Tổng quan về ngân sách nhà nước cấp xã

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện ông tá quản lý ngân sáh nhà nướ ấp xã trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 24 - 27)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ

1.2 Tổng quan về ngân sách nhà nước cấp xã

1.2.1 Ngân sách cấp xã và đặc điểm của ngân sách cấp xã 1.2.1.1 Khái niệm về ngân sách cấp xã

Ngân sách cấp xã là một bộ phận của ngân sách nhà nước, là cấp ngân sách của chính quyền cơ sở do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng, quản lý và sử dụng; do Hội đồng nhân dân xã quyết định và giám sát quá trình tổ chức thực hiện.

Ngân sách cấp xã được xây dựng trên cơ sở các nguồn thu của xã được phân cấp (kể cả nguồn trợ cấp của ngân sách cấp trên) và chỉ thực hiện các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã theo quy định.

Về bản chất, ngân sách cấp xã là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác, phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền nhà nước cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lý.

Về hình thức, quá trình vận động của quỹ ngân sách cấp xã cũng được nhìn nhận trên hai giác độ: quá trình huy động nguồn thu và quá trình phân phối, sử dụng ngân sách cấp xã (thường gọi là chi). Sự nhìn nhận về hình thức của ngân sách cấp xã còn được thể hiện thông qua chu trình với các khâu: Lập, chấp hành, quyết toán ngân sách cấp xã mà chính quyền cơ sở ở mọi nơi đều phải tuân thủ.

Ngân sách cấp xã là công cụ, phương tiện để huy động thu ngân sách theo luật định và quản lý cấp phát ngân sách theo các cấp, các ngành nhằm duy trì hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước và trợ giúp các đoàn thể trong việc lãnh đạo và điều hành, quản lý kinh tế xã hội ở xã. Thông qua ngân sách cấp xã, chính quyền cấp xã kiểm - soát các hoạt động kinh tế xã hội của các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư, - tạo môi trường hấp dẫn hợp tác đầu tư với nước ngoài, tạo thị trường cho phát triển kinh tế hàng hóa trên địa bàn.

Thông qua các khoản chi cho văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng do ngân sách – cấp xã đảm nhận đã góp phần duy trì, củng cố và phát triển các mặt hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, tạo điều kiện giữ vững trật tự, an ninh, quốc phòng, xóa bỏ các tệ nạn xã hội, củng cố và xây dựng địa bàn xã phát triển ổn định, an toàn, tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế - xã hội tích cực phát triển.

1.2.1.2. Đặc điểm của ngân sách cấp xã

Ngân sách cấp xã là một cấp ngân sách nằm trong hệ thống ngân sách nhà nước nên ngoài những đặc điểm chung của ngân sách nhà nước, ngân sách cấp xã còn mang một số đặc điểm riêng của một cấp ngân sách cơ sở. Cụ thể là:

- Ngân sách cấp xã gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước ở cấp cơ sở nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước cấp cơ sở theo Luật định. Cơ sở hoạt động của quỹ tiền tệ tập trung này được thể hiện trên hai phương diện:

+ Huy động nguồn thu vào quỹ hay còn gọi là nguồn thu ngân sách cấp xã.

+ Phân phối sử dụng quỹ tiền tệ hay còn gọi là các nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã.

- Các hoạt động thu chi của ngân sách cấp xã luôn gắn với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã theo quy định của pháp luật; luôn chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước ở cấp xã.

- Hoạt động thu chi ngân sách cấp xã phản ánh các mối quan hệ lợi ích giữa một bên là lợi ích cộng đồng do chính quyền xã đại diện với một bên là lợi ích của các chủ thể kinh tế xã hội khác. Hình thức biểu hiện của các mối quan hệ này rất đa dạng; đó có thể là quan hệ kinh tế giữa ngân sách cấp xã với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ; giữa ngân sách cấp xã với các cấp ngân sách trung gian; giữa ngân sách cấp xã với các tổ chức xã hội; giữa ngân sách cấp xã với cá nhân và các hộ gia đình...

- Ngân sách cấp xã vừa là một cấp trong hệ thống ngân sách Nhà nước nhưng đồng thời lại là một đơn vị dự toán; đây là đặc điểm riêng có của ngân sách cấp xã so với các cấp ngân sách khác trong hệ thống ngân sách nhà nước. Ngân sách cấp xã vừa thực hiện nhiệm vụ thu chi của một cấp ngân sách vừa là đơn vị nhận bổ sung từ ngân sách cấp trên, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí đó. Với đặc thù là đơn vị hành chính cấp cơ sở, nơi trực tiếp thực hiện các Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật của các cơ quan Nhà nước cấp trên, có mối liên hệ trực tiếp với dân, do dân, vì dân, giải quyết các mối liên hệ giữa Nhà nước và nhân dân.

1.2.2. Vai trò của ngân sách cấp xã trong phát triển kinh tế xã hội nông - thôn Việt Nam

Ngân sách cấp xã có vai trò rất quan trọng đối với chính quyền cấp xã, nó là công cụ của cấp uỷ, chính quyền cơ sở để thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và thúc đẩy xây dựng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng ngân sách cấp xã vững chắc là cơ sở, là điều kiện để phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Vai trò chủ - yếu của ngân sách cấp xã trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam được - thể hiện ở một số điểm sau:

Một là, ngân sách cấp xã đã tạo điều kiện vật chất phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế; khi ngân sách hoạt động hiệu quả sẽ tác động to lớn đến địa phương, phát huy những thế mạnh đẩy mạnh giao lưu hàng hoá, thúc đẩy xoá bỏ phương thức

cổ truyền, tự cung tự cấp dẫn đến hình thành nền kinh tế hàng hoá phong phú, đa dạng và phát triển, kích thích áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới ở nông thôn, từ đó tạo tiền đề để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông - công nghiệp hiện đại.

