Mục tiêu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện ông tá quản lý ngân sáh nhà nướ ấp xã trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 88 - 91)

Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

3.1. Mục tiêu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn tỉnh Nam Định

3.1.1. Quan điểm cơ bản hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã

Ngân sách cấp xã có vị trí đặc biệt quan trọng đối với nền tài chính quốc gia, là phương tiện vật chất đảm bảo cho chính quyền nhà nước cấp xã thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chức năng nhiệm vụ quản lý mọi mặt ở cơ sở. Để công tác quản lý ngân sách cấp xã vận hành hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở nước ta cần thiết - phải hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã theo những quan điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã phải dựa trên đường lối của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới thể hiện trong Nghị quyết Trung ương lần thứ 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Quyết định số 800/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê - duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020:

Tích cực huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, coi trọng phát huy nội lực văn hoá, giáo dục và lợi thế về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế biển để tạo bước phát triển mới, nhanh, mạnh và vững chắc về kinh tế xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh - công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; phát triển toàn diện ngành nông nghiệp sản xuất hàng hoá; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, kỹ thuật, quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững.

Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ NSNN và các thành phần kinh tế để đẩy mạnh đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng then chốt theo hướng hiện đại, chú trọng khu vực nông thôn và địa bàn khó khăn. Xác định đúng cơ cấu đầu tư. Phân bổ hợp lý các nguồn vốn đầu tư theo định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội và địa bàn. Ưu tiên sử dụng các nguồn vốn NSTW, - ngân sách tỉnh và nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) để đầu tư các công trình quan trọng, đầu mối trong các lĩnh vực: giao thông, thủy lợi, cấp điện, cấp thoát nước, đô thị, y tế, giáo dục. Tập trung đầu tư, phát triển, đưa công nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu thu ngân sách; gắn kết với phát triển nông nghiệp và phục vụ có hiệu quả công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục thúc đẩy các ngành, lĩnh vực dịch vụ

phát triển, phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống theo hướng hiện đại, văn minh.

Tăng đầu tư từ NSNN kết hợp với đa dạng hoá các nguồn vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn; thúc đẩy cơ giới hoá, hiện đại hoá nông thôn. Ưu tiên nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống thuỷ lợi đồng bộ, đi đôi với đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý để khai thác có hiệu quả các công trình đã đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu về nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, cho công nghiệp, dịch vụ và nước cho sinh hoạt ở nông thôn.

Thứ hai, Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã phải đáp ứng được các yêu cầu của lộ trình cải cách tài chính công của Chính phủ giai đoạn 2010 2020. Nội - dung chủ yếu của lộ trình này là:

Đổi mới cơ chế phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phân chia các khoản thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của NSTW; đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách.

Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã phải phù hợp với thể chế tài chính hiện hành, phù hợp với chủ trương cải cách hệ thống tài chính, như: Hoàn thiện các cơ chế về quản lý và huy động các nguồn vốn để thực hiện chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế, trong đó phải hoàn thành lộ trình bổ sung các Luật thuế theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế cụ thể là: thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, thu nộp, hoàn thuế, thoái trả tiền thuế, cũng như việc cải cách công tác quản lý thuế nhằm tạo sự chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện, tích cực cho cả người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, đảm bảo tính minh bạch, chính xác rõ ràng, dễ hiểu, kịp thời.

- Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã gắn với công tác tổ chức cán bộ, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách cấp xã để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính ngân sách cấp xã thông qua thực hiện hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) và thực hiện các phần mềm kế toán ngân sách cấp xã.

Thứ ba, Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách phải dựa trên những nguyên tắc quản lý tài chính cơ bản theo quy định của Luật NSNN; đó là các nguyên tắc công khai, dân chủ, tiết kiệm, hiệu quả gắn với phân công, phân nhiệm, phân cấp trong quản lý nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền cơ sở. Nội dung cơ bản của các nguyên tắc này là:

- Tất cả các khoản thu, chi của ngân sách cấp xã phải được hạch toán kế toán, quyết toán đầy đủ kịp thời, đúng chế độ vào ngân sách theo đúng Luật quy định. Đồng

thời khai thác triệt để mọi nguồn thu, bồi dưỡng phát triển các nguồn thu để phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo thêm nhiều - nguồn thu mới cho ngân sách cấp xã.

- Nguyên tắc tiết kiệm và có hiệu quả: Quản lý thu không những là việc khai thác triệt để nguồn thu, tổ chức huy động mọi nguồn lực theo quy định của pháp luật vào ngân sách cấp xã; nuôi dưỡng phát triển nguồn thu mà phải sử dụng nguồn thu có hiệu quả để giảm bớt mức hao phí trong sử dụng tiền, tài sản, tài nguyên và các nguồn lực khác.

