Kết quả đạt được và những đóng góp của ngành công nghiệp Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý sản xuất công nghiệp bắc ninh (Trang 73 - 77)

2.1. Công nghiệp Bắc Ninh

2.1.2 Kết quả đạt được và những đóng góp của ngành công nghiệp Bắc Ninh

-

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn 1997 2003 có mức tăng bình quân 36,3%/năm, trong đó công nghiệp trung ương tăng 17%, công nghiệp địa phương tăng 41,7% và khu vực vốn đầu tư nước ngoài tăng 250,8%. (Phụ lục 4, 5)

- - 73

Trong giai đoạn này, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm ưu thế, có tỷ trọng cao trên địa bàn, nguyên nhân chủ yếu là năng lực mới tăng đột biến, nhất là từ khi có Luật Hợp tác xã và Luật Doanh nghiệp được triển khai và thực hiện. (Phụ lục 6)

Trong các ngành hàng công nghiệp của tỉnh có lợi thế phát triển mạnh thời kỳ này là sản xuất vật liệu xây dựng, năng lực khá lớn của khu vực ngoài quốc doanh sản xuất gạch thủ công tập trung nhiều ở huyện Quế Võ, Tiên Du, Thuận Thành.. hàng năm cung cấp khoảng gần 200 triệu viên gạch cho nhu cầu xây dựng dân dụng, giao thông nông thôn và đô thị hoá, ngoài ra một số dự án mới đã được đầu tư và đi vào sản xuất như nhà máy gạch granit công suất 3 triệu m2/năm, gạch kiềm tính 16.500 tấn/năm và Công ty Sản xuất gốm xây dựng Từ Sơn được tiếp nhận hai cơ sở sản xuất của Đông Anh và Hải Dương; Công ty Kính Đáp Cầu mở rộng sản xuất tăng công suất và đặc biệt là Công ty Kính Việt Nhật đã đi vào sản xuất với công suất 28 triệu m2/năm. Công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm có xu hướng giảm, nguyên nhân chính là thị trường tiêu thụ, chất lượng sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh, trong tổng giá trị của ngành hàng này thì sản phẩm chế biến thực phẩm mới chiếm bình quân từ 18 20% giá trị hàng năm. - (Phụ lục 7).

Trong các khu vực kinh tế của tỉnh, ngành công nghiệp có mức tăng trưởng bình quân cao, năm 2001 là năm đầu ngành công nghiệp đưa tỷ trọng giá trị cao hơn tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP của tỉnh.

Bảng 2.1Diễn biến tỷ lệ VA/GO của ngành công nghiệp (giá so sánh 1994)

1997 1999 2000 2001 2002 2003

0,426 0,348 0,308 0,305 0,297 0,519

Qua xem xét diễn biến tỷ lệ VA/GO cho thấy xu hướng giảm dần, nguyên nhân chủ yếu do cơ sở sản xuất công nghiệp tuy tăng nhanh về số lượng, năng lực mới, nhưng phần lớn việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ còn hạn chế, nhất là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và một số doanh nghiệp Nhà nước địa phương. Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh,

- - 74

như giá cả và chất lượng nguyên liệu, trình độ quản lý sản xuất, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, chi phí giá trị trung gian còn cao, hiệu quả kinh doanh thấp. Tuy nhiên năm 2003, tỷ lệ VA/GO tăng đột biến bước đầu cho thấy hiệu quả của chính sách phát triển công nghiệp của địa phương cũng như sự nhìn nhận của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay đổi để phù hợp với cơ chế thị trường.

Mức nộp ngân sách của ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng thu ngân sách hàng năm trên địa bàn (Phụ lục 8). Khu vực kinh tế Nhà nước Trung ương tương đối ổn định, chiếm tỷ lệ cao trong ngành công nghiệp trên địa bàn. Mức đóng góp cho ngân sách từ khu vực kinh tế ngoài Nhà nước quá thấp, mặc dầu tính theo giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng gần 50% hàng năm.

Tóm lại, Bắc Ninh là tỉnh nằm trong tam giác kinh tế động lực Hà Nội Hải – Phòng – Quảng Ninh, với nhiều thế mạnh về giao thông và đội ngũ lao động có trình độ khá, rất đa ngành với nhiều làng nghề truyền thống. Khả năng cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng khác phong phú. Mặc dù sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá nhanh (năm 2003 cơ cấu nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 29,7% GDP, thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước-34%), nhưng đến nay, Bắc Ninh vẫn là tỉnh nông nghịêp, ngành công nghiệp vẫn chưa phát triển đúng như tiềm năng vốn có. Tình trạng trên là sau khi tái lập tỉnh (01/1/1997), ngành công nghiệp gặp khó khăn do thiếu cán bộ, thiết bị công nghệ, kỹ thuật lạc hậu. Tuy nhiên, cùng với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế Bắc Ninh, trong các năm qua, ngành công nghiệp Bắc Ninh đã có những tiến bộ rõ rệt, đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Sau khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập, tranh thủ được sự giúp đỡ của Trung ương cùng với những chính sách khuyến khích đầu tư phát triển của địa phương phù

- - 75

hợp tạo điều kiện thuận lợi thu hút được khá lớn vốn đầu tư nước ngoài cũng như trong nước và khai thác nguồn nội lực cho phát triển công nghiệp trên địa bàn.

Công nghiệp có mức tăng đột biến về số lượng cơ sở sản xuất và giá trị sản xuất công nghiệp với mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm là 36,3%/năm, đến năm 2003 giá trị sản xuất của riêng ngành công nghiệp chiếm 33,9% (giá so sánh 1994) trong GDP của tỉnh.

- Sự tăng nhanh về số lượng cơ sở sản xuất tạo điều kiện thu hút lao động vào ngành công nghiệp ngày một tăng lên, đóng góp tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của tỉnh.

- Nguồn đóng góp cho ngân sách ngày một tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu ngân sách của tỉnh.

- Có đủ các thành phần kinh tế tham gia vào công cuộc phát triển công nghiệp của tỉnh, công nghệ sản xuất đã bắt đầu được chú trọng đầu tư, chất lượng sản phẩm đã được cải thiện đáng kể. Ngành công nghiệp thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, thôn, tạo bước chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, còn có một số tồn tại sau:

- Số cơ sở sản xuất, dự án đầu tư nhiều song quy mô còn chưa lớn.

- Khu vực công nghiệp ngoài Nhà nước trình độ công nghệ chưa được đổi mới nhiều, còn lạc hậu, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh, số nộp ngân sách còn rất thấp, máy móc thiết bị cũ, chắp vá, ảnh hưởng xấu tới môi trường.

- Chưa chủ động được hướng đào tạo nghề cho người lao động để đáp ứng kịp thời nhu cầu tuyển dụng vào các doanh nghiệp, tỷ lệ lao động được đào tạo về cơ bản cũng như năng suất lao động còn thấp.

- Trình độ chung của nhiều chủ doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu thông tin kinh tế, mẫu mã sản phẩm ít được đổi mới, sức cạnh tranh kém, chi phí trung gian còn cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.

- - 76

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý sản xuất công nghiệp bắc ninh (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)