Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty

Một phần của tài liệu Phân tíh thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xăng dầu b12 (Trang 67 - 71)

2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty

2.3.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty

Hiệu quả sử dụng VLĐ là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với Công ty xăng dầu B12 là đơn vị kinh doanh thương mại và cũng là đơn vị đầu mối nhập khẩu, có giá trị tài sản lưu động lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh nên hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng có ý nghĩa quyết định đến hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đánh giá, xem xét việc sử dụng vốn lưu động của đơn vị hiệu quả hay không, tìm ra những vấn đề tích cực và những mặt còn hạn chế, từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Bảng 2.9 (trang 64) phản ánh một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá về hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty.

Căn cứ vào bảng số liệu 2.9 ta thấy, vòng quay vốn lưu động năm 2009 của Công ty là 14,27 vòng, năm 2010 là 17,58 vòng tăng so với năm 2009 là 3,31 vòng.

Vòng quay vốn lưu động càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.

Việc tăng vòng quay vốn lưu động năm 2010 chứng tỏ khả năng quản lý vốn lưu động, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã được cải thiện. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã tăng lên. Từ năm 2010 đến nay, Công ty đã có những biện pháp phù hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh : Phối hợp tốt với Văn phòng Tổng công ty, với các Công ty tuyến sau, thực hiện tốt điều độ hàng hoá, phấn đấu giải phóng tàu nhanh, tăng công suất máy móc, bơm chuyển kịp thời xăng dầu về tuyến sau, đẩy mạnh quá trình tiêu thụ, không ngừng tăng sản lượng hàng hoá bán ra nên doanh thu tăng cao.

Bng 2.9: HIU QU S DNG VN LƯU ĐỘNG

Đơn vị tính : Triệu đồng

Ch tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lch

(+/-)

1. Tổng doanh thu 8.988.765 13.455.385 4.466.620

2. Doanh thu thuần 8.988.765 13.455.385 4.466.620

3. Lợi nhuận sau thuế 106.437 83.765 - 22.672

4. Vốn lưu động bình quân 629.974 765.354 135.380

5. Hàng tồn kho bình quân 52.820 97.909 45.089

6. Khoản phải thu bình quân 402.587 392.691 -9.896

7. Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ (3/4x100) 16,90% 10,94% -5,96%

8. Vòng quay của vốn lưu động (2/4) 14,27 17,58 3,31

9. Kỳ luân chuyển vốn lưu động 25,23 20,48 -4,75

10. Vòng quay hàng tồn kho (2/5) 170,18 137,43 -32,75

11. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho 2,12 2,62 0,50

12. Vòng quay khoản phải thu (2/6) 22,33 34,26 11,94

13. Kỳ thu tiền bình quân 16,12 10,51 -5,62

14. Khả năng thanh toán hiện hành 1,15 0,87 -0,28

15. Khả năng thanh toán nhanh 1,06 0,72 -0,34

16. Khả năng thanh toán tức thời 0,49 0,24 -0,24

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty xăng dầu B12 năm 2009, 2010) Ngoài chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được đánh giá thông qua chỉ tiêu kỳ luân chuyển vốn lưu động hay còn gọi là độ dài vòng quay vốn lưu động. Việc sử dụng vốn tiết kiệm, hợp lý hay không là ở chỉ tiêu

này. Ta đã biết, vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, thời gian luân chuyển ngắn hay tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn, đây là biểu hiện tốt và ngược lại. Sở dĩ như vậy là bởi, sau mỗi một vòng chu chuyển là sau một lần vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đem lại doanh thu. Sau mỗi chu kỳ này, doanh nghiệp sẽ thu được một khoản lợi nhuận nhất định trong cùng một thời kỳ thường là một năm, nếu càng có nhiều lần thu lợi nhuận thì tổng số lợi nhuận trong 1 năm của doanh nghiệp càng nhiều, mục tiêu của các nhà kinh doanh càng nhanh chóng đạt được. Do vậy, trong công tác quản trị vốn lưu động, những người làm công tác quản trị cũng ra sức rút ngắn độ dài vòng quay vốn lưu động nhằm quay vòng vốn nhanh tạo cơ hội thu về nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thực tế tại Công ty xăng dầu B12 ta thấy, trong năm 2009 thời gian vốn lưu động tham gia vào 1 vòng chu chuyển là 25,23 ngày và năm 2010 là 20,48 ngày giảm 4,75 ngày so với năm 2009. Tuy nhiên nếu xét hiệu quả sử dụng vốn theo chỉ tiêu kỳ luân chuyển chưa thể đưa ra kết luận chính xác. Vì vậy để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chính xác nhất cần phải phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ của Công ty.

Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ là chỉ tiêu biểu thị 100 đồng tài sản bỏ vào kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận và được đo bằng tổng lợi nhuận sau thuế với vốn lưu động bình quân. Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động theo lợi ích cuối cùng. Do đó sự đánh giá hiệu quả thông qua chỉ tiêu này là rất chính xác và thực tế. Thể hiện trong bảng số liệu trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ năm 2009 là 16,90% tức là cứ 100 đồng vốn lưu động sử dụng trong kinh doanh thì thu được 16,90 đồng lợi nhuận. Năm 2010 tỷ suất sinh lời của vốn lưu động là 10,94% tức là cứ 100 đồng vốn lưu động sử dụng trong kinh doanh thì thu được 10,94 đồng lợi nhuận và giảm so với năm 2009 là 5,96 đồng. Nghĩa là lợi nhuận sinh ra từ 100 đồng vốn lưu động trong kinh doanh của Công ty năm 2010 giảm 5,96 đồng so với năm 2009. Hệ số này giảm, như vậy cùng 1 đồng vốn lưu động nhưng năm 2010 Công ty sử dụng không hiệu quả bằng năm 2009.

Vòng quay hàng tồn kho: vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm qua 2

năm. Cụ thể là vòng quay hàng tồn kho năm 2009 là 170,18 vòng giảm xuống còn 137,43 vòng trong năm 2010 nên kỳ luân chuyển hàng tồn kho năm 2010 tăng 0,5 ngày. Việc giảm vòng quay hàng tồn kho năm 2010 chứng tỏ khả năng quản lý hàng tồn kho, tổ chức hoạt động kinh doanh, bán hàng của Công ty chưa tốt. Do đó, Công ty cần có chính sách hợp lý để đẩy nhanh khả năng tiêu thụ, làm giảm số ngày tồn kho, giải phóng vốn bị ứ đọng giúp Công ty quay vòng vốn để đầu tư.

Vòng quay khoản phải thu: Vòng quay khoản phải thu năm 2009 là 22,33 vòng tăng lên 34,26 vòng trong năm 2010. Vì vậy kỳ thu tiền bình quân năm 2010 đã giảm 5,62 ngày so với năm 2009. Việc tăng vòng quay thu nợ và giảm kỳ thu tiền bình quân chứng tỏ Công ty đã tích cực thu hồi công nợ nên rủi ro tài chính sẽ giảm.

Khả năng thanh toán hiện hành: Năm 2009 là 1,15 còn năm 2010 là 0,87.

Như vậy khả năng thanh toán hiện hành của Công ty giảm xuống. Nguyên nhân chủ yếu do tài sản ngắn hạn năm 2010 giảm xuống. Năm 2010 thì 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,87 đồng tài sản ngắn hạn.

Khả năng thanh toán nhanh: Xem xét chỉ tiêu này chính là xem xét khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thực sự của Công ty bằng tiền (Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (hay các tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán cần thiết).

Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2010 giảm so với năm 2009, chứng tỏ hàng tồn kho của Công ty còn khá lớn, vốn ngắn hạn bị ứ đọng. Như vậy Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Điều này rất bất lợi vì có thể ảnh hưởng đến uy tín của Công ty.

Khả năng thanh toán tức thời: Hệ số này năm 2010 là 0,49 còn năm 2010 là 0,24. Như vậy khả năng thanh toán tức thời của Công ty năm 2010 giảm xuống. rất nhiều so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu do tài sản ngắn hạn năm 2010 giảm xuống. Năm 2010 thì 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,87 đồng tài sản ngắn hạn.

Như vậy, có thể khẳng định được rằng tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty trong 2 năm 2009, 2010 thực sự chưa tốt. Qua đây có thể đánh giá các hệ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty chưa cao. Vì vậy Công ty cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngoài các vấn đề đã phân tích trên đây, để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, việc phân tích yếu tố chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết và quan trọng. Qua đó cho thấy sự tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm của từng yếu tố, từng khoản mục chi phí, đồng thời xác định được những khoản chi phí nào không cần thiết để loại bỏ và đề ra những biện pháp tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng chi phí kinh doanh của Công ty năm 2009 là 163.829 triệu đồng và năm 2010 tăng lên 203.151 triệu đồng. Như vậy tốc độ chi phí kinh doanh của Công ty tăng rất lớn (24%). Như vậy việc quản lý chi phí của Công ty chưa hiệu quả.

Tóm lại : Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xăng dầu B12 trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể giúp cho Công ty ngày càng ổn định và phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục một cách kịp thời.

Một phần của tài liệu Phân tíh thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xăng dầu b12 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)