3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công
3.2.3. Đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ khách hàng, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng
Cơ sở của giải pháp : Công nợ phải thu tại Công ty ngày một gia tăng và ở mức cao ( bảng 3.1). Năm 2010 công nợ phải thu của Công ty lên tới 396.492 triệu đồng tăng 1,95% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản: Năm 2009 chiếm 28,23%, năm 2010 chiếm 27,09%. Trong tổng công nợ phải thu thì khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất: năm 2009 chiếm 91,89%, năm
2010 chiếm 97,92%.
Như vậy, vốn lưu động của Công ty bị chiếm dụng khá lớn trong khi đó Công ty đang bị thiếu vốn để đầu tư. Chính vì vậy, Công ty cần xây dựng chính sách thanh toán linh động hơn, khuyến khích khách hàng thanh toán sớm bằng một tỷ lệ chiết khấu hợp lý để Công ty vừa tăng được doanh thu, tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có vừa giảm tỷ trọng các khoản phải thu, giải phóng vốn chết đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Bảng 3.1 : BẢNG CHI TIẾT CÁC KHOẢN PHẢI THU Đơn vị tính : Triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010
Tiền Tỷ trọng % Tiền Tỷ trọng %
1. Phải thu của khách 357.345 91,89 388.249 97,92 2. Trả trước người bán 22.255 5,72 5.240 1,32 3. Phải thu khác 9.781 2,52 4.352 1,10
4. Dự phòng phải thu -491 -0,13 -1.349 -0,34
TỔNG CỘNG 388.890 100 396.492 100 ( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty xăng dầu B12 năm 2009, 2010) Khi sử dụng tỷ lệ chiết khấu nhiều yếu tố khác cũng thay đổi tương tự: doanh số bán tăng, vốn đầu tư cho các khoản phải thu giảm. Công ty có thể giảm phí tổn thu nợ cũng như số nợ khó đòi và nợ quá hạn cũng giảm. Một khi khách hàng nhận thấy tỷ lệ chiết khấu Công ty đưa ra chấp nhận được, sẽ kích thích họ trả tiền nhanh hơn, Công ty cũng được lợi nhờ giảm các khoản chi phí bán hàng. Như vậy khi áp dụng tỷ lệ chiết khấu vẫn đảm bảo lợi ích của khách hàng lẫn Công ty.
Nội dung thực hiện:
- Phân nhóm khách hàng theo thời hạn thanh toán.
Bảng 3.2 : BẢNG PHÂN NHÓM KHÁCH HÀNG
Loại Thời hạn thanh toán Tỷ trọng
1 0 ngày 20%
2 1-5 ngày 30%
3 6-10 ngày 40%
4 > 15 ngày 10%
Từ bảng trên ta thấy các khoản phải thu khách hàng thường được thanh toán trong vòng 15 ngày. Mặt khác ta có kỳ thu tiền khoản phải thu năm 2010 là 11 ngày nghĩa là cứ bình quân 11 ngày một đồng tiền bán hàng trước đó được thu hồi. Do đó Công ty có thể cho phép khách hàng trả chậm và khuyến khích khách hàng thanh toán sớm bằng một tỷ lệ chiết khấu hợp lý.
- Xác định các mức chiết khấu.
Việc phân tích, xác định mức chiết khấu được dựa vào việc xác định thời gian thanh toán tiền của khách hàng và lãi suất cho vay của ngân hàng.
Gọi A: là khoản tiền khách hàng cần thanh toán khi chưa có chiết khấu i%: tỷ lệ chiết khấu trong thanh toán mà Công ty dành cho khách hàng;
Khi đó nếu khách hàng thanh toán trước thời hạn thì khoản tiền thanh toán sẽ là : B = A(1 – i%).
Công ty sẽ tính thời hạn bán chịu cho khách hàng là 15 ngày và chỉ áp dụng hình thức chiết khấu cho những khoản tiền thanh toán trong vòng 10 ngày, nếu lớn hơn 10 ngày thì sẽ không được chiết khấu.
Giả sử lãi suất R = 1,25% thì ta có các mức chiết khấu trong các trường hợp như sau:
- Trường hợp 1: Khách hàng thanh toán ngay i = 15 x R/30 = 0,63%
- Trường hợp 2: Khách hàng thanh toán trong vòng 5 ngày
i = 10 x R/30 = 0,42%
- Trường hợp 3: Khách hàng thanh toán trong vòng 10 ngày i = 5 x R/30 = 0,21%
- Trường hợp 4: Khách hàng thanh toán trên 11 ngày không được hưởng chiết khấu thanh toán
Như vậy, với cách tính toán như trên, ta có thể tổng hợp các mức tỷ lệ chiết khấu theo các thời hạn thanh toán như sau:
Bảng 3.3 : CÁC TỶ LỆ CHIẾT KHẤU ĐỀ XUẤT
Loại Thời hạn thanh toán Tỷ lệ chiết khấu
1 0 ngày 0,63%
2 1-5 ngày 0,42%
3 6-10 ngày 0,21%
4 > 15 ngày Không được hưởng
chiết khấu
Với các mức chiết khấu như trên Công ty hy vọng khách hàng sẽ thanh toán nhanh hơn.
Kết quả của giải pháp: Các khoản phải thu sẽ giảm đi, vòng quay khoản phải thu tăng lên và kỳ luân chuyển khoản phải thu giảm xuống.
Giả sử với tỷ lệ chiết khấu đề xuất như trên, Công ty kỳ vọng sẽ giảm được 20% khoản phải thu khách hàng.
Số tiền thu thêm được là: 388.249 triệu đồng x 20% = 77.650 triệu đồng . Số tiền chiết khấu thanh toán cho khách hàng như sau:
Bảng 3.4 : BẢNG TÍNH CHIẾT KHẤU THANH TOÁN
Đơn vị tính : Triệu đồng Loại Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ chiết
khấu
Số tiền chiết khấu
Số tiền thực thu
0 ngày 30% 23.295 0,63% 147 23.148
1-5 ngày 50% 38.825 0,42% 163 38.662
6-10 ngày 20% 15.530 0,21% 33 15.497
Tổng 100% 77.650 342 77.308
Như vậy sau khi thực hiện giải pháp này Công ty đã giảm bớt các khoản nợ phải thu khách hàng là 77.650 triệu đồng và khi đó các khoản phải thu khách hàng còn lại là 310.599 triệu đồng. Vốn bằng tiền tăng 77.308 triệu đồng. Doanh thu giảm 342 triệu đồng. Số liệu được thể hiện qua bảng 3.5 sau:
Bảng 3.5 : KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP THU HỒI NỢ Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu Trước giải pháp
( Năm 2010) Sau giải pháp Chênh lệch
Doanh thu thuần 13.455.385 13.455.043 -342
Khoản phải thu bình quân 392.691 353.866 -38.825
Tiền 207.688 284.996 77.308
Vòng quay khoản phải thu 34,26 38,02 3,76
Kỳ thu tiền bình quân 10,51 9,47 -1,04
Khả năng thanh toán tức thời 0,24 0,33 0,09
Do các khoản nợ phải thu giảm nên vòng quay các khoản phải thu tăng lên 3,76 vòng dẫn đến kỳ thu tiền bình quân giảm 1,04 ngày đồng thời khả năng thanh
toán tức thời của Công ty cũng tăng từ 0,24 lên 0,33. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty đã tăng lên.