Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty

Một phần của tài liệu Phân tíh thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xăng dầu b12 (Trang 63 - 67)

2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty

2.3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty

Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty xăng dầu B12 trong 2 năm 2009 và 2010 được thể hiện qua bảng 2.7 dưới đây :

Bng 2.7 : HIU QU S DNG VN C ĐỊNH CA CÔNG TY XĂNG DU B12

Đơn vị tính : Triệu đồng.

CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch (+/-)

1. Tổng doanh thu 8.988.765 13.455.385 4.466.620

2. Doanh thu thuần 8.988.765 13.455.385 4.466.620

3. Lợi nhuận sau thuế 106.437 83.765 - 22.672

4. Vốn cố định bình quân 466.072 655.078 189.006 5. Nguyên giá TSCĐ bình quân 456.377 642.799 186.422 6. Hiệu suất sử dụng VCĐ (2/4) 19,29 20,54 1,25 7. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (2/5) 19,70 20,93 1,23 8. Tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ (3/4) 22,84% 12,79% -10,05%

9. Tỷ suất lợi nhuận trên TSCĐ (3/5) 23,32% 13,03% -10,29%

( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty xăng dầu B12 năm 2009, 2010) Dựa vào bảng số liệu trên ta nhận thấy một cách tổng thể thì hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty là có dấu hiệu tốt thể hiện qua các hệ số sau:

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định: Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2010 tăng so với năm 2009: tốc độ tăng là 106% tương đương với số tuyệt đối là 1,25 đồng. Theo số liệu bảng 2.7 ta thấy trong năm 2009 cứ 1 đồng vốn cố định tham gia vào quá trình kinh doanh sẽ thu được 19,29 đồng doanh thu thuần còn năm 2010 cứ 1 đồng vốn cố định tham gia vào quá trình kinh doanh sẽ thu được 20,54 đồng doanh thu thuần. Hệ số này tăng do doanh thu tăng và tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của VCĐ, như vậy cùng 1 đồng VCĐ nhưng năm 2010 Công ty sử dụng hiệu quả hơn năm 2009.

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng nguyên giá tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo

ra bao nhiêu đồng doanh thu. Theo số liệu thực tế năm 2009 và năm 2010 ta thấy cả doanh thu và nguyên giá tài sản cố định bình quân đều tăng nhưng do tốc độ tăng của doanh thu (150%) lớn hơn tốc độ tăng của nguyên giá tài sản cố định bình quân (141% ) dẫn đến hiệu suất sử dụng tài sản cố định đo bằng hiệu số giữa doanh thu và nguyên giá tài sản cố định bình quân cũng tăng lên, cho thấy quyết định đầu tư thêm tài sản cố định của Công ty là hợp lý, đem lại hiệu quả cao ngay trong kỳ.

Biểu hiện là sang năm 2010 Công ty bỏ ra 1 đồng nguyên giá tài sản cố định vào trong quá trình sản xuất kinh doanh thì sẽ thu được 20,93 đồng doanh thu chứ không phải là 19,7 đồng như năm 2009.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định: Mặc dù các chỉ tiêu trên đều dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của một doanh nghiệp nhưng thực chất các chỉ tiêu đó chưa đủ để kết luận rằng doanh nghiệp sử dụng vốn cố định đã hiệu quả hay chưa. Hai chỉ tiêu, hiệu suất sử dụng vốn cố định và hiệu suất sử dụng tài sản cố định đều được xác lập trên chỉ tiêu doanh thu nhưng doanh thu chưa phải là kết quả cuối cùng, chưa phải là mục tiêu cần đạt được của doanh nghiệp. Điều mà các doanh nghiệp quan tâm và cũng là yếu tố cho thấy doanh nghiệp làm ăn lãi hay lỗ chính là lợi nhuận.Vì vậy để có kết quả sát thực nhất về hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty xăng dầu B12 cần phải xem xét chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định của Công ty bởi đây là chỉ tiêu được xây dựng trên kết quả cuối cùng là lợi nhuận. Căn cứ vào các số liệu ở bảng 2.7 ta thấy do lợi nhuận sau thuế thu được của Công ty năm 2010 giảm 22.672 triệu đồng và chỉ bằng 79% so với năm 2009 dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty năm 2010 thấp hơn năm 2009. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định năm 2010 giảm so với tăng năm 2009. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định năm 2010 là 12,79% tức là cứ 100 đồng vốn cố định tham gia vào quá trình kinh doanh sẽ thu được 12,79 đồng lợi nhuận và giảm so với năm 2009 là 10,05 đồng.

