Nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp xã

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện ông tá quản lý ngân sáh nhà nướ ấp xã trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 32 - 36)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ

1.3. Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã

1.3.5. Nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp xã

Lập dự toán ngân sách cấp xã là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý ngân sách cấp xã. Lập dự toán ngân sách cấp xã là một quá trình phân tích đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của ngân sách cấp xã để từ đó xác lập các chỉ tiêu thu - chi dự kiến có thể đạt được trong kỳ kế hoạch; đồng thời xác lập các biện pháp chủ yếu để đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu trong kỳ.

Yêu cầu cơ bản đối với việc lập dự toán ngân sách cấp xã là: Lập dự toán phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; phải tính toán đầy đủ và - chính xác các khoản thu theo đúng chế độ quy định và bố trí hợp lý các nhu cầu chi tiêu đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã , đồng thời góp phần xây dựng nông thôn phát triển.

Bảng số 1.1: Quy trình lập dự toán ngân sách cấp xã

Cấp chính quyền Tác nghiệp trung gian Tác nghiệp kết quả Bộ phận tài chính kế

toán xã phối hợp với đội thuế

Tính toán các khoản thu ngân

sách nhà nước trên địa bàn Bộ phận tài chính kế toán xã tổng hợp, lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách cấp xã

Các ban, tổ chức thuộc Uỷ ban nhân dân xã

Lập dự toán chi của đơn vị, tổ chức mình

Uỷ ban nhân dân xã

Báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân xã về dự toán ngân sách

Gửi dự toán ngân sách cho UBND huyện, phòng TC-KH Phòng TC – KH Làm việc với UBND xã về

dự toán ngân sách

Tổng hợp dự toán ngân sách toàn huyện trình UBND huyện UBND huyện Trình HĐND phương án

phân bổ ngân sách

Giao dự toán ngân sách cho UBND xã

Uỷ ban nhân dân xã Hoàn chỉnh dự toán ngân sách

Trình Hội đồng nhân dân xã về dự toán ngân sách

Uỷ ban nhân dân xã

Báo cáo UBND huyện; Phòng TC KH về dự toán được HĐND - xã thông qua

Điều chỉnh dự toán nếu UBND huyện yêu cầu điều chỉnh do Nghị quyết của HĐND xã không phù hợp hướng dẫn của huyện Thực hiện công khai dự toán ngân sách cấp xã theo quy định

Căn cứ để lập dự toán ngân sách cấp xã là: Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của xã; Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định; Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định; Số kiểm tra về dự toán ngân sách cấp xã do Uỷ ban

nhân dân huyện thông báo; Tình hình thực hiện dự toán ngân sách cấp xã năm hiện hành và các năm trước.

1.3.5.2. Chấp hành dự toán ngân sách cấp xã

Chấp hành dự toán ngân sách cấp xã là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm thực hiện các chỉ tiêu thu, chi trong dự toán ngân sách đã được phê duyệt. Chấp hành dự toán ngân sách cấp xã bao gồm các nội dung sau:

- Để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách cấp xã theo Mục lục ngân sách nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Chủ tịch UBND xã hoặc người được ủy quyền là chủ tài khoản thu, chi ngân sách cấp xã.

- Số thu bổ sung từ ngân sách huyện cho ngân sách cấp xã, Phòng Tài chính huyện căn cứ vào dự toán số bổ sung đã giao cho từng xã, dự toán thu chi hàng quý của các xã và khả năng cân đối của ngân sách huyện, thông báo số bổ sung hàng quý (chia ra tháng) cho xã chủ động điều hành ngân sách. Phòng Tài chính huyện cấp số bổ sung cho xã (Lệnh chi tiền) theo định kỳ hàng tháng.

- Tổ chức thu ngân sách:

Ban Tài chính xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế trên địa bàn tiến hành đôn đốc thu nộp các khoản thu ngân sách, đảm bảo đúng, đủ và kịp thời vào ngân sách cấp xã.

Tất cả các khoản thu đều phải có biên lai theo quy định và đều phải được quản lý qua Kho bạc Nhà nước. Nhà nước khuyến khích các đối tượng thu nộp ngân sách trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước. Trường hợp đối tượng phải nộp ngân sách không có điều kiện nộp trực tiếp vào ngân sách tại Kho bạc Nhà nước thì các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của cơ quan nào cơ quan đó thu và viết giấy nộp tiền mang tới Kho bạc Nhà nước để nộp vào ngân sách. Chứng từ thu phải được luân chuyển theo đúng quy định.

Trường hợp phải hoàn trả thu ngân sách cấp xã, Kho bạc Nhà nước xác nhận rõ số tiền đã thu vào ngân sách cấp xã để Ban Tài chính xã làm căn cứ thoái thu cho đối tượng được hoàn trả theo quy định.

- Quản lý chi ngân sách cấp xã:

Chi ngân sách cấp xã phải dựa trên các nguyên tắc chi theo dự toán được giao.

