2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Ninh từ trước đến nay
2.2.1. Chất lượng cán bộ quản lý nhà nước về sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh
Thời kỳ trước năm 1997, ngành công nghiệp Bắc Ninh chủ yếu là sản xuất ngoài quốc doanh với những ngành nghề truyền thống (sản xuất đồ gỗ, gia công kim loại...). Lúc này, Sở Công nghiệp Hà Bắc (cũ) có chức năng quản lý Nhà nước về ngành công nghiệp. Do đặc thù là một tỉnh nghèo, công nghiệp chưa phát triển nên đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp tỉnh Hà Bắc số lượng còn ít và yếu về chất lượng. Các nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp chỉ dừng ở mức độ thực hiện các chức năng làm thủ tục thành lập, thu thuế, xử lý các vấn đề phát sinh về tổ chức doanh nghiệp, nắm số liệu, báo cáo tình hình sản xuất, còn các nội dung khác hầu như rõ nét. Đội ngũ cán bộ sản xuất công nghiệp đa phần được bố trí, bổ nhiệm không dựa trên năng lực thực sự.
Hiện nay, ngoài Chủ tịch và Phó UBND tỉnh phụ trách về công nghiệp, có một số Sở, ban ngành liên quan đến quản lý nhà nước về công nghiệp ở Bắc Ninh, nhưng Sở Công nghiệp Bắc Ninh là đầu mối quản lý. Cơ cấu tổ chức của Sở Công nghiệp như sau:
Giám đốc Sở Phó Giám đốc Sở
Văn phòng Phòng Quản lý
công nghiệp
Phòng Kỹ thuật và an toàn công
nghiệp
Phòng Quản lý
đ ệi n
Thanh tra
- - 81
Hình 2.5 Cơ cấu tổ chức của Sở Công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Sở Công nghiệp là đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh có chức năng tham mưu UBND tỉnh về quản lý sản xuất công nghiệp: Công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển công nghiệp; Ban hành các văn bản quy chế pháp lý phục vụ quản lý, phát triển công nghiệp trên địa bàn; Tổ chức thực hiện đường lối chính sách của UBND tỉnh; Thanh tra, kiểm tra, giám sát, giúp UBND tỉnh sửa đổi đường lối, chính sách tỉnh về ngành công nghiệp.
Số lượng cán bộ công nhân viên của Sở Công nghiệp là 25 người, ở các phòng kinh tế huyện, ngoài Trưởng phòng có 6/8 các huyện, thị có 1 Phó phòng phụ trách công nghiệp. Như vậy, thực tế tổng số cán bộ quản lý và nhân viên nghiệp vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành công nghiệp của địa phương khoảng gần 40 người.
Bảng 2.2Thống kê trình độ đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp
Trình độ Giám đốc
Sở công nghiệp
Trưởng phòng Sở
CN
Trưởng phòng Kinh tế huyện, thị
Phó phòng kinh tế huyện, thị
Số lượng 1 5 8 6
1. Kiến thức công nghệ
- Đại học 5 5 2
- Trung cấp 3 3
- Công nhân kỹ thuật 1
- Đại học 1 1 1 2
- Trung cấp 2 1 2
- Sơ cấp 2
3. Kiến thức quản lý
- Đại học 1
- Trung cấp 2 3 2
- Sơ cấp 1 1
4. Trình độ chính trị
Phòng Kinh tế các huyện
- - 82
- Cao cấp 1 2 4 1
- Trung cấp 2 4 3
- Sơ cấp 1 1
5. Ngoại ngữ
- Chứng chỉ B 1 4
- Chứng chỉ A 1 3 2
6. Tin học
- Chứng chỉ A 2 1 -
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Sở Công nghiệp và Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh) Số nhân viên còn lại chỉ có khoảng 60% tốt nghiệp đại học các ngành, chủ yếu là ngành kỹ thuật, chỉ có 2 chuyên viên chính.
Từ số liệu trên có thể nhận thấy rằng, trình độ của đội ngũ cán bộ cấp Sở cao hơn nhiều so với cán bộ Phòng Kinh tế các huyện. Về cơ cấu kiến thức, cán bộ Sở có trình độ công nghệ đạt yêu cầu, tuy nhiên một số cán bộ còn thiếu về kiến thức kinh tế và quản lý và yếu về ngoại ngữ, tin học. Cán bộ ở các Phòng Công nghiệp huyện trình độ còn yếu về mọi mặt.
Số cán bộ quản lý này, chủ yếu là cán bộ địa phương được đề bạt, bổ nhiệm nội bộ. Hình thức này có những ưu điểm là: Cán bộ đã được thử thách qua công tác, dễ dàng thuận lợi hơn trong thực hiện công việc, do đó mau chóng thích nghi với điều kiện làm việc và biết tìm cách để đạt được các mục tiêu của vị trí đòi hỏi; nó cũng tạo ra sự thi đua rộng rãi, kích thích các nhân viên trong các bộ phận làm việc tích cực sáng tạo. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thăng chức trong nội bộ gây nên sự rập khuôn cách làm việc của cấp trên trước đó, thiếu sáng tạo; dễ gây bè phái, bất hợp tác với lãnh đạo, tư tưởng “địa phương chủ nghĩa”.
Hầu hết cán bộ đều là nam giới. Về tuổi đời, đội ngũ này đều trên 45 tuổi, ở các Phòng Kinh tế huyện cán bộ đã trên 50 tuổi, có 5 cán bộ đã 55-56 tuổi.
Qua đánh giá vai trò quản lý nhà nước của Sở Công nghiệp cho thấy còn nhiều vấn đề còn thiếu sót, chưa thực sự là đơn vị chủ công trong sự nghiệp phát triển công nghiệp của địa phương. Điều này, chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân chất
- - 83
lượng, số lượng đội ngũ cán bộ chưa đạt yêu cầu đòi hỏi. Cán bộ quản lý chỉ đơn thuần thực hiện việc điều phối công việc, tổng hợp, báo cáo tình hình với cấp trên, xem nhẹ các nội dung khác mà người cán bộ quản lý phải làm.