Lập dự toán ngân sách cấp xã

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện ông tá quản lý ngân sáh nhà nướ ấp xã trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 55 - 59)

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

2.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã

2.2.2. Thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã

2.2.2.1. Lập dự toán ngân sách cấp xã

a) Phương pháp lập dự toán ngân sách xã:

Việc lập dự toán ngân sách xã tại các xã tại tỉnh Nam Định hiện nay vẫn áp dụng theo phương pháp lập dự toán truyền thống. Hàng năm, căn cứ hướng dẫn của UBND

tỉnh Nam Định, Sở Tài chính tỉnh Nam Định, UBND huyện, Phòng Tài chính Kế - hoạch, UBND các xã tiến hành lập dự toán ngân sách xã cho năm ngân sách tiếp theo.

Trên cơ sở Nghị Quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định; tình hình thực hiện thu, chi của 6tháng đầu năm, ước thực hiện 6 tháng cuối năm; dự toán thu được xây dựng phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương và yêu cầu nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài; dự toán chi bố trí đủ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi theo phân cấp của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Dự toán thu ngân sách xã giao theo từng chỉ tiêu cụ thể; dự toán chi ngân sách xã giao chỉ tiêu chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Trong chỉ tiêu chi thường xuyên chỉ giao cụ thể đối với các sự nghiệp bắt buộc theo mức trung ương giao và tỉnh giao bao gồm: chi sự nghiệp giáo dục; sự nghiệp đào tạo; sự nghiệp môi trường và chi đảm bảo xã hội. Các chỉ tiêu chi khác do các xã quyết định phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

b) Quy trình lập dự toán ngân sách xã ở tỉnh Nam Định:

Quy trình lập dự toán ngân sách xã ở Nam Định gồm 05 bước như sau:

- Bước 1: Hướng dẫn lập dự toán (thực hiện xong trước ngày 30/6 năm báo cáo: + Vào đầu tháng 5 của năm báo cáo, UBND xã ban hành văn bản chỉ đạo và hướng dẫn các ban, ngành, đoàn thể lập dự toán thu, chi của đơn vị tổ chức mình (bao gồm: nguồn ngân sách cấp xã và nguồn thu, chi các hoạt động tài chính (nếu có);

+ Bộ phận tài chính, kế toán xã phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội thu thuế xã (nếu có) tính toán các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (trong phạm vi phân cấp cho xã quản lý). Chuẩn bị số liệu về thu ngân sách cấp xã và các nguồn tài chính trên địa bàn để phục vụ cho công tác xây dựng dự toán;

- Bước 2: Lập, tổng hợp dự toán, thông qua thường trực HĐND và thảo luận với Phòng Tài chính - Kế hoạch (thực hiện xong trước ngày 15/7 năm báo cáo):

+ Các ban, ngành, đoàn thể lập dự toán của đơn vị mình và phối kết hợp với Bộ phận tài chính, kế toán xã thảo luận dự toán xong trước ngày 03/7;

+ Bộ phận tài chính, kế toán xã lập và tổng hợp dự toán ngân sách, nguồn lực tài chính của xã báo cáo UBND xã, trình thường trực HĐND xem xét, hoàn chỉnh dự toán gửi Phòng Tài chính Kế hoạch huyện trước ngày 10/7;-

+ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổ chức thảo luận dự toán với các xã, sau khi thống nhất chỉnh sửa, xong trước ngày 15/7 (Chỉ thực hiện bắt buộc đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, các năm tiếp theo nếu xã có nhu cầu phải đăng ký thảo luận với Phòng Tài chính Kế hoạch);–

- Bước 3:Quyết định và giao dự toán (thực hiện trước ngày 31/12 năm báo cáo):

+ UBND huyện quyết định dự toán ngân sách chính thức cho xã trước ngày 20/12.

+ UBND xã hoàn chỉnh dự toán và phương án phân bổ ngân sách cấp xã gửi đại biểu HĐND xã trước kỳ họp HĐND xã ít nhất là 3 ngày, HĐND xã quyết định dự toán và phương án phân bổ dự toán trước ngày 30/12.

+ UBND xã quyết định giao dự toán cho các ban, ngành, đoàn thể và đồng gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước huyện ngày 31/12;

* Trường hợp dự toán ngân sách cấp xã chưa được HĐND xã quyết định, Uỷ ban nhân dân xã lập lại dự toán ngân sách cấp xã trình HĐND, thời gian do HĐND xã quyết định, nhưng phải thực hiện trước ngày 30/01 năm sau.

- Bước 4: Điều chỉnh dự toán (nếu có):

Điều chỉnh dự toán ngân sách xã hằng năm (nếu có) trong các trường hợp có yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hướng chung hoặc có biến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi.

- Ủy ban nhân dân xã tiến hành lập dự toán điều chỉnh báo cáo Ban Kinh tế Xã hội xã, Thường trực Hội đồng nhân dân xã xem xét, cho ý kiến trước khi trình Hội đồng nhân dân xã quyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Bước 5:Công khai dự toán:

Dự toán ngân sách cấp xã sau khi được HĐND xã quyết định, UBND xã báo cáo UBND huyện và Phòng Tài chính Kế hoạch huyện; trong thời gian 60 ngày kể từ – ngày HĐND xã quyết định dự toán, UBND xã phải thực hiện công khai dự toán ngân sách cấp xã theo chế độ công khai tài chính và ngân sách theo quy định.

Hình 2.2: Quy trình lập dự toán ngân sách xã ở tỉnh Nam Định

(Nguồn: Phòng Quản lý ngân sách Sở Tài chính tỉnh Nam Định)- Bước 1: Hướng dẫn lập dự

toán (thực hiện xong trước ngày 30/6 năm báo cáo)

Bước 2: Lập, tổng hợp dự toán, thông qua thường trực

HĐND và thảo luận với Phòng Tài chính – Kế hoạch (thực hiện xong trước ngày 15/7 năm báo cáo)

Bước 3: Quyết định và giao dự toán (thực hiện xong trước ngày 31/12 năm báo cáo)

Bước 4: Điều chỉnh dự toán (nếu có)

Bước 5: Công khai dự toán (trong thời gian 60 ngày kể từ ngày HĐND xã quyết định dự toán)

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện ông tá quản lý ngân sáh nhà nướ ấp xã trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)