Chi ngân sách phải đảm bảo chi đúng, chi đủ theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ do Nhà nước quy định. Các khoản chi phải do chủ tài khoản (hoặc người được ủy quyền) quyết định chi và phải được thực hiện thanh toán theo đúng quy định về chế độ chứng từ kế toán ngân sách.

Đối với các khoản chi thường xuyên: Ưu tiên chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ công chức xã, nghiêm cấm việc nợ lương và các khoản phụ cấp. Các khoản chi thường xuyên khác phải căn cứ vào dự toán năm, khối lượng thực hiện công việc, khả năng của ngân sách cấp xã tại thời điểm chi để thực hiện chi cho phù hợp.

Đối với chi đầu tư phát triển: Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách cấp xã phải thực hiện đầy đủ theo quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản và theo phân cấp của tỉnh; việc cấp phát thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách cấp xã thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

Đối với dự án đầu tư bằng nguồn đóng góp của dân theo nguyên tắc tự nguyện:

Ngoài các quy định chung cần phải đảm bảo mở sổ sách theo dõi và phản ánh kịp thời mọi khoản đóng góp bằng tiền, ngày công lao động, hiện vật của nhân dân. Quá trình thi công, nghiệm thu và thanh toán phải có sự giám sát của Ban giám sát dự án do nhân dân cử. Kết quả đầu tư và quyết toán dự án phải được thông báo công khai cho nhân dân biết.

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng dự toán, nguồn tài chính theo chế độ quy định, nghiêm cấm việc nợ xây dựng cơ bản, chiếm dụng vốn dưới mọi hình thức.

Kiểm tra, giám sát hoạt động ngân sách cấp xã: HĐND xã giám sát việc thực hiện thu, chi ngân sách cấp xã. Các cơ quan tài chính cấp trên thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý ngân sách cấp xã.

1.3.5.3. Quyết toán ngân sách cấp xã

Quyết toán ngân sách cấp xã là việc tổng kết lại quá trình thực hiện dự toán ngân sách năm, nhằm đánh giá lại toàn bộ kết quả hoạt động của một năm ngân sách, từ đó rút ra ưu nhược điểm và bài học kinh nghiệm cho những chu trình ngân sách tiếp theo.

Nội dung của công tác quyết toán ngân sách cấp xã là:

Ban Tài chính xã lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã hàng năm theo biểu mẫu quy định trình UBND xã xem xét để trình HĐND xã phê chuẩn, đồng thời gửi phòng Tài chính huyện để tổng hợp. Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm cho Phòng Tài chính huyện được thực hiện theo quy định của UBND cấp tỉnh.

Về nguyên tắc: Quyết toán chi ngân sách cấp xã không được lớn hơn quyết toán thu ngân sách cấp xã. Kết dư ngân sách cấp xã là số chênh lệch giữa số thực thu và số thực chi ngân sách cấp xã. Toàn bộ kết dư năm trước (nếu có) được chuyển vào thu ngân sách năm sau.

Sau khi HĐND xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán lập thành 05 bản để gửi cho HĐND xã, UBND xã, phòng Tài chính huyện, Kho bạc Nhà nước nơi xã giao dịch (để

làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách), lưu Ban Tài chính xã.

Phòng Tài chính huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo UBND huyện yêu cầu HĐND xã điều chỉnh.

Quyết toán ngân sách cấp xã phải được công khai theo quy định.

1.3.5.4. Thanh tra, kiểm tra trong quản lý ngân sách cấp xã

Có thể nói thanh tra, kiểm tra trong quản lý ngân sách nhà nước nói chung, ngân sách cấp xã nói riêng là yếu tố không thể thiếu trong suốt chu trình ngân sách mà trong đó thể hiện rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp chính quyền trên từng lĩnh vực công tác. Việc kiểm tra, giám sát công tác quản lý ngân sách cấp xã của các ngành, các cấp phải được tiến hành thường xuyên và thường được tiến hành dưới hình thức kiểm tra nội bộ và kiểm tra hành chính.

Mục tiêu kiểm tra và giám sát việc quản lý ngân sách cấp xã là xem xét việc chấp hành pháp luật của các chủ thể thực hiện nghĩa vụ đối với việc hình thành và sử dụng các nguồn thu của ngân sách cấp xã; tính cân đối và hợp lý trong việc phân bổ các nguồn lực tài chính; xem xét mức độ đạt được về hiệu quả kinh tế xã hội của các khoản thu chi ngân sách cấp xã; hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản công.

Trên cơ sở đó, các chủ thể kiểm tra là HĐND cấp xã, UBND cấp huyện, các cơ quan tài chính cấp trên, kiểm toán nhà nước, thanh tra nhà nước.

Nội dung kiểm tra tập trung vào các vấn đề như: phân bổ dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách cấp xã. Thông qua kết quả kiểm tra, các chủ thể được kiểm tra có thể đề xuất các kiến nghị về mặt luật pháp, chính sách và các biện pháp cụ thể nhằm điều chỉnh quá trình phân phối, phân bổ cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính, hoàn thiện việc hình thành và sử dụng các nguồn thu của ngân sách cấp xã.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện ông tá quản lý ngân sáh nhà nướ ấp xã trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)