Thực trạng công nghiệp Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý sản xuất công nghiệp bắc ninh (Trang 68 - 73)

2.1. Công nghiệp Bắc Ninh

2.1.1. Thực trạng công nghiệp Bắc Ninh

Theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia ngành công nghiệp, Bắc Ninh có vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng khá thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của ngành công nghiệp. Với vị thế nằm sát Thủ đô Hà Nội và nằm gọn trong tam giác kinh tế năng động, tốc độ phát triển cao và giao lưu mạnh mẽ; mạng lưới giao thông khá phát triển (nằm trên các đường quốc lộ 1A, 1B và 18), nên rất thuận tiện trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Khả năng về nguồn nguyên liệu tại chỗ cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng khá dồi dào. Các loại cây lương thực, cây công nghiệp; đàn gia súc, gia cầm và các sản phẩm thuỷ sản phong phú về chủng loại và sản lượng không ngừng tăng lên. Đồng thời, các loại nguyên liệu cung cấp cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng khác phong phú với trữ lượng lớn: đất sét làm gạch - ngói – gốm (ở Quế Võ trữ lượng 4 triệu tấn), đất sét làm gạch chịu lửa (ở khu vực Thị xã Bắc Ninh), đất cát (ở Thị Cầu), đá sa thạch ở Vũ Ninh...

Nguồn lao động phục vụ trong ngành công nghiệp khá lớn và ngày càng tăng, năm 2003 là 91 nghìn người (gấp 3 lần so với năm 1996), tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dự án đầu tư sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ. Trình độ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh và khoa học công nghệ trong tỉnh đã bước đầu được nâng lên đáng kể. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, ngành công nghiệp tỉnh đã để nghị Nhà nước cải tiến chính sách vay vốn đầu tư các dự án (như vốn đối ứng với các doanh nghiệp quốc doanh, thế chấp với ngoài quốc doanh, hỗ trợ chênh lệch lãi suất vay đầu tư) đối với những dự án đã được thẩm định có hiệu quả cao để nhanh chóng thu hút đầu tư vào những dự án này.

- - 68

Có thể đánh giá thực trạng ngành công nghiệp của tỉnh thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

a. Cơ sở sản xuất công nghiệp

Sau khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập, trên cơ sở những chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của Chính phủ về ưu đãi khuyến khích đầu tư phát triển, Bắc Ninh đã kịp thời cụ thể hoá bằng những Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh uỷ, quyết định của UBND tỉnh tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thu hút và huy động mọi nguồn lực cho lĩnh vực phát triển công nghiệp, đã tạo được cơ sở thuận lợi cho công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn phát triển mạnh.

Số lượng, quy mô các cơ sở sản xuất công nghiệp:

- Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp tăng nhanh trong những năm gần đây, các loại hình cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng mạnh nhất từ năm 2000 sau khi Nhà nước ban hành Luật doanh nghiệp.

Đến hết năm 2003, tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp Bắc Ninh là 19.123;

có 180 doanh nghiệp, trong đó có 13 doanh nghiệp nhà nước, 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Phụ lục 2).

- Quy mô các cơ sở sản xuất công nghiệp:

Quy mô vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng cao trong khu vực kinh tế dân doanh với mức vốn điều lệ bình quân từ 3 5 tỷ đồng/1 cơ sở, song máy móc thiết bị còn chắp - vá, lạc hậu, sản xuất còn mang tính thủ công.

Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Công ty Kính nổi Việt Nhật vốn đầu tư 126 triệu USD với công suất 28 triệu m2 kính quy đổi/năm, Công ty E.H Việt Nam, vốn đầu tư 3 triệu USD với công suất 200.000 tấn thức ăn gia súc/năm... hầu hết là những dự án đầu tư mới, áp dụng thiết bị công nghệ tiến tiến, sản phẩm làm ra đáp ứng được nhu cầu thị trường và có khả năng phát triển tốt.

Các doanh nghiệp Trung ương, trừ những doanh nghiệp đầu tư mới trong các khu công nghiệp tập trung như Nhà máy Gạch Granit, Công ty Chế biến nguyên

- - 69

liệu, Xí nghiệp Chế biến nguyên liệu thuốc lá, Xí nghiệp Sản xuất kết cấu thép...

còn những doanh nghiệp đã hoạt động từ trước đã không ngừng tập trung đầu tư, đổi mới công nghệ để sản phẩm có sức cạnh tranh: Công ty May Đáp Cầu đã đầu tư 17 tỷ đồng cho xây dựng phân xưởng sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Nhà máy Thuốc lá Bắc Sơn đầu tư thêm dây chuyền sản xuất thuốc lá bao cứng Aroma 12 tỷ đồng, Công ty Kính Đáp Cầu đầu tư thêm dây chuyền sản xuất kính hoa dâu công suất 3 triệu m2/năm với số vốn gần 50 tỷ đồng.