Hai là, ngân sách cấp xã là cơ sở thúc đẩy xây dựng bộ mặt nông thôn: Xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn đòi hỏi vốn đầu tư lớn, vốn này có đặc điểm là thời hạn thu hồi chậm, thậm chí đầu tư không thu hồi được vốn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cho xã hội rất cao. Vì vậy, mà kinh tế tư nhân không tham gia hoặc tham gia không đáng kể mà chủ yếu do ngân sách nhà nước bỏ ra để đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn.

Các xã, phường, thị trấn là cấp chính quyền cơ sở, là nơi tiếp nhận sự chỉ đạo, đầu tư từ đơn vị hành chính cấp trên nhưng đơn vị hành chính cấp xã lại có tính độc lập, khép kín, tự quản rất cao về nhiều mặt nên có nhiều việc như xây dựng đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng, nhà trẻ, mẫu giáo, công trình phúc lợi công cộng... chủ yếu do xã đảm nhận với sự đóng góp của nhân dân trong xã. Chính vì vậy mà phương thức đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn phải đa dạng và vận dụng triệt để huy động nguồn ngân sách nhà nước và nguồn đóng góp nhân dân cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc vận dụng khéo léo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” là phương thức giải quyết tốt vấn đề trên.

Thực tế tại tỉnh Nam Định, thông qua việc khai thác hợp lý sức dân kết hợp với các nguồn lực nhà nước nên đến nay 100% các xã, phường, thị trấn đã đầu tư được trạm y tế; hệ thống điện lưới quốc gia của tỉnh đã đảm bảo phục vụ cho 100% hộ dân trong tỉnh có điện thắp sáng; đa số các xã đã có công trình nước sạch; hệ thống giao thông nông thôn khá hoàn chỉnh xây dựng mới và cải tạo nối liền với đường huyện, đường tỉnh; đường liên thôn, liên xã thuận lợi cho nhu cầu đi lại, giao lưu hàng hoá của nhân dân; nhiều chợ, bến bãi, cầu đường được sửa chữa, xây dựng mới; diện mạo nông thôn ngày một được đổi mới.

Ba là,ngân sách cấp xã đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển các sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hoá, phát thanh truyền hình, nông lâm thủy lợi. Sự hỗ trợ hợp lý của ngân sách cấp xã được xem là một trong những nhân tố quan trọng để xây dựng trường lớp, giải quyết nạn mù chữ; hướng nghiệp cho thanh niên, cung cấp thông tin khuyến nông và thị trường cho nông thôn; phối hợp với kênh thông tin từ hệ thống phát thanh truyền hình để tạo ra sự liên hệ, giao tiếp mới, góp phần tăng khả năng sản xuất, mua bán các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và nâng cao đời sống văn hoá của nông thôn. Với phong trào văn hoá, văn nghệ: ngân sách cấp xã là nguồn kinh phí cơ bản tài trợ cho các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao ở xã; những hoạt động này - không những chỉ là hoạt động nâng cao sức khoẻ, vui chơi, giải trí, mà còn là cơ hội để tập hợp, đoàn kết nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

Bốn là,phát huy vai trò của ngân sách cấp xã với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội có sự tác động qua lại lẫn nhau. Phát triển các kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đi - liền với thúc đẩy kinh tế và phát triển văn hoá thể thao, sẽ thúc đẩy hình thành các - trung tâm thị trấn, thị tứ mới góp phần vào quá trình thành thị hoá nông thôn, hạn chế dần sự phát triển cách biệt giữa nông thôn và thành thị; cũng từ đó phát sinh tăng nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. Thông qua hoạt động thu và các nguồn thu được tạo lập tập trung vào ngân sách cấp xã, đồng thời chính quyền cơ sở thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác theo pháp luật của Nhà nước. Việc kiểm soát thông qua ngân sách cấp xã được thể hiện qua việc phân loại các ngành nghề kinh doanh, các chủng loại hàng hóa, qua đó huy động các nguồn đóng góp vào ngân sách, tận thu và nuôi dưỡng nguồn thu, chống các hoạt động kinh tế phi pháp, trốn lậu thuế. Với các hình thức thu phù hợp, chế độ miễn giảm công bằng, ngân sách cấp xã một mặt tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh ở cơ sở, bởi đây là đối tượng tác động chủ yếu đến thu ngân sách cấp xã. Việc phân chia giữa các khoản thu nhập là vấn đề quyết định xu hướng ngành nghề kinh doanh, qua đó kích thích các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, theo định hướng của Nhà nước và chính quyền cơ sở. Mặt khác thu ngân sách cấp xã còn góp phần thực hiện các chính sách xã hội: Bảo đảm công bằng giữa các đối tượng có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách cấp xã, miễn giảm cho các đối tượng chính sách ưu tiên. Ngoài ra, việc thực hiện đúng các phương thức và các mức thu, phạt, thưởng đối với các tổ chức và cá nhân được coi là một biện pháp kinh tế buộc họ phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định của Nhà nước và chính quyền cơ sở, thực hiện nghĩa vụ của mình trước cộng đồng.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện ông tá quản lý ngân sáh nhà nướ ấp xã trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)