Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Ninh từ trước đến nay

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý sản xuất công nghiệp bắc ninh (Trang 91 - 99)

Từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, cùng với việc đổi mới kinh tế, hệ thống chính trị cũng từng bước được củng cố. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền và xã hội ngày càng được hoàn thiện, công tác cán bộ đã có sự đổi mới.

Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp luật quan trọng và cải cách một bước nền hành chính quốc gia và ở địa phương đã góp phần hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam nói chung và ở Bắc Ninh nói riêng. Các đoàn thể chính trị, xã hội từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực xã hội, kinh tế, chính trị, tư tưởng và văn hoá được phát huy. Nhờ vậy, nhịp độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nông nghiệp có - nhiều tiến bộ. Đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp của tỉnh đã bước đầu có chuyển biến, tăng về số lượng và có cải thiện về chất lượng. Tuy nhiên, nhìn chung, đội ngũ cán bộ sản xuất công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của sự

- - 91

nghiệp phát triển ngành công nghiệp của địa phương. Những hạn chế và yếu kém của cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp Bắc Ninh gồm cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Cụ thể là:

- Do thiếu kiến thức, kinh nghiệm quản lý kinh tế thị trường; mặt khác, cơ chế cũ, cách làm cũ đã ăn sâu, bám rễ quá lâu trong bộ máy quản lý và cán bộ quản lý. Chậm tổ chức đào tạo, đào tạo lại về chuyên môn, kiến thức kinh tế và quản lý cho cán bộ cả về nội dung, chương trình, thời gian.

- Bộ máy chính quyền các cấp, các ngành còn yếu chưa vươn tới trình độ coi phát triển kinh tế là trọng tâm, tách rời kinh tế với xã hội. Chưa tuân thủ quy luật phát triển quan hệ sản xuất. Cơ chế, chính sách còn thiếu đồng bộ chưa tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh cũng như phát triển ngành công nghiệp, thu hút nhân tài, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ sản xuất công nghiệp.

- Tiền đề của ngành công nghiệp Bắc Ninh là sản xuất nhỏ, do đó có tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như công tác cán bộ nói chung và cán bộ sản xuất công nghiệp nói riêng. Cán bộ bị sự chi phối, tác động của tâm lý sản xuất nhỏ, của thói quen tiểu nông thì cũng có nghĩa là đã mang ít nhiều nét tâm lý tiêu cực. Tâm lý sản xuất nhỏ còn đẻ ra tác phong công tác quan liêu, gia trưởng, độc đoán, mất dân chủ, địa phương chủ nghĩa là rào cản ảnh hưởng đến sự hình thành những đức tính, phẩm chất nhân cách của người cán bộ quản lý.

- Ý thức chính trị của đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp của tỉnh có nhiều mặt mạnh, nhưng đồng thời còn không ít những mặt yếu kém. Nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của tỉnh không có tổ chức cơ sở Đảng, nhận thức chính trị của một số cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp rất yếu.

- Thiếu vốn và sử dụng vốn đầu tư cho giáo dục, đào tạo: Nhu cầu vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo khá lớn, song mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu. Hàng năm chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo chỉ chiếm hơn 0,2% tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn (năm 2003, chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo là 195,2 tỷ đồng,

- - 92

trong đó riêng chi cho sự nghiệp đào tạo là 16,9 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào công tác đào tạo nghề).

- Chưa có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ thực sự giỏi, thu hút nhân tài.

Việc tách tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh năm 1997 ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý công nghiệp, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, vì trước đây cơ quan đầu não của tỉnh đóng tại Thị xã Bắc Giang, nhiều cán bộ đã có cơ ngơi tạo lập cuộc sống ở đó nên muốn ổn định, không muốn về tỉnh mới Bắc Ninh, làm thiếu hụt nhiều cán bộ có năng lực.

- Điều kiện làm việc của cán bộ chưa phù hợp, đó là trang thiết bị, công nghệ lạc hậu-xét về quy mô ngành công nghiệp tỉnh, đa số các cơ sở sản xuất là loại vừa và nhỏ, dây chuyền, thiết bị cũ và lạc hậu với tính năng công nghệ thấp; thiếu nguồn thông tin.

- Chủ trương phát triển nhanh ngành công nghiệp của tỉnh là một hướng đi phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nông nghiệp chung của cả - nước. Tuy nhiên, việc phát triển quá nhanh nhưng thiếu đồng bộ tất yếu dẫn tới thiếu cán bộ quản lý, trình độ cán bộ chưa ứng đáp ứng được yêu cầu.

