến sau. Phần hàng hoá tiêu thụ trực tiếp của Công ty cũng nằm trong lượng hàng tồn kho chung và vốn lưu động của Công ty cơ bản được tài trợ bằng nợ và vay Tổng công ty. Do đó để xem xét tình hình biến động về tài sản và nguồn vốn của Công ty cần phải xét đến cơ chế quản lý, phân cấp tài chính của Tổng công ty và sự đặc thù về hoạt động kinh doanh của ngành, nhất là kinh doanh sản phẩm có tính chất và ý nghĩa đặc biệt như xăng dầu.

Một phần của tài liệu Phân tíh thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xăng dầu b12 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)