Hoàn thiện cơ chế đãi ngộ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý sản xuất công nghiệp bắc ninh (Trang 124 - 129)

3.3. Hoàn thiện cơ chế đảm bảo điều kiện làm việc, đánh giá và đãi ngộ

3.3.3. Hoàn thiện cơ chế đãi ngộ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp

-124-

Hiện nay, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp mới chỉ dừng lại ở hình thức thực hiện quy định của Nhà nước. Một số chế độ, chính sách của địa phương cũng đã được ban hành, tuy nhiên mới tập trung vào đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về công nghiệp như: cấp đất, đề bạt cán bộ...

Cơ chế đãi ngộ cán bộ sản xuất công nghiệp cần phải sát với thực tế, đồng bộ và thực sự là đòn bẩy kích thích cán bộ cống hiến, góp phần nâng cao hiệu quả công tác. Đề xuất giải pháp như sau:

a. Đối với Nhà nước

- Cần cải cách chính sách tiền lương, nhằm đảm bảo tái sản xuất sức lao động, kích thích người cán bộ làm việc và góp phần phân phối thu nhập công bằng.

Đặc biệt cần hoàn thiện chính sách tiền lương đối với khu vực sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp được quyền lựa chọn mức lương cho cán bộ công nhân viên,(kể cả những viên chức quản lý doanh nghiệp do Nhà nước bổ nhiệm).

- Hoàn thiện các chính sách thuế theo hướng cơ cấu lại mức độ huy động thuế của từng sắc thuế, tăng mức động viên các loại thuế và phí, nâng tỷ trọng thuế trực thu trong tổng số thu về thuế vào ngân sách nhà nước không phải bằng cách nâng thuế suất thuế thu nhập, mà bằng cách mở rộng diện chịu thuế thu nhập và thu hẹp diện miễn, giảm thuế; Từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, giảm thuế suất, thực hiện mức thuế suất chung cho các loại đối tượng, đặc biệt là Thuế thu nhập doanh nghiệp và Thuế thu nhập cá nhân.

- Ban hành quy chế riêng về cơ chế tài chính đối với các cơ sở sản xuất nhỏ mà đại bộ phận là có quy mô nhỏ và vừa, trình độ quản lý thấp.

- Bổ sung vào Luật Thi đua khen thưởng (số 15/2003/QH11, được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003) về Huân chương, huy chương hoặc danh hiệu đối với cán bộ quản lý giỏi (như danh hiệu đối với nghệ sĩ, thầy thuốc và nhà giáo) và mở rộng thẩm quyền quyết định trao tặng các danh hiệu, giấy khen theo phân cấp cho các doanh nghiệp khác (theo luật thì chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới có thẩm

-125-

quyền) nhằm động viên, khích lệ đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và cán bộ quản lý ngành công nghiệp nói riêng.

- Nhà nước cần ban hành chính sách ưu đãi người có công trong sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp.

b. Đối với địa phương

- Cần tạo môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh, bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trong tỉnh.

- Trong khi chưa có chính sách mới về tiền lương của Nhà nước cần tiến hành hướng dẫn điều chỉnh hệ thống phân phối tiền lương đối với cán bộ quản lý sản xuất nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Cụ thể là: Thiết lập hệ thống tiền lương năm, chia thu nhập hàng năm của các nhà quản lý thành thu nhập cơ bản và thu nhập theo hiệu quả. Thu nhập cơ bản được xác định theo các mức lương của nhà quản lý ở địa phương và các doanh nghiệp, trong khi đó thu nhập theo hiệu quả được xác định trên cơ sở các mục tiêu kinh tế mà doanh nghiệp dự định thực hiện được, kể cả thuế, lợi nhuận, các mục tiêu tăng giá trị tài sản của Nhà nước, các rủi ro và khó khăn trong sản xuất và hoạt động. Nếu vì lỗi của quản lý mà không thực hiện được các nhiệm vụ của họ thì họ chỉ có thể nhận được phần tiền lương cơ bản mà thôi. Ngược lại, nếu thực hiện vượt các mục tiêu đã đề ra thì họ nhận được phần tăng thêm tương ứng theo tỷ lệ.

- Tỉnh cần ban hành quy chế khen thưởng, đãi ngộ đối với cán bộ quản lý các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả theo tiêu chí cụ thể (các giải thưởng, ưu tiên cho vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi, cấp đất xây nhà ở...), hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn vì lý do khách quan. Nguòn vốn có thể từ quỹ khen thưởng của địa phương hoặc đóng góp của các doanh nghiệp.

- Khuyến khích cán bộ quản lý giỏi tham gia vào các lĩnh vực hoạt động phát triển ngành công nghiệp của địa phương và trả thù lao xứng đáng cho họ.

-126-

c. Đối với các đơn vị

- Cần có tiêu chuẩn cụ thể và nhiệm kỳ thích hợp ở các vị trí cán bộ quản lý, kể cả các cơ sở, doanh nghiệp tư nhân, nhằm khuyến khích cán bộ phấn đấu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Tuỳ theo điều kiện của từng đơn vị, thực hiện gắn thu nhập cán bộ với chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận hoặc khối lượng công việc đã đảm nhận.

- Tạo điều kiện để cán bộ tham gia học tập, nâng cao trình độ.

- Xây dựng và ban hành quy chế khen thưởng, kịp thời động viên cán bộ.

Đảm bảo các điều kiện vật chất, tinh thần và nhu cầu chính đáng của cán bộ.

Tóm lại, với những mục tiêu phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh và thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp như hiện nay, cần phải gấp rút tiến hành đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp. Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp trước hết nhằm tạo điều kiện cho người cán bộ khắc phục sự bất lực, chậm trễ, sai lỗi trong giải quyết nội dung công việc quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý. Thực hiện công tác này là một trong những điều kiện tiền đề để đạt được các mục tiêu phấn đấu phát triển của ngành công nghiệp Bắc Ninh nói riêng và toàn bộ ngành kinh tế Bắc Ninh trong thời gian tới. Muốn vậy, cần tiến hành các công việc sau:

- Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp trong sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương. Cần đánh giá, xem xét và ban hành ngay các chính sách về công tác này.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh nên thành lập một bộ phận trực thuộc với sự tham gia của các ban ngành có liên quan mà Sở Công nghiệp (hoặc Sở Nội vụ) là đầu mối, đảm nhiệm chức năng về công tác cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp của tỉnh.

-127-

- Các đơn vị tiến hành ngay công tác xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, dựa trên tiêu chuẩn thống nhất do UBND tỉnh ban hành, đánh giá đội ngũ cán bộ của mình theo tiêu chuẩn và đề ra các giải pháp phù hợp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng cán bộ.

- Cần xác định mục tiêu và các giải pháp cho từng giai đoạn, phân công trách nhiệm cụ thể, tránh làm hời hợt, đại khái, có quy định rõ ràng về thưởng phạt, nhằm tạo một bước đột phá trong công tác cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp ở Bắc Ninh.

-128-

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý sản xuất công nghiệp bắc ninh (Trang 124 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)