- - 93

PHẦN 3

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP GÓP PHẦN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH

Việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế được Đảng ta tiếp tục khẳng định với mục tiêu xoá bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó coi sản xuất hàng hoá không đối lập với chủ nghĩa xã hội, tồn tại khách quan, nhiều thành phần kinh tế tham gia trong nền kinh tế hàng hoá ở nước ta, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, thị trường trong nước gắn với thị trường thế giới.

Nội dung đường lối phát triển kinh tế nước ta nói chung và công nghiệp nói riêng trong thời kỳ từ 1986 đến nay đã được đổi mới toàn diện, nội dung đổi mới trong công nghiệp được thể hiện ở khía cạnh chủ yếu sau:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tăng tốc độ phát triển công nghiệp, phát triển nông nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến, phát triển công nghiệp nông thôn.

- Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với nhiều loại hình sở hữu khác nhau: công nghiệp quốc doanh, công nghiệp tư bản Nhà nước, công nghiệp tập thể, công nghiệp tư nhân và công nghiệp cá thể, trong đó công nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, hệ thống doanh nghiệp Nhà nước là nòng cốt trong nền kinh tế, là một lực lượng vật chất quan trọng để thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.

- Tổ chức và sắp xếp lại sản xuất công nghiệp, trước hết là tổ chức, sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp Nhà nước theo hướng hạn chế phạm vi hoạt động của loại hình doanh nghiệp này vào những lĩnh vực, những ngành then chốt, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát huy vai trò chủ đạo của công nghiệp quốc doanh trong quá trình phát triển công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa;

đồng thời, nâng cao trình độ tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành một số đơn vị

- - 94

sản xuất kinh doanh quy mô lớn, tạo tiền đề ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Chủ trương xây dựng nền kinh tế mở, kết hợp một cách hợp lý chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu với chiến lược đẩy mạnh sản xuất hàng hoá thay thế hàng hoá nhập khẩu.

- Đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp và đổi mới quản lý kinh doanh nội bộ các doanh nghiệp, đặc biệt là hệ thống doanh nghiệp Nhà nước. Sự đổi mới đó phải được thực hiện theo hướng: phân định rõ chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh, toàn bộ cơ chế quản lý đó được chuyển đổi một cách toàn diện và đồng bộ từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế quản lý nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Chiến lược phát triển công nghiệp thời kỳ 2001-2010 theo báo cáo của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da giày, điện tử tin học, một số sản phẩm cơ khí và hàng - - tiêu dùng...

- Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng: dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng...với bước đi hợp lý, phù hợp với điều kiện vốn, công nghệ, thị trường, phát huy được hiệu quả.

- Phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hoá. Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất phần mềm tin học thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển vượt trội.

- Phát triển các cơ sở công nghiệp quốc phòng cần thiết, kết hợp công nghiệp quốc phòng với công nghiệp dân dụng.

- - 95

- Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở.

- Phát triển rộng khắp các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa với ngành, nghề đa dạng. Đổi mới nâng cấp công nghệ trong các cơ sở hiện có để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Sử dụng phù hợp các công nghệ có khả năng thu hút nhiều lao động. Phát triển nhiều hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn, giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở đảm bảo hài hoà về lợi ích. Tăng tỷ lệ nội địa hoá trong công nghệ gia công, lắp ráp.

Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, bảo hộ sở hữu công nghiệp, bảo vệ môi trường.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp bình quân trong 10 năm tới đạt khoảng 10 10,5%/năm. Đến năm 2010, công nghiệp và xây dựng chiếm 40- - 41% GDP và sử dụng 23-24% lao động. Giá trị xuất khẩu công nghiệp chiếm 70- 75% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Đảm bảo cung cấp đủ và an toàn năng lượng (điện, dầu khí, than, đáp ứng đủ nhu cầu về thép xây dựng, phân lân, một phần phân đạm; cơ khí chế tạo đáp ứng 40% chu cầu trong nước, tỷ lệ nội địa hoá trong sản xuất xe cơ giới, máy và thiết bị đạt 60-70%; công nghiệp điện tử – thông tin trở thành ngành mũi nhọn; chế biến hầu hết nông sản xuất khẩu; công nghiệp hàng tiêu dùng đáp ứng được nhu cầu trong nước và đáp ứng và tăng nhanh xuất khẩu.

Phương hướng, nhiệm vụ chung về phát triển ngành công nghiệp đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XV (tháng 10/1997) đã đề ra đó là:

“... Tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để từng bước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xuất khẩu, phát triển kinh tế

- - 96

nhiều thành phần, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước hình thành các khu công nghiệp tập trung có công nghệ cao, các cụm công nghiệp...”.

Định hướng phát triển ngành công nghiệp cũng đã được khẳng định tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI “Đẩy nhanh công nghiệp, hiện đại hoá cùng với tập trung phát triển các ngành công nghiệp có công nghệ cao trong các khu công nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp” với mục tiêu “phấn đấu đến năm 2005 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 27,5%, công nghiệp và xây dựng cơ bản 45,2%, dịch vụ là 27,3%, tích cực thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, đến năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 5.270 tỷ đồng”.

