Các gi ải pháp (nguồn lực) để thực hiện chiến lược

Một phần của tài liệu Xây dựng hiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sản xuất và thương mại việt thành (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ CHI ẾN LƯỢC KINH

1.4 Các gi ải pháp (nguồn lực) để thực hiện chiến lược

Để có thể thực hiện chiến lược th nh công, đạt được những mục tiêu đ đề à ã ra, thì doanh nghiệp cần phải có kế hoạch phân bổ nguồn lực và các hoạt động hợp lý, ngh à phĩa l ải có các giải pháp sau:

a. Giải pháp ề Marketing v

Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội giúp cho các cá nhân và tập thể đạt được những g ọ cần vì h à mong muốn, thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác.

Chức năng Marketing của một tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc theo đuổi lợi thế cạnh tranh bền vững. Marketing được định nghĩa là một quá trình đánh giá và đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của các cá nhân hoặc nhóm người bằng cách tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm, dịch vụ có giá trị. Hai yếu tố quan trọng nhất trong Marketing là khách hàng và đối thủ ạnh tranh.c

Giải pháp Marketing của một tổ chức đều nhằm vào việc quản lý có hiệu quả hai nhóm này. Các chiến lược Marketing chính bao gồm thị trường phân đoạn hoặc

thị trường mục tiêu, dị biệt hóa, xác định vị trí và các quyết định chiến lược Marketing phối hợp:

Chính sách sản phẩm dịch vụ:là đưa ra những sản phẩm dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời kỳ. Chính sách sản phẩm dịch vụ là xương sống của chiến lược kinh doanh. Không có chính sách sản phẩm thì chính sách giá cả, chính sách phân phối, chính sách giao tiếp và khuyếch trương không thực hiện được. Nếu chính sách sản phẩm sai lầm sẽ dẫn đến sai lầm của một loạt các hoạt động Marketing khác.

Các loại chính sách sản phẩm dịch vụ như sau:

- Chính sách thiết lập chủng loại: là tiếp tục bảo đảm vị trí chiếm lĩnh thị trường bằng việc bảo vệ uy tín mà doanh nghiệp đ đạt được.ã

- Chính sách hạn chế chủng loại: là chính sách đơn giản hóa cơ cấu chủng loại, tập trung phát triển một số ít sản phẩm có triển vọng được lựa chọn.

- Chính sách thay đổi chủng loại: là chính sách tiếp tục thay đổi thể thức thỏa mãn yêu cầu nhằm nâng cao số lượng khách hàng.

- Chính sách hoàn thiện sản phẩm: Cải tiến các thông số của sản phẩm, dịch vụ, hoàn thiện theo mong muốn của khách hàng, được khách hàng chấp nhận.

- Chính sách đổi mới chủng loại: là chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ mới, củng cố thị trường hiện tại, xâm nhập thị trường mới.

Chính sách giá cả: Chính sách giá cả có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Thiết lập chính sách giá cả đúng đắn giúp doanh nghiệp giữ vững, mở rộng thị trường, cạnh tranh thắng lợi, bao gồm những nội dung sau:

- Chính sách ổn định giá: là chính sách duy trì mức giá hiện tại, được áp dụng khi giá bán đã đáp ứng được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu.

- Chính sách tăng giá: là chính sách đưa giá lên cao hơn các mức giá hiện tại, được áp dụng khi sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp được ưa chuộng, khách hàng

đã quá ngưỡng mộ chất lượng, kiểu dáng về loại sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

- Chính sách này áp dụng khi xuất hiện dấu hiệu giảm cầu hoặc có sự xuất hiện những nguy cơ từ phía đối thủ cạnh tranh ũng có thể áp dụng chính sách n, c ày ở thời kỳ suy giảm trong chu kỳ sống của sản phẩm, bắt đầu xâm nhập thị trường mới hoặc thực hiện một chương trình Marketing.

- Chính sách giá phân biệt: là việc sử dụng những mức giá bán khác nhau cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Mục đích của chính sách giá phân biệt nhằm tăng khối lượng tiêu thụ, tăng thị phần, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

b.Giải pháp ề công nghệ v v à kỹ thuật

Công ngh và kệ ỹ thuật được coi là công cụ then chốt góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng của các công ty và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Tập trung đổi mới, hoàn thiện công nghệ - kỹ thuật hoặc đầu tư sản xuất theo hướng tiếp cận công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường để nâng cấp chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh bền vững là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.

c. Giải pháp ề nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức v

Chiến lược liên quan đến nguồn nhân lực bao gồm: thu hút và giữ nhân tài, đào tạo và đào tạo lại để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tổ chức lao động khoa học, đãi ngộ hợp lý,…

Nhằm xác định quy mô, cơ cấu và yêu cầu chất lượng lao động ứng với chiến lược sản xuất kinh doanh đã xác định. Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu nhân lực yếu kém, không được đào tạo thì hạn chế trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kỹ thu t mậ ới, hạn chế năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.

Về vấn đề tổ chức nguồn nhân lực giữ vai trò rất quan trọng, nó phụ thuộc vào trình độ nhận thức và quản lý của đội ngũ lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp,

quyết định đến việc làm sao để thực hiện được các chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Các nhà quản lý cần được luôn luôn bồi dưỡng, nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh trong cơ chế thị trường, nâng cao năng lực điều hành doanh nghiệp đảm bảo sự phát triển bền vững.

d. Giải pháp ề v ngu n l tài chính ồ ực

Quản trị hoạt động tài chính doanh nghiệp là tổng hợp các hoạt động xác định v ạo ra các nguồn vốn tiền tệ cần thiết đảm bảo cho quá trà t ình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành liên tục với hiệu quả kinh tế cao.

Nó bao gồm các định hướng về quy mô và nguồn hình thành vốn cho đầu tư, về huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hiện có để thực hiện mục tiêu đề ra. Giải pháp về tài chính bao gồm các nội dung: lựa chọn kênh huy động vốn, lựa chọn phương thức huy động vốn, mục tiêu doanh thu, mục tiêu lợi nhuận.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 của luận văn đã hệ thống lại toàn bộ nội dung lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh doanh nghiệp, đó là những nội dung tổng quan về chiến lược và quản lý chiến lược. Các căn cứ và nh ng nữ ội dung cần phân tích khi xây dựng chiến lược. Mục tiêu, mục đích, vai trò quan trọng của chiến lược và vấn đề lựa chọn chiến lược. Đó chính là cơ sở lý luận cho việc phân tích các căn cứ và đề ra các giải pháp chiến lược kinh doanh để phát triển Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Thành.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Xây dựng hiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sản xuất và thương mại việt thành (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)