Đối với Tổng công ty xăng dầu Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tíh thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xăng dầu b12 (Trang 106 - 111)

3.4. Một số kiến nghị

3.4.3. Đối với Tổng công ty xăng dầu Việt Nam

Là Công ty đầu mối có hệ thống Cảng dầu, tuyến ống, kho bể, có vị trí, tầm quan trọng trong việc tiếp nhận, điều chuyển, cung ứng đại bộ phận xăng dầu cho các Tỉnh phía Bắc và kinh doanh xăng dầu trên cơ sở Cảng tiếp nhận và tuyến ống là kinh doanh hiệu quả nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên Tổng công ty cần có chính sách đầu tư mang tính chiến lược, lâu dài và hỗ trợ vốn đầu tư cho Công ty.

Việc điều hòa vốn phải được quy định cụ thể trong quy chế tài chính của Tổng công ty và phải thực hiện theo những nguyên tắc nhất định, đó là: nguyên tắc về quyền tự chủ kinh doanh; nguyên tắc hiệu quả của sự điều hòa vốn; Nguyên tắc hợp lý giữa lợi ích chung toàn Tổng công ty với lợi ích cục bộ của mỗi đơn vị thành viên. Bởi lẽ, mỗi đơn vị thành viên cũng là những pháp nhân kinh tế tự chịu trách nhiệm trước Tổng công ty, trước Nhà nước, trước pháp luật về các hoạt động kinh doanh của mình, cho nên việc điều hòa vốn không được gây những ảnh hưởng tới nhiệm vụ kinh doanh của các đơn vị thành viên.

Tổng Công ty cũng cần đóng vai trò trung gian cho Công ty trong các mối quan hệ đối tác, đặc biệt là các đối tác nước ngoài, tạo điều kiện để Công ty có đủ uy tín và khả năng tiếp cận với các tổ chức tín dụng trong việc huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

Cần thực hiện chế độ phân cấp, giao quyền chủ động hơn nữa cho Công ty

nhất là về đầu tư, phát triển mạng lưới cửa hàng xăng dầu, đơn giản hoá các thủ tục xét duyệt trong đầu tư, quyết toán các công trình, nhằm đảm bảo kịp thời nắm bắt cơ hội trong kinh doanh và tránh tình trạng ứ đọng vốn đầu tư.

Tổng công ty giao kế hoạch sản lượng, doanh thu, lợi nhuận nhưng cuối năm thường hay thay đổi, kế hoạch tiền lương giao khoán cố định nên không tạo được sự chủ động và linh hoạt cho các công ty cấp dưới. Hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị khó đánh giá và chưa được chú trọng. Vì vậy cần tiếp tục thực hiện cơ chế mua bán, cơ chế bán hàng gắn với lợi nhuận, với tiền lương, với định mức công nợ, như vậy các đơn vị sẽ phải tính toán giá bán trên cơ sở chi phí, công nợ ... để thu lợi nhuận tối đa, từ đó nâng cao trách nhiệm quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng tuyến ống đề nghị Tổng công ty điều chỉnh và tăng phí vận chuyển, bảo quản để đảm bảo nguồn lực tái đầu tư cho Công ty.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn và định hướng phát triển của Công ty xăng dầu B12, Luận văn đóng góp đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Đồng thời Luận văn cũng nêu một số kiến nghị với Nhà nước, địa phương và với Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam để các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty xăng dầu B12 mang tính khả thi.

KẾT LUẬN

Vốn là yếu tố cơ bản không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, đồng thời có vai trò to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Điều đó càng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chính vì vậy vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp không chỉ là sự quan tâm của các doanh nghiệp mà còn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn tác giả luận văn đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “Phân tích thc trng và đề xut mt s gii pháp nâng cao hiu qu s dng vn ti Công ty xăng du B12” với mong muốn được góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu B12. Với sự vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau :

- Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích nội dung lý luận về vốn, vai trò của vốn và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, luận văn đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Qua phân tích thực trạng sử dụng vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xăng dầu B12, luận văn đã nêu lên những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại và chỉ rõ những nguyên nhân chủ yếu trong công tác quản lý, sử dụng vốn của đơn vị. Trên cơ sở đó, luận văn đã xác định mục tiêu, phương hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty xăng dầu B12, góp phần giữ vững vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời luận văn cũng nêu lên một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện về chính sách của Nhà nước, về quy định, quy chế của Tổng công ty và quy định của địa phương.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ Viện Kinh tế và Quản lý, các cán bộ Viện sau đại học trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, các đồng nghiệp công tác tại Công ty xăng dầu B12 và đặc biệt là TS. Trần Việt Hà - Người trực tiếp hướng dẫn, đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Vốn - hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề rộng và phức tạp, song do trình độ và thời gian có hạn, bản luận văn này chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong các thầy cô giáo, các đồng chí lãnh đạo trong Công ty và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn./.

U U U

Một phần của tài liệu Phân tíh thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xăng dầu b12 (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)