Căn cứ vào đường lối phát triển công nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX; Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Bắc Ninh lần thứ XVI; Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng Đồng bằng sồng Hồng và Bắc Trung bộ, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đến 2010, tỉnh Bắc - Ninh đã xây dựng Quy hoạch công nghiệp của tỉnh đến 2010 với phương hướng và mục tiêu cụ thể như sau:

- Khai thác có hiệu quả các điều kiện thuận lợi nguồn lực và lợi thế có trên địa bàn và bên ngoài địa bàn, phát triển công nghiệp nhanh với tốc độ cao 19%/năm để tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế đến năm 2010 đạt 43 44%, góp phần - đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tranh nguy cơ tụt hậu so với khu vực và toàn quốc, đưa Bắc Ninh đuổi kịp mức phát triển kinh tế trung bình khá của cả nước vào năm 2010, xứng đáng là thành phố vệ tinh đối với Thủ đô Hà Nội và xây dựng Bắc Ninh cơ bản thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

- Đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ mới với những cơ sở công nghiệp hiện có; đầu tư xây dựng mới các cơ sở bằng thiết bị đồng bộ tiến tiến, hiện đại và công nghệ cao đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, nhằm mở rộng khả năng thâm nhập, cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- - 97

- Chuyển dịch lao động, vốn đầu tư gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung, trong từng nhóm ngành và các thành phần kinh tế trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh công nghiệp trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế, xã hội làm thước đo.

- Hỗ trợ cho các làng nghề, xã khó khăn, xã thuần nông phát triển nghề mới theo phương châm truyền nghề, nhân cấy nghề mới để phát triển nghề thủ công hoặc sản xuất vệ tinh cho các xí nghiệp rộng khắp trong tỉnh, từng bước tạo tiền đề để xây dựng “làng công nghiệp”.

- Mở rộng liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư xây dựng các khu công nghiệp tập trung nhằm thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Phát triển công nghiệp nhất thiết phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ an ninh, quốc phòng.

Cơ cấu ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh Bắc Ninh trong tương lai

- Tập trung phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn và đô thị, mở rộng nâng cao chất lượng của một số sản phẩm các làng nghề, đầu tư mới một số cơ sở, từng bước đón bắt thời cơ để xây dựng cơ sở công nghiệp có công nghệ cao, coi trọng ngành hàng xuất khẩu, phát triển công nghiệp với các ngành hàng chủ yếu sau:

1. Chế biến nông sản thực phẩm.

2. Sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp.

3. Dệt, da, may mặc.

4. Công nghiệp cơ khí, điện, điện tử.

5. Công nghiệp khác: Phân bón, hoá chất.

- Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trên cơ sở kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo.

- Đối với những doanh nghiệp công nghiệp có quy mô và vốn đầu tư lớn, cần tạo mọi điều kiện mở cửa để các doanh nghiệp Trung ương, các tỉnh thành phố, nước ngoài vào đầu tư với các hình thức nhằm giải quyết việc làm cho người lao

- - 98

động, giải quyết dịch vụ, tăng nguồn thu cho ngân sách trong điều kiện Bắc Ninh thiếu vốn đầu tư.

- Khuyến khích phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, vốn đầu tư ít, giải quyết nhiều lao động. Bắc Ninh tự đầu tư để nâng cao năng lực các doanh nghiệp Nhà nước và khuyến khích các thành phần kinh tế cùng góp vốn đầu tư.

Mục tiêu phát triển công nghiệp Bắc Ninh

Tiếp tục phát triển công nghiệp với tốc độ cao và ổn định trên cơ sở chuyển dịch và lựa chọn sản phẩm có ưu thế thâm nhập, cạnh tranh cao trên thị trường, nâng cao chất lượng đi đôi với giảm giá thành sản phẩm, khuyến khích phát triển các sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, công nghiệp phục vụ phát triển nông thôn và kinh tế nông thôn, cố gắng phấn đấu đạt các mục tiêu sau:

- Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp giai đoạn 2004- 2010 là 19%.

- Tỷ trọng công nghiệp xây dựng trong GDP đến 2010 toàn tỉnh là 52,3%, - riêng công nghiệp là 43,4% (nôngnghiệp là 15,7% và dịch vụ là 32%).

Từ sự phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp của tỉnh, để đạt được những mục tiêu phát triển công nghiệp Bắc Ninh đã đề ra, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng đội ngũ cán bộ sản xuất công nghiệp của tỉnh như sau:

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý sản xuất công nghiệp bắc ninh (Trang 91 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)