TM VI ỆT THÀNH GIAI ĐOẠN 2013 -2017
3.2 Xây dựng và lựa chọn chiến lược
3.2.3 Các phương án chiến lược
3.2.3.1 Phương án 1 Thâm nhập sâu vào thị trường -
Mở rộng hoạt động kinh doanh sang các điện lực tỉnh thành khác. Chủ động tìm kiếm các dự án cấp điện cho các khu công nghiệp, khu chế xuất,…của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
S d ng th m nh bên trong, n m bử ụ ế ạ ắ ắt cơ hội bên ngoài th c hi n chi n để ự ệ ế lượ cụ thể ới các điểm mạnh bc, v ên trong: Đội ngũ những người làm công tác quản lý, kỹ thuật có bằng cấp và trình độ ốt, lực lượng lao động ực tiếp có tay nghề t tr cao; Các sản phẩm của công ty có chất lượng rất tốt, có độ tin cậy và hoạt động ổn định; Các sản phẩm thiết kế của công ty có độ chính xác cao, hầu như không có sai sót trong thiết kế, có khả năng mở rộng và kết nối với các hệ thống ện có; Có đội hi ngũ lãnh đạo am hiểu về ngành Điện, từng công tác và giữ những vị trí lãnh đạo chủ chốt trong ngành, có quan hệ rộng và tốt với nhiều chủ đầu tư,…
Công ty có thể tận dụng các cơ hội bên ngoài: Tình hình chính trị, xã hội ổn định; Chính phủ rất quan tâm, ưu tiên nguồn lực cho phát triển ngành Điện; Tốc độ phát triển phụ tải hằng năm cao và ổn định, trung bình khoảng 15%; Ngày càng có nhiều doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư mới làm tăng nhu cầu về cấp điện; Nguồn nhân lực trong nước ngày càng nhiều, có trình độ cao và đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển khoa hoc, kỹ thuật.
Với phương án này, công ty có thể phát huy hết năng lực sẵn có, tận dụng được các cơ hội bên ngoài để phát triển, Cụ thể, công ty cần thực hiện các chính sách:
- Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu hút và giữ chân người tài, coi vấn đề nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm và được đào tạo cơ bản là sự sống còn của công ty.
- Không ngừng duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, coi chất lượng sản phẩm là vấn đề tiên quyết xuyên suốt mọi hoạt động của công ty.
- Đa dạng hóa nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, tận dụng tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài công ty.
- Không ngừng mở rộng kinh doanh, tăng thị phần và phát triển thêm sản phẩm cung cấp cho ngành Điện.
Hiện tại công ty đang sản xuất kinh doanh các sản phẩm chính sau:
Thiết kế và sản xuất các tủ bảo vệ rơle và điều khiển cung cấp cho các nhà máy điện và trạm biến áp đến 500kV
Thiết kế và sản xuất các tủ hợp bộ Kiosk có điện áp đến 35kV
Thiết kế và sản xuất các tủ phân phối 0,4kV
Sản xuất phụ kiện điện
Sản xuất hòm công tơ
Thương mại, cung cấp vật tư, thiết bị cho ngành Điện
Một số sản phẩm, dịch vụ sẽ được triển khai trong giai đoạn 2013-2017:
Vận hành thuê trạm biến áp đến 110kV cho các cụm công nghiệp, các khu đô thị lớn
Thí nghiệm hiệu chỉnh các nhà máy điện có công suất vừa và nhỏ, các trạm biến áp đến 220kV
Sản xuất cột điện bằng thép mạ kẽm nhúng nóng
Sản xuất các loại vỏ tủ bằng thép sơn tĩnh điện và vỏ tủ trung gian ngoài trời MK (Marshaling Kiosk) bằng vật liệu composite
Các địa bàn hiện tại công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh:
Các điện lực tỉnh thành: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Việt Trì.
Các địa bàn công ty dự kiến sẽ mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong giai đoạn 2013-2107:
Các điện lực tình thành: Bắc Giang, Bắc Cạn, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, thành phố HCM,...
