3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công
3.2.5. Giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Cơ sở và mục tiêu của giải pháp: Để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục, Công ty phải bỏ ra rất nhiều loại chi phí.
Bảng 3.7: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Giá trị Tỷ lệ (%)
1. Chi phí tài chính 16.254 38.033 21.779 134
2. CP bán hàng và QLDN 6 163.829 203.150 39.321 24 Trong đó: CP bán xăng dầu 159.673 198.410 38.737 24,26
3. Chi phí khác 6.681 3.001 - 3.680 -55
Tổng cộng 186.764 244.184 57.420 31
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty xăng dầu B12 năm 2009, 2010) Qua bảng tổng hợp chi phí ta thấy chi phí bán hàng và QLDN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh của Công ty. Cụ thể năm 2009 chiếm
88%, năm 2010 chiếm 83%. Đồng thời chi phí bán hàng và QLDN có tốc độ tăng khá cao là 24%. Điều này cho thấy khi tốc độ chi phí tăng quá cao làm cho lợi nhuận của Công ty giảm. Mặt khác trong tổng chi phí bán hàng và QLDN của Công ty, chi phí bán hàng và QLDN mặt hàng xăng dầu chiếm tỷ trọng rất lớn.
Bảng 3.8: BẢNG CHI TIẾT CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ QLDN XĂNG DẦU Đơn vị tính : Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm
2009
Năm 2010
Tỷ trọng Năm 2009
Tỷ trọng Năm 2010
Chênh lệch ( % )
1. Chi phí nhân công 46.954 47.641 29,41% 24,01% -5,40%
2. CP công cụ, dụng cụ, bao bì 1.419 2.415 0,89% 1,22% 0,33%
3. CP khấu hao tài sản cố định 13.339 17.167 8,35% 8,65% 0,30%
4. CP sửa chữa tài sản cố định 5.744 6.904 3,60% 3,48% -0,12%
5. CP nguyên liệu, vật liệu 877 978 0,55% 0,49% -0,06%
6. CP bảo quản 2.536 3.008 1,68% 1,52% -0,16%
7.CP vận chuyển 56.243 74.998 35,22% 37,80% 2,58%
8.CP bảo hiểm 2.536 4.048 1,59% 2,04% 0,45%
9. CP hoa hồng, môi giới 2.360 3.596 1,48% 1,81% 0,33%
10. CP đào tạo tuyển dụng 338 362 0,21% 0,18% -0,03%
11. CP dịch vụ mua ngoài 7.595 9.791 4,76% 4,93% 0,17%
12. CP văn phòng và công tác 2.490 3.482 1,56% 1,75% 0,19%
13. CP dự phòng 578 1.600 0,36% 0,81% 0,45%
14.CP quảng cáo,tiếp thị,giao dịch 8.435 11.613 5,28% 5,85% 0,57%
15. Thuế, phí và lệ phí 8.082 10.806 5,06% 5,45% 0,39%
Tổng cộng 159.673 198.409 100% 100%
( Nguồn: Báo cáo chi phí Công ty xăng dầu B12 năm 2009, 2010)
Đi sâu tìm hiểu chi tiết chi phí bán hàng và QLDN xăng dầu ta có bảng chi tiết chi phí bán hàng và QLDN xăng dầu ( bảng 3.8)
Qua số liệu tại bảng 3.8 ta thấy chi phí bán hàng và QLDN mặt hàng xăng dầu của Công ty năm 2009 chiếm tỷ trọng là 82% so với tổng chi phí của Công ty và năm 2010 là 97,5% đồng thời chi phí này cũng có tốc tăng cao (24,26%). Trong chi phí bán hàng và QLDN mặt hàng xăng dầu ta thấy ngoài các chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định và chí phí vận chuyển thì chi phí quảng cáo, tiếp thị và giao dịch chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các chi phí còn lại của chi phí bán hàng và QLDN xăng dầu. Năm 2009 chi phí quảng cáo, tiếp thị và giao dịch chiếm 5,28% còn năm 2010 chiếm 5,85% và có sự gia tăng trong năm 2010 (tăng 0,57%).
Vì vậy ta cần phải có biện pháp nhằm giảm khoản chi phí này, qua đó làm giảm chi phí bán hàng xăng dầu.
Nội dung thực hiện:
Do đó để tiết giảm chi phí Công ty nên tiến hành giao khoán chi phí quảng cáo, tiếp thị, giao dịch cho các đơn vị bán hàng tăng ( giảm ) theo sản lượng xuất bán xăng dầu.
Bảng 3.9: BẢNG TÍNH CHI PHÍ GIAO KHOÁN
Đơn vị tính : Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Sau giải pháp 1. Sản lượng xuất bán (Lít) 900.962.090 1.059.335.347 1.059.335.347
2. CP quảng cáo,tiếp thị,giao dịch 8.435 11.613 9.915
3. Đơn giá chi phí ( Đ/lít) 9,36 10,96 9,36
Do năm 2009, năm 2010 giá xăng dầu trong nước liên tục tăng do sự tác động của giá dầu thế giới nên doanh thu cũng luôn có xu hướng và tốc độ tăng cao.
Vì vậy, nếu đánh giá chi phí theo tỷ lệ trên doanh thu cũng chưa phản ánh chính xác
tình hình quản lý chi phí của Công ty. Để đánh giá chính xác tình hình quản lý chi phí trong trường hợp doanh thu luôn tăng cao do nguyên nhân khách quan phải đánh giá chi phí theo sản lượng xuất bán. Vì vậy phải khoán chi phí quảng cáo, tiếp thị, giao dịch theo sản lượng xuất bán xăng dầu.
Kết quả của giải pháp:
Khi thực hiện tốt giải pháp này tổng chi phí bán hàng và QLDN giảm 1.698 triệu đồng nên lợi nhuận sau thuế đã tăng 1.273 triệu đồng. Do lợi nhuận sau thuế tăng nên các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, hệ số sinh lời vốn của Công ty tăng lên.
Bảng 3.10: KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP TIẾT GIẢM CHI PHÍ Đơn vị tính : Triệu đồng.
Chỉ tiêu Trước giải pháp
( Năm 2010) Sau giải pháp Thay đổi
2. CP bán hàng 203.150 201.590 -1.698
3. Lợi nhuận sau thuế 83.765 85.038 1.273
4. Vốn chủ sở hữu bình quân 329.386 330.023 637
5. Tỷ suất lợi nhuận trên VKD 5,90% 5,99% 0,09%
6. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH 25,43% 25,77% 0,34%
7. Tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ 12,79% 12,98% 0,19%
8. Tỷ suất lợi nhuận trên TSCĐ 13,03% 13,23% 0,20%
9. Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ 10,94% 11,11% 0,17%
Qua bảng số liệu ta thấy: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng 0,09% ; Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 0,34% ; Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định tăng 0,19%; Tỷ suất lợi nhuận trên TSCĐ tăng 0,20%; Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động tăng 0,17%. Như vậy khi thực hiện giải pháp này Công ty đã nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn