Những hạn chế, tồn tại cần khắc phục

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện ông tá quản lý ngân sáh nhà nướ ấp xã trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 81 - 84)

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

2.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã

2.3.2. Những hạn chế, tồn tại cần khắc phục

Mặc dù, những năm qua công tác quản lý ngân sách cấp xã đã có nhiều sự điều chỉnh tích cực và thu được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên trong quản lý điều hành ngân sách cấp xã ở tỉnh Nam Định còn nhiều tồn tại, bất cập. Cụ thể là:

Thứ nhất, Mặc dù thu ngân sách cấp xã đã có nhiều tiến bộ, song chưa đồng đều, quản lý chưa chặt chẽ, còn để thất thu, nợ đọng nhiều, có những khoản thu chưa đúng quy định. Dù tốc độ tăng thu bình quân 5 năm là 17%/năm, nếu so sánh với tổng thu ngân sách cấp xã giai đoạn (2008 2012) thì giai đoạn (2013 2017) tăng khoảng 2,35 - - lần, nhưng số thu tăng tuyệt đối đạt thấp, cơ cấu thu thường xuyên đạt thấp chỉ chiếm 11% tổng số thu. Tăng thu ngân sách cấp xã chủ yếu tăng thu tiền cấp quyền sử dụng đất và thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên. Số thu ngân sách cấp xã giữa các huyện, giữa các xã trong cùng một huyện còn chênh lệch khá lớn. Sự chênh lệch đó một phần do điều kiện tự nhiên, mặt bằng kinh tế xã hội tác động, nhưng điều đáng nói ở đây là chính quyền cấp xã chưa quan tâm khai thác triệt để các nguồn thu, còn bỏ sót nguồn thu, còn để thất thu nhất là các lĩnh vực làng nghề truyền thống, vận tải thuỷ bộ, xây dựng, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Một số xã vẫn còn tư tưởng ỷ lại trông chờ vào trợ cấp của cấp trên, chưa tích cực chỉ đạo quản lý thu ngân sách. Đây là những khó khăn không nhỏ trong quá trình quản lý điều hành thu, chi ngân sách cấp xã mà chưa được khắc phục.

Một số xã quản lý khai thác nguồn thu chưa tốt ảnh hưởng nhiều đến cân đối thu, chi ngân sách cấp xã, cụ thể như: quỹ đất công ích, hoa lợi công sản có nơi quản lý khai thác chưa tốt, kế hoạch sử dụng quỹ đất công còn để manh mún, phân tán nên hiệu quả sử dụng quỹ đất công không cao. Một số xã chưa làm tốt công tác đấu thầu khoán thầu quỹ đất công theo quy định: thu khoán chưa sát với tình hình thực tế, đấu

thầu kéo dài nhiều năm, chưa công khai, gây thắc mắc trong nhân dân dẫn đến kết quả thu ngân sách ở lĩnh vực này thấp hoặc số thu không ổn định giữa các năm gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã.

Đặc biệt, về thu tiền cấp quyền sử dụng đất những năm qua ở một số xã của một số huyện, thành phố thực hiện chưa đúng quy trình, trình tự thủ tục về thu tiền cấp quyền sử dụng đất: có những xã, thậm chí có những thôn, xóm tự cấp đất thu tiền trái thẩm quyền; giao quỹ đất công ích cho nhân dân làm nhà ở thu tiền trái với quy định của Nhà nước; tổ chức giao đất thu tiền không đấu giá theo quy định. Những việc làm trên của những xã, thôn xóm không báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực hiện, không công khai minh bạch trong nội bộ cán bộ và nhân dân. Từ đó nhân dân thắc mắc khiếu kiện, khi tiến hành thanh kiểm tra phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng, nhiều cán bộ bị xử lý kỷ luật. Điều này đã gây mất ổn định an ninh nông thôn làm giảm lòng tin của nhân dân đối với chính quyền cơ sở.

Tại các xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2020 nhiều khoản thu đóng góp của dân để xây dựng cơ sở hạ tầng như đường liên thôn, nhà văn hóa thôn, xóm, trường học; chưa được phản ánh hết trong thu ngân sách cấp xã mà giao cho các thôn, đội, hội cha mẹ học sinh tự theo dõi thu chi. Như vậy thu ngân sách cấp xã chưa phản ánh hết tất cả các khoản thu trên địa bàn.

Thứ hai,Chi ngân sách cấp xã vẫn còn những tồn tại chưa được xử lý:

Chi ngân sách cấp xã những năm qua nhìn chung đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhưng vẫn chưa thực sự tiết kiệm để dành nguồn cho chi đầu tư phát triển. Chi thường xuyên ngân sách cấp xã bình quân 5 năm chiếm tỷ trọng 57% trong tổng chi ngân sách; chi sự nghiệp kinh tế còn chiếm tỉ lệ thấp là 11% trong chi thường xuyên, chi quản lý hành chính hàng năm khá cao, bình quân 5 năm là 62% trong chi thường xuyên.

Thứ ba,Còn những tồn tại trong quản lý, điều hành ngân sách cấp xã:

Công tác quản lý điều hành ngân sách cấp xã từ khâu lập dự toán, điều hành và quyết toán ngân sách ở một số xã chưa được quan tâm đúng mức, chưa đảm bảo yêu cầu của Luật Ngân sách như: lập dự toán chưa sát với thực tế, điều hành chưa bám sát dự toán, sát tiến độ thu nộp ngân sách, chi tiêu còn chưa đảm bảo nguyên tắc, tiêu chuẩn định mức quy định. Cá biệt có một số xã của một số huyện, thành phố vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý đất đai: cấp, bán đất trái thẩm quyền; sử dụng tiền thu sử dụng đất và kinh phí hỗ trợ có mục tiêu sai chế độ và quy định hiện hành.

Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đã có tiến bộ, tuy nhiên nhiều công trình đầu tư xây dựng cơ bản của xã thủ tục hồ sơ chưa đầy đủ, thanh quyết toán chậm, thiếu công khai, khi chưa có nguồn vốn nhưng vẫn đầu tư xây dựng dẫn đến công nợ

nhiều, thiếu khả năng thanh toán, gây mất cân đối ngân sách cấp xã. Đến nay nợ xây dựng cơ bản của các xã trong toàn tỉnh còn nợ lớn với tổng số là 613 tỷ đồng , một số địa phương còn lúng túng, chưa có giải pháp xử lý công nợ. Công nợ xây dựng cơ bản chủ yếu là ở các xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2020.

Việc chấp hành chế độ báo cáo kế toán ở nhiều xã còn chậm về thời gian, kém về chất lượng, độ tin cậy của số liệu chưa cao. Một số xã sổ sách kế toán chi tiết chưa đầy đủ, ghi chép cập nhật chưa kịp thời, hệ thống chứng từ gốc còn nhiều sai sót. Việc quản lý, sử dụng hoá đơn, biên lai thu tiền theo quy định của Bộ Tài chính thực hiện chưa triệt để, nhiều nơi chưa viết biên lai tới từng đối tượng thu nên dễ nảy sinh tiêu cực.

Thứ tư, Việc thực hiện công khai tài chính ngân sách cấp xã ở nhiều xã còn chưa đảm bảo nội dung, phạm vi, thời gian công khai theo quy định, còn mang tính hình thức, gây nghi ngờ trong nội bộ cán bộ và nhân dân.

Thứ năm,Về kế toán, quyết toán thu ngân sách cấp xã :

- Các khoản thu dành cho đầu tư XDCB chưa được mở Tài khoản tại kho bạc để theo dõi việc quản lý, sử dụng, đó là: Thu từ tiền cấp quyền sử dụng đất, tiền đền bù do nhà nước thu hồi đất; tiền hỗ trợ có mục tiêu cho đầu tư XDCB của ngân sách cấp trên;

tiền ủng hộ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân. Các khoản thu này cũng chưa được hạch toán kế toán trên sổ sách kế toán của đơn vị.

- Các khoản kinh phí cuối năm chưa kịp sử dụng chưa được hướng dẫn để đưa vào mục chi chuyển nguồn, còn để ở mục kết dư ngân sách. Tuy nhiên, theo quy định khoản tiền kết dư ngân sách chỉ được sử dụng khi quyết toán ngân sách năm báo cáo phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt (thường là tháng 7 hàng năm), trong khi nhu cầu chi những tháng đầu năm của xã thường rất lớn, vì vậy, nếu chi được thì xã và kho bạc thực hiện sai luật Ngân sách; nếu không chi được gây ách tắc trong điều hành ngân sách ở địa phương.

- Kinh phí kết dư cuối năm thường không được xác định rõ kết dư từ nguồn nào, sẽ được sử dụng cho từng mục đích là bao nhiêu, dẫn đến không quản lý chặt chẽ các nguồn thu, nhất là thu từ tiền đóng góp của nhân dân, tiền đền bù do nhà nước thu hồi đất. Vì trong thực thế do nhu cầu chi thường xuyên lớn, khả năng nguồn thu có hạn nên các xã thường xâm tiêu vào các nguồn thu dành cho chi đầu tư mà không thể kiểm soát được xâm tiêu chính xác từ nguồn nào, số tiền bao nhiêu.

Thứ sáu,Về tổ chức và đội ngũ cán bộ quản lý tài chính ngân sách cấp xã:

Chính quyền ở một số xã chưa nhận thức đầy đủ về tổ chức bộ máy tài chính ngân sách cấp xã, chức năng nhiệm vụ của Bộ phận tài chính, kế toán xã với nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch xã dẫn đến việc phân công, phân nhiệm trong quản lý điều hành ngân sách chưa được rõ ràng, nên hiệu quả chưa cao.

Đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý tài chính ngân sách cấp xã ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức trong việc lựa chọn, bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công việc chuyên môn. Có những xã vẫn bố trí cán bộ chưa đào tạo qua trường lớp, yếu về chuyên môn. Ngoài ra cán bộ kế toán ngân sách cấp xã chưa được chuyên môn hoá, chưa ổn định vẫn có sự thay đổi sau mỗi kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân xã, nên ảnh hưởng đến chất lượng quản lý tài chính ở cơ sở.

Có những trường hợp cán bộ tài chính xã không có chuyên môn, thiếu rèn luyện về phẩm chất đạo đức dẫn đến sai phạm nghiêm trọng trong quản lý ngân sách cấp xã phải xử lý.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện ông tá quản lý ngân sáh nhà nướ ấp xã trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)