Tỷ suất lợi nhuận trên TSCĐ: Năm 2010 là 13,03% còn năm 2009 là 23,32%. Như vậy tỷ suất lợi nhuận trên TSCĐ năm 2010 giảm 10,29% so với năm 2009 chủ yếu do lợi nhuận năm 2010 giảm so với năm 2009.

Nếu đánh giá đến kết quả cuối cùng thì hiệu quả hoạt động của Công ty năm 2010 thấp hơn năm 2009. Để nâng cao hệ số hiệu quả sử dụng vốn, đạt được mục tiêu tăng trưởng, Công ty cần phải tối thiểu hoá những khoản chi phí và tối đa hoá thu nhập, gia tăng lợi nhuận trên một đồng vốn bỏ ra .

Có thể nói, những năm qua Công ty đã tăng cường quản lý, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, phát huy công suất máy móc thiết bị nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được như vậy vẫn còn thấp.

Các chỉ tiêu: hệ số sinh lời vốn cố định và tài sản cố định năm sau vẫn thấp hơn năm trước. Nguyên nhân do lãi gộp bán hàng thấp, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng nên lợi nhuận thấp dẫn đến các hệ số trên thấp.

Trên đây mới chỉ đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế, bên cạnh đó cần phải xem xét đến hiệu quả về mặt chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng vì chức năng nhiệm vụ của Công ty như đã trình bày ở phần trên và tính chiến lược, thiết yếu của mặt hàng xăng dầu. Ngoài ra xét về thực tế, sản lượng hàng hoá xăng dầu được tiếp nhận và bơm chuyển qua Công ty qua các năm như sau :

Bng 2.8: TÌNH HÌNH NHP XUT HÀNG HOÁ CA CÔNG TY XĂNG DU B12

Năm Đơn vị tính Sản lượng nhập Sản lượng xuất

Bình quân nhập xuất

Năm 2009 m3 3.964.874 3.917.340 3.941.107

Năm 2010 m3 4.172.518 4.260.139 4.216.328

( Nguồn: Báo cáo tổng kết SXKD Công ty xăng dầu B12 năm 2009, 2010) Với việc đầu tư tài sản cố định trong những năm qua, Công ty đã mở rộng kho bể nâng sức chứa, cải tạo tuyến ống, nâng công suất vận hành bơm chuyển, tiếp nhận và cung ứng sản lượng bán ra ngày càng tăng lên. Bình quân khối lượng hàng hoá nhập xuất năm 2010 là 4.216.328 m3 tăng 275.221 m3 so với năm 2009. Điều quan trọng là sự gia tăng khối lượng hàng hoá qua kho của Công ty trong bối cảnh :

Kinh doanh xăng dầu gặp nhiều khó khăn, thị trường xăng dầu thế giới không ổn định, sự cạnh tranh gay gắt của nhiều đơn vị kinh doanh xăng dầu trong nước như : Saigon Petro, Petec, PV Oil, Vinapco ... Song, Công ty vẫn đảm bảo hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình, góp phần bình ổn giá trên thị trường xăng dầu, đảm bảo kinh doanh luôn có lợi nhuận, điều đó chứng tỏ Công ty đã phát huy có hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Phân tíh thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xăng dầu b12 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)