Hoàn thiện cơ chế đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý sản xuất công nghiệp bắc ninh (Trang 119 - 122)

3.3. Hoàn thiện cơ chế đảm bảo điều kiện làm việc, đánh giá và đãi ngộ

3.3.1. Hoàn thiện cơ chế đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp Bắc Ninh

Là tỉnh thuần nông với sản xuất nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển, nền kinh tế còn mang nặng tính “tự cung, tự cấp” đã dẫn đến sự trì trệ, thiếu năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, sự phân tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng, phổ biến, tệ nạn xã hội có chiều hướng phát triển. Những hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực kinh tế đã kéo theo những yếu kém về mặt xã hội và đời sống tinh thần làm ảnh hưởng không nhỏ đến một số cán bộ, đảng viên.

Bởi vậy, muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp Bắc Ninh, cần phải đảm bảo điều kiện làm việc cho người cán bộ để họ yên tâm công tác, cống hiến. Ngoài việc đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ, cần phải thực hiện những giải pháp sau:

a. Quan tâm đến nhucầu và lợi ích cá nhân của người cán bộ

Cống hiến và hưởng thụ là hai mặt thống nhất trong bản chất của con người.

Trong thực tế, do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện trực tiếp của cuộc sống mà dẫn đến sự khập khiễng, mất cân bằng, coi trọng cống hiến mà xem nhẹ hưởng thụ, coi trọng tương lai mà xem nhẹ hiện tại trong đời sống con người. Cần phải thấy rằng động lực quan trọng nhất kích thích mọi người tham gia lao động đó chính là lợi ích của họ, trong đó thực hiện lợi ích cá nhân là điều kiện cho thực hiện lợi ích của cộng đồng.

-119-

Chính cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt của mỗi người để vươn lên đã đem đến cho chúng ta thực tế để khẳng định rằng, nhu cầu và lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp và mạnh mẽ. Do vậy, trước hết cần đặc biệt quan tâm đến lợi ích cá nhân để khơi dậy lòng nhiệt tình và sức sáng tạo trong mỗi con người. Cần phải xem lợi ích cá nhân là một khâu cơ bản trong sự thống nhất biện chứng của quan hệ lợi ích cá nhân xã hội.-

Xuất phát từ nhu cầu phong phú, đa dạng của cuộc sống, mỗi con người không chỉ tồn tại một loại nhu cầu mà tồn tại nhiều loại nhu cầu khác nhau, do đó cũng không phải chỉ có một loại lợi ích mà có nhiều loại lợi ích khác nhau. Trong các loại lợi ích thuộc lợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất, vì nó đáp ứng một cách trực tiếp nhu cầu sống của bản thân con người.

Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến lên hiện đại. Mục tiêu đó chỉ có thể thực hiện trên cơ sở có một nền xã hội phát triển cao, ngày càng hiện đại, phù hợp với xu thế tiến lên của thời đại. Tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển kinh tế-xã hội chính là nhằm mục đích phát triển con người, phát triển tự do sáng tạo của mỗi cá nhân. Khi điều kiện vật chất nghèo nàn, thiếu thốn khó có thể sản sinh ra cá nhân năng động, tháo vát, có bản lĩnh để làm việc, dễ làm cho con người cam chịu theo chủ nghĩa khổ hạnh, thiếu đầu óc khoa học và tư duy năng dộng, bản lĩnh sáng tạo.

Tạo điều kiện vật chất có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cán bộ quản lý.

Tuy nhiên, coi trọng lợi ích kinh tế, không có nghĩa là xem nhẹ các lợi ích khác như chính trị tư tưởng, văn hoá, tinh thần, nhu cầu hưởng thụ và thưởng ngoạn chính đáng của cá nhân. Cũng cần phải có thái độ khách quan, khoa học để xem xét, đánh giá các loại nhu cầu và lợi ích từ đó khuyến khích phát triển nhu cầu, lợi ích chính đáng, hạn chế và ngăn chặn nhu cầu và lợi ích không chính đáng.

-120-

Tóm lại, lợi ích, cái cần thiết được nhận thức và thực hiện là giải pháp cơ bản cho việc thực hiện chiến lược về đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp.

b. Tạo điều kiện phát triển nhân cách văn hoá cá nhân

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, nhất là trong nền kinh tế hội nhập với thế giới, nhân cách văn hoá cá nhân có vai trò to lớn, vì nó biểu hiện một cách sâu sắc bản chất văn hoá trong việc “bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, phát triển và xây dựng con người mới, là thể hiện tầm cao và chiều sâu trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VII). Nhân cách văn hoá được biểu hiện khái quát ở đạo đức và tài năng cá nhân. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta đang diễn ra trong khi thế giới có sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đem lại những thành tựu mới về kinh tế, song cũng đặt con người phải đối mặt với hiểm hoạ của sự tha hoá. Văn hoá trở thành nhân tố thúc đẩy con người hoàn thiện nhân cách.

Vì vậy, phát triển nhân cách văn hoá là quá trình hướng vào con người, phát hiện đầy đủ bản chất của con người và hoàn thiện nó cả thể chất và tâm hồn, cả trí tuệ và đạo đức, cả những yếu tố chung nhất và những nét riêng biệt, nâng con người lên một tầm cao mang ý nghĩa nhân văn thiết thực, cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

c. Bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ:

Việc bố trí, sử dụng cán bộ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn và sở trường, đề bạt, bổ nhiệm đúng lúc, giao việc đúng tầm với cương vị thích hợp để cán bộ có môi trường phát triển được khả năng cống hiến, đảm bảo tính phù hợp giữa trình độ, nănglực với đòi hỏi của công việc. Cần xác định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của từng vị trí một cách chi tiết, cụ thể, nhằm tạo chủ động cho cán bộ và thuận lợi cho việc đánh giá cán bộ.

-121-

Cần có chính sách sử dụng, bố trí cán bộ. Việc bố trí đúng hay sai phụ thuộc vào bộ phận làm công tác cán bộ của đơn vị. Vì vậy, cần xây dựng bộ phận này sao cho đảm bảo được yêu cầu chung.

d. Bảo đảm điều kiện vật chất phục vụ cho công tác

Đó là điều kiện rất cần thiết để người cán bộ có thể cống hiến, phát triển.

Điều kiện vật chất thiếu thốn làm người cán bộ lúng túng, chậm trễ trong giải quyết, dẫn tới sai hỏng trong công việc. Trong thời đại hiện nay, thiếu thông tin kinh tế, có thể làm thay đổi sự nhìn nhận, đánh giá của các đối tác, làm mất đi những cơ hội kinh doanh, tác động trực tiếp đến hiệu quả công tác.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý sản xuất công nghiệp bắc ninh (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)