Nhận diện các cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu Xây dựng hiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sản xuất và thương mại việt thành (Trang 71 - 76)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC : KINH

2.2.3 Nhận diện các cơ hội và thách thức

Từ những phân tích môi trường vĩ mô và môi trường kinh doanh ở trên, các cơ hội và thách thức mà công ty cổ phần SX và TM Việt Thành phải đối mặt cụ thể như sau:

2.2.3.1 Các cơ hội

Mặc dù tình hình kinh tế, xã hội hiện nay nhìn chung còn rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng công ty cổ phần SX và TM Việt Thành vẫn đứng trước những cơ hội để mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, thâm nhập sâu vào thị

trường ngành để không ngừng tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp, công ty đang đứng trước các cơ hội như:

a. Chính trị, xã hội ổn định

Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị, xã hội ổn định, các chính sách của Đảng và Nhà nước tương đối nhất quán, đây là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp cho nền kinh tế phát triển đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư vào Việt Nam, điều này giúp cho các doanh nghiệp trong nước có thêm các cơ hội hợp tác, cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho các đối tác.

b. Mức tăng trưởng phụ tải hằng năm cao và ổn định

Nhu cầu sử dụng điện năng cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh không ngừng tăng cao với mức tăng trung bình khoảng 15% mỗi năm, đâylà cơ hội lớn cho công ty khi Chính phủ sẽ ưu tiên nguồn lực cho phát triển ngành Điện để đảm bảo cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế, xã hộivà phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân ngày càng tăng cao.

c. Được Chính phủ quan tâm và ưu tiên nguồn lực cho phát triển

Ngành Điện được Chính phủ xác định là một trong những ngành kinh tế trọng điểm, là ngành phải đi trước một bước từ 10 15 năm để làm cơ sở hạ tầng cho - các ngành kinh tế khác và là một trong những yếu tố để thu hút đầu tư nước ngoài, do vậy trong những năm qua cũng như trong thời gian tới ngành Điện đã và sẽ tiếp tục được ưu tiên nguồn lực cho việc phát triển nguồn, lưới điện truyền tải cũng như phân phối đồng thời đầu tư cho việc nâng cấp, sửa chữa những lưới điện đã cũ nát, không còn đảm bảo.

d. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh

Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường nên thời gian tới sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp mới và nhiều doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đi kèm theo đó là nhu cầu về cung cấp điện để đáp ứng cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Khi xây dựng mới hoặc mở rộng sản xuất thường đi kèm theo một dự án cấp điện chiếm từ 7 10% tổng dự toán, đây thực sự -

là cơ hội cho các doanh nghiệp như công ty cổ phần SX và TM Việt Thành nắm bắt để mở rộng kinh doanh.

e. Nguồn nhân lực được đào tạo chính quy, có trình độ cao ngày càng nhiều giúp cho công ty có nhiều cơ hội chọn được lao động có chất lượng cao.

Hiện nay nguồn nhân lực được đào tạo chính quy từ các trường đại học có trình độ tốt đang ngày càng nhiều, đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển khoa học, kỹ thuật. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thêm nhiều lựa chọn nguồn nhân lực có chất lượng.

2.2.3.2 Các thách thức

a. Áp lực cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành ngày càng l ớn

Ngày càng có nhiều đối thủ tham gia vào thị trường và mức độ ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp nhỏ như công ty cổ phần SX và TM Việt Thành phải cạnh tranh với những đối thủ rất mạnh, có khả năng thực hiện được các dự án có quy mô lớn. Khi mức độ cạnh tranh càng gay gắt thì làm cho các doanh nghiệp phải chia sẻ thị phần, các doanh nghiệp lao vào cuộc đua giảm giá để có việc làm dẫn đến làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

b. Công nghệ ngày càng phát triển, doanh nghiệp có nguy cơ tụt hậu

Khoa học, kỹ thuật ngày nay phát triển với tốc độ chóng mặt đặc biệt là lĩnh vực kỹ thuật số, điều khiển tự động và bảo vệ rơ e,… điều này làm cho doanh l nghiệp phải không ngừng đầu tư cho đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ và nhân viên mới có thể làm chủ được công nghệ, khai thác tối đa các tính năng của thiết bị và biến nó thành thế mạnh của doanh nghiệp khi phải tham gia cạnh tranh trên thị trường.