Đánh giá phương án chiến lược
- Lợi ích: Duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ công ty đã có thế mạnh và kinh nghiệm, từng bước mở rộng kinh doanh sang các sản phẩm, dịch vụ mới và các tỉnh thành khác trên cả nước.
- Rủi ro:Mức độ rủi ro thấp do việc mở rộng kinh doanh các sản phẩm và địa bàn hoạt động trên cơ sở công ty đã có nhiều kinh nghiệm về sản xuất sản phẩm, các đơn vị trong ngành điện có quy mô và cách thức tương tự nhau, việc mở rộng kinh doanh tiến hành từng bước, thận trọng.
- Chi phí: Chi phí triển khai thấp vì chủ yếu dựa vào trình độ, công nghệ hiện tại. Các lĩnh vực mới dự định sẽ tham gia chủ yếu sử dụng nhân lực có trình độ, ít phải đầu tư dây truyền công nghệ, ví dụ như vận hành thuê trạm biến áp, thí nghiệm h ệu chỉnh nhà máy điện và trạm biến áp.i
- Tính khả thi:Phương án có tính khả thi cao do việc hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường ngành, công ty đã có nhiều kinh nghiệm
- Thời gian: Thời gian triển khai dự án ngắn do công ty đã có nhiều kinh nghiệm.
3.2.3.2 Phương án 2 - Liên doanh liên kết
Liên kết với các doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong các dự án lớn để tăng khả năng cạnh tranh và thực hiện được các dự
án có quy mô lớn hơn .
Tận dụng ế ạ th m nh, h n ch ạ ế nguy cơ để ự th c hi n chiệ ến lược, trước các mối đe dọa từ bên ngoài do phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có thị phần lớn, tiềm lực tài chính mạnh, có chất lượng sản phẩm tốt và giá cả linh hoạt, kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Như vậy, những thách thức là vô cùng to lớn buộc công ty phải vận dụng các thế mạnh sẵn có như: đội ngũ cán bộ, kỹ sư có trình độ cao, có khả năng đáp ứng được các đòi hỏi kỹ thuật ngày càng cao; Các sản phẩm của công ty có chất lượng, độ tin cậy cao và hoạt động ổn định; Đội ngũ lãnh đạo công ty có nhiều kinh nghiệm về ngành Điện, đã từng trải qua các vị trí công tác chủ chốt trong ngành, có quan hệ rộng và có khả năng biến các lợi thế trên thành các cơ hội kinh doanh để có thể hạn chế các mối đe dọa trên. Cụ thể, các chính sách cần phải thực hiện sẽ là:
-Phát huy khả năng huy động vốn đầu tư, xây dựng hệ thống công nghệ, máy móc hiện đại.
- Chủ động liên kết với các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh và có khả năng tham gia vào các dự án có quy mô vốn lớn, qua đó giúp công ty cải thiện được khả năng cạnh tranh, nâng cao được quy tín.
- Không ngừng mở các lớp tập huấn, nâng cao trình độ cho đội ngũ kỹ sư, cán bộ nghiệp vụ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.
Hằng năm EVN cần nguồn vốn cho đầu tư phát triển toàn ngành khoảng 6,9 tỉ USD trong đó cơ cấu 74% cho phát triển nguồn điện, 26% cho phát triển lưới điện truyền tải và phân phối. Với cơ cấu phân bổ như trên, hằng năm lĩnh vực truyền tải và phân phối điện được đầu tư khoảng 40.000 tỉ đồng, trong đó 70% được đầu tư cho lưới truyền tải (bao gồm đường dây và trạm biến áp), đây là các dự án có quy mô lớn nên các doanh nghiệp trong nước rất khó tham gia, phần còn lại chủ yếu tập trung cho đầu tư phát triển lưới phân phối, các dự án điện nông thôn. (Nguồn http://www.ievn.com.vn/index.php/thong-tin-tu-lieu).
