Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
2.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã
2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn tỉnh Nam Định
2.2.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp xã
Tổ chức, bộ máy quản lý ngân sách cấp xã hiện nay ở Nam Định là khá hoàn chỉnh. Thực hiện Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06 tháng 05 năm 2009 của liên bộ Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc UBND tỉnh, cấp huyện; Sở Tài chính tỉnh Nam Định đã sắp xếp các phòng chuyên
môn theo hướng rút gọn (không tổ chức phòng Quản lý ngân sách xã). Nhưng xuất phát từ yêu cầu quản lý và tình hình thực tế của tỉnh; năm 2005 UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và quyết định tái lập phòng Quản lý Ngân sách xã thuộc Sở Tài chính. Theo quy định, phòng Quản lý Ngân sách xã có nhiệm vụ chủ yếu là: tham mưu cho lãnh đạo sở, UBND, HĐND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách về công tác quản lý tài chính, ngân sách cấp xã; Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý tài chính và kế toán ngân sách xã; phối hợp với cơ quan Tài chính cấp huyện tổ chức kiểm tra thường xuyên và theo chuyên đề đối với các xã trên địa bàn.
Đến 01/01/2017 Phòng Quản lý ngân sách xã sáp nhập với Phòng Quản lý ngân sách của Sở Tài chính.
Hình 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Nam Định (Nguồn: UBND tình Nam Định) Ở huyện: Phòng Tài chính Kế hoạch huyện, thành phố đều có tổ hoặc bộ phận - quản lý ngân sách xã từ 02 đến 03 người; mỗi đồng chí phụ trách từ 10-12 xã và do đồng chí Trưởng hoặc Phó trưởng phòng phụ trách chung. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận quản lý ngân sách xã là giúp Trưởng phòng Tài chính Kế hoạch thực hiện - công tác hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng dự toán, quản lý tài chính, ngân sách và thực hiện chế độ kế toán của UBND cấp xã trên địa bàn.
Ở xã: Mỗi xã đều thành lập Bộ phận tài chính, kế toán xã theo quy định tại Thông tư 60/2003/TT BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính; Thông tư số 344/2016/TT- -BTC
HĐND tỉnh
UBND tỉnh
Sở Tài chính (Phòng Quản lý ngân sách xã)
trước 2017
HĐND thành phố (riêng thành phố Nam
Định)
UBND huyện
Phòng Tài chính – kế hoạch huyện (Bộ phận
NSX)
HĐND xã
UBND xã
Bộ phận tài chính, kế toán
xã
ngày 30/12/2016 (áp dụng từ năm ngân sách 2017, thay thế Thông tư 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003) theo đó có 01 đồng chí Trưởng ban là Uỷ viên uỷ ban xã và các thành viên là kế toán ngân sách cấp xã, thủ quỹ là cán bộ kiêm nhiệm. Cán bộ Tài chính xã có trách nhiệm tham mưu cho UBND, HĐND xã trong công tác quản lý tài chính, ngân sách trên địa bàn.
Bảng số 2.1: Thống kê trình độ chuyên môn cán bộ quản lý ngân sách cấp xã Đơn vị tính: người
TT Tên đơn vị
Trình độ cán bộ quản lý ngân sách cấp xã
Tổng số
Trên Đại học
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp Đang
học ĐH- CĐ
Tổng số
Sở Tài chính
Phòng QLNS xã 7 2 5
I
Phòng TC–KH
huyện 20 16 2 2
II Các xã - thị trấn 258 44 11 36 190 13
TP Nam Định 28 4 2 8 22 -
Mỹ Lộc 13 2 2 10 1
Nam Trực 23 6 1 3 15 1
Giao Thuỷ 23 4 1 3 17 1
Xuân Trường 25 11 4 4 9 1
Vụ Bản 21 2 2 18 1
Ý Yên 35 2 1 4 29 3
Hải Hậu 38 5 1 4 30 2
N hĩ H 28 5 3 21 2
Trực Ninh 24 3 1 3 19 1
Tổng 285 2 65 13 36 192 13
(Nguồn: Phòng Quản lý Ngân sách Sở Tài chính tỉnh Nam Định) - Thuận lợi: Từ số liệu thống kê về trình độ chuyên môn cán bộ quản lý ngân sách cấp xã có thể thấy cán bộ quản lý ngân sách xã ở cấp tỉnh và cấp huyện có trình độ chuyên môn khá cao (đại học và trên đại học), điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quản lý ngân sách xã, cụ thể:
Đối với cán bộ quản lý ngân sách xã cấp tỉnh đều có trình độ chuyên môn Đại học và trên Đại học.
Đối với cán bộ quản lý ngân sách xã ở cấp huyện có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ khá cao (80%), còn lại là cán bộ có trình độ Cao đẳng (10%), cán bộ có trình độ trung cấp (10%).
- Khó khăn: Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý ngân sách xã ở cấp tỉnh và cấp huyện đa số có trình độ Đại học và trên Đại học góp phần thuận lợi cho việc cập nhật, triển khai các chính sách của nhà nước. Tuy nhiên đối với cán bộ quản lý ngân sách xã làm việc trực tiếp tại cấp xã trình độ chuyên môn còn khá thấp, cán bộ có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ 17%, cán bộ có trình độ Cao đẳng chiếm tỷ lệ 4%, cán bộ có trình độ Trung cấp chiếm tỷ lệ 73% (trong số cán bộ có trình độ trung cấp có 19%
đang tiếp tục học lên Cao đẳng, Đại học), cán bộ có trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ 5%.
Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý ngân sách xã trực tiếp ở cấp xã còn thấp cũng gây nhiều khó khăn cho việc quản lý và cập nhật, triển khai các chế độ chính sách của nhà nước.