- Ổn định ngân sách cấp xã và chính quyền cấp xã phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhà nước về quản lý nguồn thu ngân sách: Tỷ lệ điều tiết và bổ sung ngân sách được giao ổn định từ 3 đến 5 năm (gọi là thời kỳ ổn định ngân sách). Trong những năm này, chính quyền xã phải chủ động bố trí ngân sách, xây dựng dự toán thu, chi trên cơ sở nhiệm vụ cấp trên giao và tiềm năng thế mạnh của xã, để khai thác hiệu quả các nguồn thu. Xây dựng dự toán thu ngân sách hàng năm phải gắn với kế hoạch tài chính ngân sách trung hạn để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu chi của xã nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế xã hội của xã trong năm; tự chịu trách nhiệm trước pháp - luật và Nhà nước về quản lý ngân sách cấp xã mình.

- Thực hiện công khai tài chính xã: Phải công khai dự toán, quyết toán trên địa bàn, tỷ lệ điều tiết, số bổ sung ngân sách cấp trên, công khai chi tiết và kết quả hoạt động của các hoạt động tài chính khác hàng năm của xã. Với các hình thức công khai là niêm yết tại trụ sở UBND xã, thông báo trước kỳ họp HĐND xã và gửi UBND huyện trực tiếp quản lý.

Thứ tư,Việc hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã phải đảm bảo việc huy động tối đa các nguồn lực; khai thác hợp lý, có hiệu quả sức dân để phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội xây dựng nông thôn mới.

Quan điểm này đòi hỏi các nguồn lực của ngân sách cấp xã phải được huy động và sử dụng triệt để, có hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Phải thực hiện tốt phương châm dựa vào nội lực cộng đồng địa phương là chính; khơi dậy tính tích cực, tự giác của cộng đồng nhân dân, các thành phần kinh tế để xây dựng nông thôn mới. Vì xây dựng nông thôn mới là công cuộc vì dân, do dân, do đó xây dựng nông thôn mới phải hướng vào những vấn đề thiết thực, mang lại hưởng thụ trực tiếp cho người dân như cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, công trình phúc lợi, bảo vệ môi trường; đồng thời cộng đồng nhân dân phải được bàn bạc, quyết định, tổ chức thực hiện. Mặt khác, nguồn lực cần có để xây dựng nông thôn mới là rất lớn, ngoài xuất phát từ nội lực để đảm bảo tính bền vững nhưng trong điều kiện tích luỹ của người dân nông thôn còn thấp thì phải có chính sách hỗ trợ đầu tư lớn từ ngân sách cấp trên mới có nguồn lực tạo bước đột phá để xây dựng nông thôn mới.

3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã

Việc hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã phải đảm bảo được một số mục tiêu cụ thể là:

- Thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng thế mạnh về điều kiện tự nhiên sẵn có, lao động, ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển kinh tế xã hội nhằm gia tăng các khoản thu từ thuế, phí và các khoản thu tại xã trên địa bàn theo hướng tăng tỷ trọng thu thường xuyên, đảm bảo thu ngân sách cấp xã phát triển ổn định, bền vững.

- Tập trung huy động mọi nguồn lực từ NSNN, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cộng đồng để phát triển ngân sách cấp xã nhằm đáp ứng tốt các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội. Động viên đóng góp phù hợp bằng sức người, sức của tuỳ thuộc theo điều kiện, khả năng ở từng địa phương theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Dân làm, Nhà nước hỗ trợ” trên tinh thần tự nguyện, tự đóng góp để được hưởng lợi nhằm phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi và hạ tầng phục vụ sản xuất; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai tài chính, sử dụng có hiệu quả nguồn lực ngân sách cấp xã cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

- Thực hiện tốt phân cấp quản lý và công tác phối hợp, cộng đồng trách nhiệm giữa các cấp, các ngành, các cơ quan trong quản lý ngân sách cấp xã, nhất là chính quyền cấp huyện với cấp xã, cơ quan thuế, tài chính, Kho bạc Nhà nước và UBND xã.

Thực hiện đúng quy trình quản lý thu chi ngân sách.

- Xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý tài chính ngân sách ở cấp xã chuẩn hoá, vừa có nghiệp vụ quản lý nhà nước, vừa có nghiệp vụ chuyên môn và trình độ tin học đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá quản lý và kế toán ngân sách theo chương trình cải cách quản lý của Chính phủ và Bộ Tài chính.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện ông tá quản lý ngân sáh nhà nướ ấp xã trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)