Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Nam Định
3.2.1. Nhóm giải pháp chung
3.2.1.1. Đẩy mạnh cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã nhằm tăng cường trách nhiệm và tính chủ động của chính quyền cấp xã:
Hội đồng nhân dân tỉnh cần phải phân cấp mạnh cho chính quyền cấp xã đối với những khoản thu điều tiết giữa các cấp ngân sách thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, kể cả các đối tượng thu và tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp xã;
thực hiện rộng rãi việc uỷ nhiệm thu các khoản thu theo quy định nhất là các khoản thu liên quan đến đất đai cho chính quyền cấp xã. Như vậy mới nâng cao được tính chủ
động, sáng tạo của chính quyền cấp xã trong công tác quản lý điều hành ngân sách nhằm gắn nghĩa vụ thu với quyền lợi được chi.
Hội đồng nhân dân tỉnh phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội, quốc - phòng, anh ninh; đi đôi với việc tăng cường công tác quản lý, điều hành của chính quyền các xã và vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân xã, của cộng đồng nhằm tiết kiệm chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển, đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng ngân sách.
Hội đồng nhân dân tỉnh cần sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện định mức chi tiêu cho phù hợp với thực tiễn ngân sách xã và có thể áp dụng quy chế chi tiêu nội bộ do ngân sách xã lập trên cơ sở khung tỷ lệ chi quy định về cơ cấu chi ngân sách xã. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác quản lý, kiểm soát chi chặt chẽ tất cả các khoản chi ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước.
3.2.1.2. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong ngành Tài chính và chính quyền cơ sở để thực hiện tốt công tác Ủy nhiệm thu:
Xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống tài chính ở địa phương như: Tài chính, Thuế, Kho bạc Nhà nước tại địa phương, trong đó cơ quan tài chính là nòng cốt trong công tác tham mưu đề xuất và tổ chức thực hiện các chính sách tài chính trên địa bàn; tổ chức giao ban hàng quý để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về thu, chi và quản lý tài chính ngân sách trên địa bàn;
tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ thu nộp ngân sách.
Công tác uỷ nhiệm thu đã triển khai trên diện rộng ở 100% số xã trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên cần thực hiện tốt quy trình phối hợp tổ chức thực hiện thu thuế như sau:
Thứ nhất, Đối với cơ quan thuế: Phải thực hiện tốt việc phối hợp cùng UBND xã xác định cụ thể đối tượng được UNT bao gồm: loại thuế và thu khác, số lượng đối tượng được UNT; Căn cứ vào loại thuế, số lượng, đối tượng được UNT lập dự toán thu cả năm, quý giao cho UBND xã, thị trấn thực hiện; Phối hợp với UBND xã, thị trấn để quản lý đối tượng nộp thuế và xác định các căn cứ tính thuế, mức thuế của từng đối tượng, lập bộ thuế, duyệt bộ thuế và niêm yết công khai căn cứ tính thuế, mức thuế của từng đối tượng nộp thuế. Phát hành thông báo thuế và giao kịp thời cho UBND xã, thị trấn tổ chức thu nộp; Cung cấp kịp thời đầy đủ các biên lai và ấn chỉ cho UBND xã, thị trấn; Hướng dẫn UBND xã, thị trấn các quy định về thu nộp thuế, quản lý và sử dụng
biên lai ấn chỉ thuế; Giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh, miễn giảm thuế, xử lý các vi phạm về thuế.
Thứ hai, Đối với UBND xã: Phải phối hợp với cơ quan Thuế, đội thuế và hội đồng tư vấn thuế xã trong việc xác định căn cứ tính thuế, lập bộ thuế và duyệt bộ thuế hàng tháng, hàng quý, hàng năm; tuyển chọn người có tinh thần trách nhiệm, có phẩm chất đạo đức tốt, không có vi phạm về chi tiêu tài chính, để làm uỷ nhiệm trực tiếp thu thuế; trực tiếp tổ chức việc thu các loại thuế và thu khác được Chi cục thuế uỷ nhiệm thu theo đúng ngày và số thuế ghi trên thông báo thuế; Thực hiện nộp số thuế đã thu đầy đủ và kịp thời vào Kho bạc Nhà nước; quản lý, sử dụng, quyết toán biên lai ấn chỉ thuế theo đúng quy định của ngành thuế, ngành Tài chính; Lập và báo cáo quyết toán số thu, số nộp tiền thuế và các khoản thu ngân sách theo chế độ hiện hành.
Thứ ba,Cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ chính quyền các cấp đối với các xã và các ngành chức năng trong công tác tổ chức thực hiện uỷ nhiệm thu;
Tăng cường công tác kiểm tra trong thực hiện nhiệm vụ của Chi cục Thuế đối với cán bộ UNT; Cần có các hình thức khen thưởng, động viên kịp thời đối với những cán bộ UNT hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời cũng kiến nghị xử lý nghiêm đối với những cán bộ vi phạm nguyên tắc, chế độ, thanh lý và không ký hợp đồng đối với những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ; Tăng cường và duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật nhất là chính sách thuế trên hệ thống truyền thanh từ huyện xuống các xã, từ đó có tác động tích cực đến ý thức chấp hành pháp luật về thuế của người nộp thuế.