Khối doanh nghiệp nhà nước địa phương tăng trưởng mạnh mẽ. Chủ trương của tỉnh là đầu tư cho các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đầu tư thấp nhưng giải quyết được việc làm cho người lao động. Vì thế, những năm qua, tỉnh đã dành hàng trăm tỷ đồng từ nguồn tín dụng ưu đãi để thành lập nhiều doanh nghiệp mới. Điển hình là Công ty Nông sản đã đầu tư dây chuyền 2 với thiết bị công nghệ tiên tiến, quy mô đầu tư lớn với công suất 250.000 tấn thức ăn gia súc/năm chiếm tỷ trọng 80% sản lượng trong khu vực quốc doanh địa phương.

Tình hình phát triển làng nghề: Theo số liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh có 62 làng nghề, có 31 làng nghề truyền thống. Bước sang cơ chế thị trường chỉ có một số làng nghề ổn định và phát triển được, sản phẩm đáp ứng thị trường như sắt thép Châu Khê, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Quang, giấy Phong Khê, đồng Đại Bái... còn phần lớn là sản xuất cầm chừng và mai một dần như tranh Đông Hồ, tranh sơn mài...

Sản xuất trong các làng nghề đa phần vẫn áp dụng công nghệ cổ truyền, máy móc thiết bị tự gia công, chế tạo hoặc đầu tư chắp vá không đồng bộ nên sản phẩm làm ra sức cạnh tranh thấp.

b. Những sản phẩm công nghiệp chủ yếu

Trong gần 30 loại sản phẩm công nghiệp chủ yếu thì có một số sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu được như kính xây dựng, gạch ốp lát, thuốc lá điếu, hàng may mặc và một số hàng thủ công mỹ nghệ, còn lại các sản phẩm khác chủ yếu tiêu thụ thị trường trong tỉnh và thị trường nội địa như

- - 70

gạch xây dựng, sắt thép, thức ăn gia súc... với kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 10 triệu USD. (Phụ lục 3)

c. Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp

Bắc Ninh vốn là tỉnh thuần nông, lao động chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm 87,2% lao động của tỉnh (năm 2003). Số động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp sau khi tỉnh mới tái lập còn thấp, năm 1997 ở mức 6,4%, năm 2000 là 10,0%, năm 2002 là 16,4% và năm 2003 chiếm 16,5% tổng số lao động xã hội trên địa bàn (90.969/551.717 người).

Trong mấy năm gần đây do các cơ sở công nghiệp tăng mạnh, lực lượng lao động trong ngành công nghiệp bình quân mối năm thu hút từ 7.000 đến 8.000 người, song tỷ lệ lao động được đào tạo hàng năm mới chỉ chiếm từ 22-24%. Cơ sở đào tạo chính là trường đào tạo nghề của tỉnh, doanh nghiệp tuyển dụng tự đào tạo hoặc gửi đi đào tạo nơi khác, còn lại lao động trong các ngành nghề chủ yếu là lao động phổ thông rảnh rỗi lúc nông nhàn hoặc được đào tạo qua truyền nghề. Trong số lao động công nghiệp thì lao động làm việc tại khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tới 90%. Năng suất lao động còn thấp, khoảng từ 30 40 triệu đồng/năm.-

d. Hoạt động đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp trên địa bàn

Tổng số vốn đầu tư trên địa bàn trong những năm gần đây từ 1.200 đến 2.000 tỷ đồng/năm, trong đó vốn của Nhà nước chiếm tỷ trọng khoảng 50% và có xu hướng giảm dần. Tỷ trọng vốn đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp chiếm từ 50-55%

trong tổng số vốn đầu tư trên địa bàn, trong đó số vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và vốn hợp tác xã, hộ sản xuất chiếm tỷ trọng 75-85% vốn đầu tư cho công nghiệp.