Phần còn lại tương đương 30% vốn đầu tư (khoảng 12.000 tỉ đồng) phụ thuộc rất nhiều vào việchuy động vốn của EVN, hằng năm chỉ huy động được khoảng 15%
nhu cầu vốn. Trong số các dự án này có đến 60% là các dự án có quy mô trên 10 tỉ đồng nên bản thân doanh nghiệp rất khó tham gia dự án, do đó rất cần phải liên doanh liên kết để nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước mở rộng quy mô.
Đánh giá phương án chiến lược
- Lợi ích:Tham gia được các dự án có quy mô lớn, tận dụng được khả năng sản xuất và kinh nghiệm hoạt động trong ngành, từng bước mở rộng kinh doanh và chủ động tham gia các dự án có quy mô lớn, tuy nhiên công ty phải chia sẻ lợi nhuận với đối tác.
- Rủi ro:Mức độ rủi ro thấp do việc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp lớn đã có nhiều kinh nghiệm thực hiện các dự án lớn trong ngành Điện, các doanh nghiệp này thường có quy mô vốn lớn có khả năng chịu được rủi ro về tài chính.
-Chi phí: Chi phí triển khai thấp vìkhi liên doanh, liên kết để thực hiện các dự án lớn công ty chỉ góp một phần vốn, các dự án này tuy có quy mô lớn hơn
nhưng yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ và trình độ tay nghề không đỏi hỏi cao hơn so với các dự án có quy mô nhỏ hơn.
- Tính khả thi:Phương án có tính khả thi cao do kết hợp được các nguồn lực giữa hai doanh nghiệp
- Thời gian: Thời gian triển khai dự án ngắn do kết hợp được năng lực sản xuất, thi công của cả hai doanh nghiệp
3.2.3.3 Phương án 3 Phát triển tập trung -
Chú trọng vào các lĩnh vực kinh doanh công ty đang giữ thế mạnh và có nhiều kinh nghiệm, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty.
Kh c phắ ục điểm yếu bên trong, t n dậ ụng cơ hội bên ngoài để ự th c hiện chiến lượ công ty có thể tận dụng cơ hội về sự tăng trưởng cao và bền vững của phụ tải, c, đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành nói chung và của công ty nói riêng, ngoài ra công ty cũng tận dụng các cơ hội khác như sự quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện cho phát triển của hính phủ dành cho ngành, sự phát triển, mở rộng C kinh doanh của các doanh nghiệp dẫn đến nhu cầu về điện ngày càng tăng qua đó công ty có thể tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm để duy trì sự tăng trưởng và tận dụng được các cơ hội kinh doanh giúp cho công typhát triển và ngày càng có thương hiệu mạnh hơn. Cụ thể, công ty cần phải thực hiện các giải pháp:
- Khẩn trương áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh.
- Duy trì và giữ vững được chất lượng sản phẩm, không ngừng cải thiện kiểu dáng thiết kế sản phẩm, áp dụng triệt để quy phạm ngành và tiêu chuẩn quốc tế IEC.
- Tăng tiềm lực tài chính bằng cách tái đầu tư, tận dụng mọi nguồn lực trong và ngoài công ty để phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh.
- Hoàn thiện quy trình sản xuất, thay thế một số công đoạn thủ công hiện nay thành bán tự động, có sự tham gia của dây chuyền, công nghệ.
Đánh giá phương án chiến lược
- Lợi ích: Duy trì được khả năng cạnh tranh của sản phẩm, chất lượng sản phẩm dịch vụ không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên doanh thu và lợi nhuận của công ty khó tăng trưởng cao vì phạm vi bị bó hẹp.
- Rủi ro: Mức độ rủi ro thấp do không mất thờ gian, tiền bạc cho việc đầu tư, nghiên cứu các sản phẩm mới.
-Chi phí: Chi phí triển khai thấp do không phải đầu tư mới.
- Tính khả thi:Phương án có tính khả thi không cao vì doanh nghiệp không có cơ hội mở rộng, phát triển.
- Thời gian: Thời gian triển khai ngắn hơn do chủ yếu kinh doanh các sản phẩm có thế mạnh, có kinh nghiệm sản xuất.