Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ
1.4. Kinh nghiệm quản lý ngân sách cấp xã của một số địa phươ ng
1.4.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Nam Định
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý ngân sách cấp xã của một số quốc gia, và một số địa phương trong nước có thể rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho tỉnh Nam Định nói riêng và Việt Nam nói chung.
Thứ nhất, việc xác định ngân sách cấp xã tồn tại trong hệ thống NSNN gắn với chính quyền xã là việc làm đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển chung trong tổ chức quản lý bộ máy nhà nước theo hướng dân chủ hoá. Vì vậy việc nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế quản lý trong đó có cơ chế quản lý ngân sách cấp xã là hết sức cần thiết. Cơ chế quản lý Ngân sách cấp xã là một bộ phận cấu thành phụ thuộc vào cơ chế phân cấp quản lý kinh tế xã hội, phụ thuộc vào ngân sách cấp trên, mối quan hệ giữa ngân sách cấp xã với ngân sách cấp trên là mối quan hệ của nguyên tắc tập trung dân chủ. Ngân sách cấp xã vừa phải có tính độc lập tương đối để chủ động thực hiện các chức năng nhiệm vụ của một cấp ngân sách cơ sở, vừa phải phụ thuộc (ít hoặc nhiều) vào ngân sách cấp trên.
Thứ hai,các khoản thu, chi của ngân sách cấp xã được pháp luật qui định cho xã;
chính quyền xã có quyền tự chủ, sáng tạo, tự quản lý, phát triển nguồn thu; tập trung các nguồn lực ở địa phương phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội nhưng không được trái các quy định của pháp luật. Vì vậy xây dựng hệ thống văn bản pháp lý về quản lý ngân sách cấp xã, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã và việc tổ chức vận hành hệ thống cơ chế đó trong thực tiễn là hai mặt của vấn đề hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách cấp xã ở Việt Nam.
Thứ ba, việc tập trung nguồn thu lớn vào NSTW, ngân sách tỉnh, huyện là cần thiết. Nhưng việc phân chia tỷ lệ các nguồn thu phải phù hợp theo hướng tăng thu cho từng cấp ngân sách có khoản thu trên địa bàn nhưng thuận lợi cho điều hành ngân sách chủa chính quyền cấp trên; đồng thời khuyến khích chính quyền cấp huyện, xã tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế xã hội, giải quyết công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động, tăng thu ngân sách và góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn.
Thứ tư, ngân sách cấp xã cần phải có sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên bằng các hình thức khác nhau và ở mức độ khác nhau. Vì đặc điểm tổ chức quản lý tài chính quốc gia nguồn ngân sách thường tập trung chủ yếu vào NSTW, điều kiện nguồn thu ở các xã lại không đồng đều nhau do thuận lợi, khó khăn về điều kiện kinh tế xã hội mỗi xã khác nhau. Do đó chính quyền nhà nước có sự hỗ trợ cho ngân sách cấp xã nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối về ngân sách đảm bảo cho các xã nghèo do điều kiện
khách quan vẫn có nguồn tài chính cần thiết thực hiện chi tiêu những nhu cầu tối thiểu của xã, tương đương với xã có điều kiện kinh tế, từ đó tạo điều kiện thực hiện sự công bằng trên bình diện quốc gia.
Thứ năm, trong công tác quản lý và quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản cần quy định cụ thể trách nhiệm cũng như việc xử lý vi phạm đối với chủ đầu tư và đơn vị thi công, điều này sẽ hạn chế được tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, nâng cao chất lượng công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Như vậy việc quản lý ngân sách cấp xã bằng pháp luật giúp cho việc ổn định ngân sách cấp xã đồng thời bắt buộc chính quyền xã phải thực hiện đúng luật. Mặt khác cũng là công cụ, phương tiện hạn chế ngăn chặn được tình trạng lãng phí, tham ô, quản lý ngân sách tuỳ tiện ở xã.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã tập trung tổng hợp các vấn đề lý luận về quản lý ngân sách cấp xã và phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã; đã làm rõ khái niệm của ngân sách cấp xã và đặc điểm của ngân sách cấp xã; phân tích vai trò của ngân sách cấp xã trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam; đồng thời làm rõ khái niệm quản - lý ngân sách cấp xã; phân cấp quản lý ngân sách cấp xã; tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp xã; các nguyên tắc cơ bản về quản lý ngân sách cấp xã; phân tích nội dung quản lý ngân sách cấp xã cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách cấp xã. Đặc biệt chương 1 đã nghiên cứu kinh nghiệm quản lý ngân sách cấp xã ở một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý ngân sách cấp xã ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Nam Định nói riêng.
Những luận giải lý luận ở chương 1 đã xác lập cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã của tỉnh Nam Định trong chương 2 cũng như xác định đúng hướng các nội dung và các giải pháp cần tiến hành để có thể hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã của tỉnh Nam Định trong chương 3 của luận văn.
Chương 2