Thứ tư,Phải nâng cao chất lượng quản lý theo quy trình quản lý ngân sách cấp xã:
Các cơ quan tài chính trung gian (Sở Tài chính, Phòng Tài chính) cần nghiên cứu, hướng dẫn, tổ chức thực hiện tốt quy trình quản lý ngân sách cấp xã từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, kế toán và quyết toán ngân sách cấp xã theo Luật Ngân sách nhà nước và Thông tư 60/2003/TT BTC của Bộ Tài chính. Đảm bảo toàn bộ các khoản thu, - chi ngân sách phải được quản lý hạch toán đầy đủ qua Kho bạc Nhà nước. Trong quá trình thực hiện phải thường xuyên tổng hợp và phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, chế độ, định mức để các cấp có thẩm quyền xem xét nghiên cứu bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.
Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các xã thống nhất với Đảng uỷ, HĐND xã ban hành quy chế điều hành thu, chi ngân sách cấp xã trên cơ sở quy định hiện hành của Nhà nước và sát với tình hình thực tế của địa phương.
Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác kế toán theo Luật Kế toán nhất là khâu chứng từ ban đầu, mở và ghi chép sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính kịp thời, trung
thực phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, tạo niềm tin cho cán bộ, nhân dân. Tập trung đẩy mạnh ứng dụng tin học vào công tác quản lý tài chính ngân sách cấp xã.
3.2.1.3. Hoàn thiện cơ chế thực hiện dân chủ, công khai trong công tác quản lý ngân sách cấp xã:
Việc công khai tài chính phải đảm bảo rõ ràng cụ thể; Các nội dung yêu cầu được công khai như: Dự toán ngân sách được giao; Quyết toán ngân sách được cơ quan có thẩm quyền duyệt; Kết quả kiểm toán ngân sách do cơ quan kiểm toán công bố theo quy định của pháp luật; Các quy trình thủ tục thu nộp, miễn, giảm, các khoản thu NSNN, cấp phát và thanh toán ngân sách; các khoản huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân; với các hình thức công khai như: qua hệ thống truyền thanh của xã, thôn và các tổ chức văn hóa, thông tin, tuyên truyền cơ sở; Niêm yết công khai văn bản tại trụ sở ủy ban nhân dân xã; thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND xã; tại các kỳ họp của HĐND xã, các cuộc họp của UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và của cuộc họp của thôn; gửi văn bản tới hộ gia đình hoặc Trưởng thôn.
Để thực hiện tốt quy chế dân chủ, nâng cao tính công khai, tính minh bạch, tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình quản lý, điều hành ngân sách cấp xã góp phần làm lành mạnh hoá tài chính ngân sách cấp xã; chúng ta cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất,Đẩy mạnh việc tuyên truyền các nội dung cơ bản của quy chế dân chủ ở cơ sở; thường xuyên thông tin trên các hệ thống thông tin đại chúng ở địa phương các nội dung về công tác quản lý, điều hành thu ngân sách cấp xã như: chính sách về các loại thuế do nhà nước quy định phát sinh trên địa bàn; thông tin về đối tượng, mức thu, tình hình thu nộp, công nợ các khoản thu do xã tổ chức thu, các khoản đóng góp của nhân dân để người dân nắm được, làm cơ sở yêu cầu chính quyền xã thực hiện việc việc công khai theo quy định.
Thứ hai, Chính quyền cơ sở phải thực hiện công khai trong nội bộ cán bộ lãnh đạo xã để tạo sự đồng thuận, nhất trí; công khai trước HĐND để HĐND quyết định, giám sát toàn bộ hoạt động tài chính ngân sách cấp xã nhất là việc huy động, quản lý, sử dụng và quyết toán các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công khai các khoản hỗ trợ trực tiếp của NSNN cho dân được hưởng.
Thứ ba, Cải tiến phương thức công khai thông qua sự giám sát của cộng đồng trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thu và sử dụng các khoản thu ngân sách, nhất là thu đóng góp của nhân dân; nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND trong việc giám sát và quyết định dự toán, quyết toán thu ngân sách, quyết định các
chủ trương liên quan huy động đóng góp của nhân dân bằng biện pháp như: tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tài chính cho Thường trực HĐND xã, đại biểu HĐND xã để thực hiện tốt chức năng tham gia, giám sát, quyết định các nội dung về tài chính ngân sách cấp xã; được tham khảo, nghiên cứu trước những văn bản sẽ thông qua trong kỳ họp cho đại biểu HĐND; được tiếp xúc với người dân để tập hợp ý kiến đóng góp, nắm bắt thông tin phản hồi đối với những công việc của chính quyền mà người dân quan tâm, yêu cầu giải trình những vướng mắc về nội dung những văn bản đó trước khi HĐND xã quyết định phê chuẩn.
Thứ tư, Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền để làm tốt công tác kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện công khai tài chính ngân sách cấp xã, trong đó có công tác thu ngân sách. Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong việc giám sát thực hiện quy trình công khai thu ngân sách. Xây dựng các chỉ tiêu, biểu mẫu công khai rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ của đông đảo quần chúng nhân dân nhằm nâng cao hiệu quả giám sát.