c. Ảnh hưởng của độc quyền Nhà Nước

Độc quyền Nhà nước trong lĩnh vực Điện lực đã tạo ra những khó khăn, thách thức nhất định cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trong ngành như đội ngũ cán bộ làm việc còn cửa quyền, nhũng nhiễu và tạo cơ chế xin cho, khó khăn trong việc tiếp cận với chủ đầu tư, khó khăn trong giải quyết các vướng mắc

trong quá trình thực hiện hợp đồng, quá trình thanh quyết toán công trình gặp nhiều khó khăn thậm chí bị các chủ đầu tư chiếm dụng vốn trong một thời gian dài dẫn đến có một số doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản do không quyết toán được công trình.

d. Doanh nghiệp khó đáp ứng được yêu cầu về năng lực tài chính

Hiện đa số các dự án trong ngành điện (chiếm trên 60%) có quy mô vốn trên 10 tỉ đồng, điều này làm cho nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ khó đáp ứng được yêu cầu về năng lực tài chính cũng như kinh nghiệm. Để thực hiện được các dự án có quy mô lớn này đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường huy đông vốn, mở rộng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác.

e. Lãi suất cho vay tăng cao ự gia tăng li, s ên t giá c thiục ết bị và nguyên vật liệu đầu vào làm ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Hiện nay do chính sách thắt chặt tín dụng nên việc tiếp cận nguồn vốn tại các Ngân hàng TM gặp rất nhiều khó khăn, điều này đã làm cho việc sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ. Khi lãi suất tăng cao sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, lợi nhuận sụt giảm, sản phẩm sản xuất ra kém cạnh tranh do giá thành tăng, đây là một trong những thách thức lớn làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác giá cả của các nguyên vật liệu, thiết bị đầu vào của quá trình sản xuất cũng không ngừng có xu hướng tăng làm cho giá thành sản xuất của công ty bị tăng lên dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh.

2.2.3.3 Ma trận yếu tố bên ngoài

Tác giả sử dụng phiếu khảo sát, phát cho 10 người là Ban Giám đốc công ty, thành viên HĐQT, trưởng các phòng ban công ty và quản đốc các phân xưởng,… về đánh giá mức độ quan trọng các yếu tố bên ngoài và sự phản ứng của các chiến lược hiện tại đến công ty cổ phần SX và TM Việt Thành. (Nội dung chi tiết trong Phụ lục 4 của Luận văn). Từ kết quả khảo sát và sau khi tính toán tác giả đưa ra bảng tổng hợp như sau.

Bảng 2.12 Ma trận EFE (External Factor Evaluation Matrix)

STT Tiêu chí đánh giá Trọng

s ố Giá tr ị Giá trị có trọng số

I Cơ hội

1 Chính tr ã hị, x ội ổn định 0,085 2,7 0,23

2 Mức tăng trưởng phụ tải hằng năm cao

và ổn định 0,116 3,5 0,41

3 Được Chính phủ quan tâm và ưu tiên

nguồn lực cho phát triển ngành 0,081 2,6 0,21 4 Ngày càng có nhiều doanh nghiệp mở

rộng sản xuất kinh doanh 0,125 3,0 0,38

5

Nguồn nhân lực được đào tạo chính quy có trình độ cao ngày càng nhiều giúp doanh nghiệp chọn lựa được lao động có chất lượng.

0,084

2,5 0,21

II Thách th ức

1 Áp lực cạnh tranh giữa các đối thủ trong

ngành ngày càng l ớn 0,121 3,0 0,36

2 Công nghệ ngày càng phát triển, doanh

nghiệp có nguy cơ tụt hậu 0,076 2,5 0,19

3 Ảnh hưởng của độc quyền Nhà Nước

0,125 3,5 0,44

4 Doanh nghiệp khó đáp ứng được yêu cầu

về năng lực tài chính 0,082 3,3 0,27

5

Lãi suất cho vay tăng cao, sự gia tăng liên t giá c thiục ả ết bị và nguyên vật liệu đầu vào

0,106

3,0 0,32

Tổng 1 3,01

Tổng số điểm quan trọng của các yếu tố này là 3,01 > 2,5 cho thấy các phản ứng của công ty cổ phẩn SX và TM Việt Thành ở mức trên trung bình trong việc theo đuổi các chiến lược nhằm tận dụng các cơ hội và giảm thiểu các đe doạ từ môi trường bên ngoài.

Một phần của tài liệu Xây dựng hiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sản xuất và thương mại việt thành (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)