Trên cơ sở chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư của Bắc Ninh, đã tạo điều kiện thuận lợi thu hút được nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư trong nước của các Tổng công ty (90 và 91), đồng thời phát huy được nội lực của địa

- - 71

phương. Song sự phân bố chưa đều trên địa bàn. Các doanh nghiệp ngoài tỉnh chủ yếu đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung. Các doanh nghiệp công nghiệp địa phương tập trung vào các khu công nghiệp làng nghề ở các huyện có lợi thế như Từ Sơn, Yên Phong, Tiên Du, các huyện thuộc khu vực khó khăn như Lương Tài, Gia Bình, Thuận Thành mức độ đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp còn rất hạn chế.

Đến nay Bắc Ninh đã và đang triển khai đầu tư và xây dựng bốn khu công nghiệp tập trung, trong đó:

- Khu công nghiệp Tiên Sơn quy mô giai đoạn 1 là 134,76ha đã hoàn thành;

nay được Chính phủ cho phép mở rộng 600ha (bao gồm cả Khu công nghiệp Tân Hồng Hoàn Sơn).-

- Khu công nghiệp Quế Võ quy mô 311,6ha và khu liền kề quy mô 66,42ha.

- Khu công nghiệp Đại Đồng Hoàn Sơn quy mô 300ha.- - Khu công nghiệp Công nghệ thông tin quy mô 50ha.

Ngoài ra, đang xúc tiến quy hoạch ba khu công nghiệp: Yên Phong 600ha, Nam Sơn-Hạp Lĩnh 300ha, Khu công nghiệp Dược phẩm 100ha.

Hoạt động đầu tư trong các Khu công nghiệp đã phát triển theo hướng tích cực. Tính đến hết tháng 8/2004 đã có 98 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký trên 4.000 tỷ đồng và 32,4 triệu USD, diện tích đất đã thuê là 325,2ha; 26 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, tạo việc làm cho trên 5.000 lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp tại các Khu công nghiệp Bắc Ninh từ 22.386 triệu đồng (năm 2002), lên 117.641 triệu đồng (năm 2003) và dự tính năm 2004 đạt khoảng 500 550 tỷ - đồng (theo giá hiện hành).

Để tạo điều kiện giải quyết mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của địa phương, Bắc Ninh đã quy hoạch và đầu tư xây dựng 21 khu, cụm công nghiệp (trong đó có 7 khu công nghiệp làng nghề) với tổng diện tích 460,8ha, đến nay đã có các khu công nghiệp đi vào hoạt động chính thức như Châu Khê, Đồng Quang, Phong Khê...

e. Đánh giá chung về trình độ công nghệ

- - 72

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hầu hết dự án đầu tư mới đã áp dụng thiết bị công nghệ tiên tiến như các Công ty: Kính Việt Nhật, Khí ga công nghiệp, May Hàn Quốc, Que hàn Đại Tây Dương... sản phẩm làm ra với công nghệ cao đủ sức cạnh tranh và tiêu thụ tốt trên thị trường trong nước và nước ngoài.

- Khu vực doanh nghiệp Nhà nước Trung ương trừ một số dự án đầu tư mới trong các khu công nghiệp tập trung, còn một số cơ sở cũng đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ như Công ty Kính Đáp Cầu, Công ty May Đáp Cầu, Nhà máy Thuốc lá Bắc Sơn.. . song còn mang tính chắp vá.

- Khu vực quốc doanh địa phương, ngoài điển hình là Công ty Nông sản dây chuyền II đã đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến, sản phẩm làm ra tiêu thụ tốt, còn hầu hết các doanh nghiệp chưa đủ khả năng đầu tư đổi mới thiết bị côngnghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Khu vực các doanh nghiệp ngoài Nhà nước đại đa số là sử dụng thiết bị cũ, gia công chế tạo trong nước, côngnghệ còn mang tính chất truyền thống cổ truyền, nhất là trong các làng nghề. Riêng một số dự án mới đầu tư xây dựng đã chú ý đến thiết bị côngnghệ tiên tiến hơn như Công ty Sơn Hà, Nhà máy HANAKA và một số doanh nghiệp trong Khu công nghiệp giấy Phong Khê... song số lượng doanh nghiệp này chưa nhiều.

Nhìn chung trình độ công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp Bắc Ninh vẫn còn ở mức trung bình và kém. Máy móc thiết bị trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước còn cũ nát, lạc hậu, sản xuất còn gây ảnh hưởng lớn đến môi trường.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý sản xuất công nghiệp bắc ninh (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)